Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020
no image

Covid-19 đang khiến toàn thị trường chứng khoán lao đao với chỉ số S&P 500 bị thổi bay 28,9% trong tháng qua, nhưng những cổ phiếu sau vẫn đang là những điểm sáng của thị trường.

16 cổ phiếu S&P 500, tương đương 3% chỉ số cùng tên đang ghi nhận lợi nhuận trong tháng qua, trong khi 484 công ty còn lại đều chìm trong sắc đỏ, theo dữ liệu của Bloomberg từ ngày 18.2-18.3.

Regeneron là cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong bốn tuần qua với mức tăng 22%. Công ty công nghệ sinh học Mỹ này hiện đang đứng đầu chiến tuyến tạo ra thuốc trị vi-rút corona chủng mới và gần đây đã đạt được những đột phá trong nghiên cứu. Ngày 17.3 vừa qua Regeneron tuyên bố sẽ tiến hành thử nghiệm trên người loại thuốc có khả năng phòng hoặc trị Covid-19.

Cabot là công ty đứng thứ hai trong danh sách doanh nghiệp đang sinh lợi trên thị trường. Đây là một trong số hiếm các công ty năng lượng thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng gây ra bởi dịch bệnh và trận chiến giá dầu giữa Nga và Arab Saudi nhờ tập trung vào lĩnh vực khí tự nhiên. Một nguyên nhân khác giúp cổ phiếu Cabot tăng 21% tháng qua là nhờ chi phí vận hành thấp.

Một cái tên khác đang hưởng lợi từ "nền kinh tế corona" là Gilead Science, một công ty công nghệ sinh học khác cũng đang phát triển thuốc trị Covid-19 và nhà sản xuất khăn khử khuẩn Clorox. Cổ phiếu của cả hai lần lượt tăng 19,7% và 15,9% trong tháng rồi.

Cổ phiếu các công ty thực phẩm cũng đang cất cánh khi người Mỹ bắt đầu ở nhà và mua thực phẩm dự trữ. Kroger - một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất Hoa Kỳ - đã chứng kiến cổ phiếu tăng 14,1%. Trong khi đó cổ phiếu của công ty sản xuất bơ và mứt đậu phộng The J.M Smucker đã tăng 8,7%, General Mills tăng 7,9% và Campbell Soup tăng 4,7%.

Tốp 10 cổ phiếu tốt nhất S&P 500 tháng qua cũng có công ty phần mềm và điện toán đám mây Citrix Systems (tăng 5,9%) và Digital Realty Trust (tăng 4%).

Ngoài ra danh sách cũng có các nhà bán lẻ như Walmart (2,5%), Walgreens (1,8%), Kellogg (3,6%), tập đoàn năng lượng WEC (1,6%), công ty dược Eli Lilly (1,5%) và công ty thực phẩm Hormel Foods (0,02%).

Trong số những cổ phiếu rớt giá mạnh nhất tháng qua, ngôi đầu thuộc về Norwegian Cruise Line, với mức trượt giảm 85% tính từ giữa tháng Hai. Các cổ phiếu du thuyền khác cũng đang trong tình trạng thê thảm tương tự khi đại dịch đang khiến ngành du lịch toàn cầu bị tê liệt, chẳng hạn như Royal Caribbean Cruises và Carnival Corp, với mức giảm lần lượt là 79,7% và 78,1%.
Trong khi thị trường dầu đang căng mình lên vì sức ép của dịch Covid-19 và chiến tranh giá dầu lên cả hai đầu cung - cầu, rất nhiều công ty dầu chứng kiến giá trị cổ phiếu trồi sụt theo biến động giá dầu hằng ngày. Cổ phiếu của Apache và Noble đều sâu hơn mức 84%. Các công ty dầu khí khác cũng không khác mấy khi giá trị cổ phiếu của Oneok giảm 80%, Diamondback giảm 79% và Halliburton giảm 78,7%.

Một nạn nhân khác của vi-rút corona là những doanh nghiệp vận hành sòng bạc như MGM Resorts với cổ phiếu giảm 77,5% và tình trạng thất thoát doanh thu nghiêm trọng.

Đứng chót trong danh sách 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất tháng qua là Alliance Data Systems (giảm 77,5%). Nhà cung cấp dịch vụ khách hàng thân thiết này vốn đã rơi vào tình trạng lỗ trong suốt năm 2019.
READ MORE
no image

Xác suất xảy ra suy thoái kinh tế của Mỹ trong năm tới đang ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc cuộc suy thoái gần nhất vào năm 2009.

Hãy quan tâm đến những kiến thức cơ bản về suy thoái kinh tế này, vì rất có thể Covid-19 sắp khiến điều đó xảy rah

Trong khi đó, Đức - động lực kinh tế của châu Âu và Vương quốc Anh đều đang trên đà suy thoái, ngay cả trước khi virus tấn công, với mức tăng trưởng 0% trong quý IV năm 2019. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - được cho là nơi bắt nguồn của đại dịch, có khả năng đã suy thoái trong quý đầu tiên - lần đầu trong nhiều thập kỷ qua.

1. Suy thoái kinh tế là gì?

Định nghĩa phổ biến nhất của suy thoái kinh tế là giai đoạn GDP thực giảm trong thời gian 2 hoặc hơn 2 quý liên tiếp trong năm.

Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia NBER lại định nghĩa suy thoái theo một cách tiếp cận khác: xem xét các yếu tố như GDP hiệu chỉnh lạm phát, việc làm, sản xuất công nghiệp và thu nhập.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF xem xét một số hiện tượng khác để định nghĩa suy thoái trên quy mô toàn cầu, bao gồm: giảm GDP bình quân đầu người hiệu chỉnh lạm phát, được hỗ trợ bởi sự yếu kém trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dòng vốn, tiêu thụ dầu và thất nghiệp.

2. Suy thoái là không thể tránh khỏi?

Đúng. Kết thúc mỗi chu kỳ mở rộng sẽ có suy thoái, và ngược lại. Câu hỏi thực sự là khi suy thoái kinh tế xảy ra, nó kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng của nó đến đâu.

3. Điều gì kích hoạt suy thoái?

Cái được các nhà kinh tế học gọi là Sự điều độ lớn (great moderation). Đó là khoảng thời gian ổn định tương đối - khoảng 25 năm trên toàn cầu bắt đầu từ giữa những năm 1980 - sau thời gian ổn định lâu dài này sẽ có suy thoái.

Có quan điểm cho rằng suy thoái kinh tế thời hiện đại sẽ không xảy ra nếu không có cú sốc kinh tế bất ngờ như giá dầu tăng mạnh - một nguyên nhân của sự suy thoái của Mỹ trong những năm 1970 và 1980 - hoặc mất cân đối của tích luỹ trước cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Một đại dịch toàn cầu - cản trở việc đi lại, đóng cửa các doanh nghiệp, hủy bỏ các sự kiện thể thao và khiến thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng lao dốc tự do - chắc chắn có khả năng gây ra một cú sốc kinh tế.

4. Covid-19 sẽ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu?

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Group Inc. và Morgan Stanley tin vào điều đó. Và cuộc tranh luận không còn là có suy thoái hay không nữa, mà là suy thoái bao lâu, nghiêm trọng đến đâu.

Các nền kinh tế Nhật Bản, Đức, Pháp và Ý đã bị thu hẹp hoặc bị đình trệ trước khi virus bùng phát, và kể từ tháng 3, Trung Quốc đã chứng kiến sự suy thoái hàng quý đầu tiên trong nhiều thập kỷ. Suy thoái có hiệu ứng dây chuyền. Khi virus lây lan, một quốc gia có thể sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn khi vừa bắt đầu phục hồi trong nước thì đã phải chịu ảnh hưởng của việc cầu từ nước ngoài giảm, bởi các quốc gia khác rơi vào suy thoái.

IMF chỉ ghi nhận 4 cuộc suy thoái toàn cầu bắt từ năm 1960, so với 11 lần được tính ở Mỹ kể từ Thế chiến II theo NBER.

5. Liệu Covid-19 có kích hoạt một cuộc suy thoái ở Mỹ?

Càng ngày càng nhiều nhà kinh tế tin rằng: chu kỳ mở rộng gần 11 năm của Mỹ sắp kết thúc. Nhiều chuyên gia dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong quý 2.

Thời kỳ bất ổn có thể dẫn đến việc mất việc làm trên diện rộng - đặc biệt là những người làm việc trong ngành vận tải hoặc ngành khách sạn. Có nghĩa là động cơ chính của nền kinh tế Mỹ, chi tiêu của người tiêu dùng, có thể sụp đổ.

Không phải ai cũng đồng ý với nhận định trên. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, cho biết vào ngày 15/3 rằng ông dự kiến đại dịch Covid-19 sẽ làm chậm sự tăng trưởng nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

6. Khi nào chúng ta sẽ biết là có suy thoái hay không?

Ngay cả khi chúng ta đang trong thời kỳ suy thoái ngay bây giờ , cũng có thể còn vài tháng nữa mới có tuyên bố chính thức. NBER thường mất khoảng một năm để xác nhận khi nào suy thoái kinh tế bắt đầu.

Một cuộc suy thoái vẫn có thể được thấy rõ trong các dữ liệu và được chấp nhận rộng rãi như là thực tế, cho dù không có bất kỳ tuyên bố nào.

7. Điều gì xác định mức độ nghiêm trọng của suy thoái?

Thứ nhất là mức độ kéo dài. Cuộc suy thoái 2007-2009 kéo dài 18 tháng, khiến nó trở thành suy thoái kéo dài nhất kể từ Đại suy thoái 1920. Cuộc suy thoái năm 1980, ngược lại, chỉ kéo dài sáu tháng.

Thứ hai là mức độ giảm của GDP và mức độ nghiêm trọng của thất nghiệp.

Những cuộc suy thoái tồi tệ nhất có xu hướng đi kèm với sự sụp đổ trong hệ thống tài chính, như đã xảy ra ở Mỹ vào năm 1929 và 2008 .

Thứ ba là phạm vi suy thoái. Cuộc suy thoái năm 2001 tương đối ngắn và nhẹ , phần lớn chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ, với tỷ lệ khiêm tốn so với phần còn lại của nền kinh tế.

8. Chu kỳ mở rộng dài hơn có gây ra suy thoái nghiêm trọng hơn không?

Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland đã tìm thấy rất ít bằng chứng cho thấy, thời gian mở rộng ảnh hưởng đến sự suy thoái sau đó. Tuy nhiên, họ đã chứng minh được rằng những cuộc suy thoái nghiêm trọng (như cuộc khủng hoảng đã kết thúc vào năm 2009) đã tạo ra những mở rộng mạnh mẽ hơn trước.


READ MORE
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020
no image


1. Tiền, thật sự rất quan trọng.
2. Thoát nghèo quan trọng hơn thoát ế.
3. Xinh đẹp thật sự rất có lợi.
4. Người tốt với bạn mãi mãi là cha mẹ bạn.
5. Sống trong xã hội này, bạn phải học cách chấp nhận và chịu đựng. Dù bạn không muốn, nhưng nó vẫn diễn ra thì phải chấp nhận. Dù bạn khó chịu với nó, nhưng chẳng thể thay đổi được thì vẫn phải chịu đựng.
6. Đừng hiểu lầm hành động lịch sự của người ta là có tình cảm với mình.
7. Làm sao để giải sầu? Chỉ có làm giàu lên thôi.
8. Đừng tranh luận với những người có mắt nhìn không giống bạn.
9. Đừng bao giờ dùng tình người đối với những chuyện có thể dùng tiền để giải quyết.
10. Sống thoải mái hơn đi, bạn không có nhiều "khán giả" quan sát bạn đâu.
11. Đừng một mực cho rằng quan hệ xã hội là quan trọng nhất, chẳng có gì quan trọng bằng việc biến bản thân mạnh mẽ, giỏi giang hơn.
12. Mọi mối quan hệ trở nên nhạt nhẽo là vì một người không nói, người kia không hỏi. Hoặc là một người hỏi qua loa, người kia trả lời cho có.
13. Những mối quan hệ mà bạn không thể hòa nhập thì đừng cố ép bản thân hòa nhập.
14. Đừng ngại từ chối người khác, dù sao những người cố tình làm khó bạn cũng chẳng phải người tốt gì.
15. Lúc bạn bắt đầu nói xấu sau lưng người khác thì bạn đã thua rồi. Xem người khác là đề tài để bàn tán, còn người ta lại thấy bạn không xứng để nhắc tới.
16. Không yêu cũng chẳng chết được.
17. Đừng lúc nào cũng để tâm đến ánh mắt của người khác, như thế bạn sẽ sống vui vẻ hơn rất nhiều.
18. Trông bạn đặc biệt cô độc khi cố gắng hòa nhập vào một nhóm nào đó không hợp với bạn.
19. Nếu bạn đúng, bạn không cần nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.
20. Người muốn gặp bạn sẽ trực tiếp hỏi bạn đang ở đâu và đi tìm bạn, người thật lòng muốn cho bạn sẽ không hỏi bạn có cần không.
21. Hóa ra điều quan trọng nhất trong tình yêu là tìm đúng người, chứ không phải bạn nghiêm túc và cố gắng nhiều mà tình yêu chẳng cho lại bao nhiêu.
22. Hy vọng vào người khác chi bằng hy vọng vào chính mình. Không thể nhờ cậy vào ai hết.
23. Chúng ta có thể tự mua son môi, đừng mong mỏi người khác tặng.
24. Nếu bạn sợ làm một việc nào đó, thế thì hãy làm nó đi!
25. Người đọc sách nhiều thực sự khí chất rất khác.
READ MORE
Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020
Jackhammer Nguyễn - Mỹ và Việt Nam cùng im lặng ở Đà Nẵng

Vậy là sau bao nhiêu đồn đoán, cuối cùng chiếc USS Theodore Roosevelt cặp cảng Đà Nẵng ngày 5/3/2020, đúng hai năm sau ngày chiếc USS Carl Vinson cặp Đà Nẵng, và cũng đúng 55 năm toán thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ bãi biển Đà Nẵng (8/3/1965).

Lễ đón đoàn tàu Hải quân Mỹ tại cảng Tiên Sa. Ảnh: VGP
Không rõ có ai trong số những người lính thủy trên chiếc USS Theodore Roosevelt là con cháu của những người lính thủy quân lục chiến năm xưa? Hay có ai trong nhóm bộ đội biên phòng Đà Nẵng đón tàu hôm nay là con cháu những Việt Cộng đụng độ với thủy quân lục chiến Mỹ ở Vạn Tường sau cuộc đổ bộ?

Lịch sử thay đổi ngoạn mục dù ta muốn hay không muốn.

Một điều ai cũng dễ dàng nhận thấy là Theodore Roosevelt không ồn ào như Carl Vinson năm xưa. Lần này ta chả thấy tòa Bạch Ốc lẫn Ba Đình nói gì. Báo chí Mỹ thì bận loay hoay với các cụ già thất thập cổ lai hy người Mỹ: Bernie Sanders, Joe Biden, Donald Trump. Chỉ có một số kênh truyền thông tiếng Việt tò mò tọc mạch, một cái chuyện vẫn còn hấp dẫn người Việt năm châu.

Tôi thấy hai chuyện trong sự im lặng này.

Thứ nhất là hai bên biến chuyện tàu Mỹ lai vãng bờ biển Việt Nam thành một chuyện bình thường (a new normal). Nước Việt Nam cộng sản vẫn luôn “giương cao” chính sách ba không (không căn cứ, không liên minh, không liên minh chống nước thứ ba), để không làm phật lòng “người anh em thù hận” phương Bắc. Thế nhưng, như một nhà quan sát có lần nói với tôi: Cho một cái pháo đài nổi di động đó đậu trong cảng nhà mình, không liên minh thì là gì nữa!

Chuyện thứ hai là Washington chấp nhận trò chơi của Hà Nội, không chọc người Tàu.

Chuyện chấp nhận Hà Nội thật ra đã có từ bốn năm trước, từ khi ông Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Đảng trưởng, bước vào Tòa Bạch Ốc. Lúc ấy ông không kiêm chức chủ tịch, không có một chức vụ danh nghĩa nào ở Mỹ giống ông cả. Nhưng Tổng thống Mỹ tiếp ông, vì người Mỹ thực dụng, biết ông là người có thực quyền.

Nay cũng vậy, người Mỹ biết rằng hải quân còn dùng xuồng ba lá đó lại là đội hải quân có thể quần thảo với người Tàu, chỉ cần cho họ vài chiếc tàu của US Navy đã hoàn toàn khấu hao như chiếc Hamilton chẳng hạn, là họ có thể giúp người Mỹ khá đắc lực ngay.

Sự im lặng của Theodore Roosevelt cũng giống như sự im lặng của Tướng Vịnh khi đi Ngũ Giác Đài, của các tướng Mỹ đến Hà Nội, của các sĩ quan cấp tá Việt Nam đang được đào tạo tại Mỹ.

Hà Nội hiểu rất rõ Washington hơn Sài Gòn hiểu Washington ngày xưa. Hà Nội hiểu rằng, 3.200 cây số bờ biển của Việt Nam sát bên nước Tàu là một chỗ dựa tuyệt vời của Đệ Thất Hạm đội.

Người Mỹ cũng hiểu rằng, cuộc chiến ý thức hệ thời chiến tranh lạnh đã không còn gì nữa. Cuộc chiến ý thức hệ hiện nay nằm ở giữa lòng nước Mỹ giữa Bernie Sanders và Joe Biden chứ không phải giữa Donald Trump và Nguyễn Xuân Phúc.

Hai ông Donald và Phúc không có ý thức hệ gì với nhau hết. Ông Donald cầm cờ đỏ sao vàng của ông Phúc vẫy vẫy rất hồn nhiên (tôi đoán chắc là lần đầu tiên ông thấy lá cờ đó). Ông Donald cũng rất lớn tiếng chống cộng (và cộng đồng chống cộng ủng hộ ông ở hải ngoại vỗ tay hoan hô), nhưng ông chống cộng đây là ông dán nhãn cho ông Sanders thôi, chứ ông không chống ông Phúc đâu, ông thích chơi với ông Phúc.
READ MORE