CHÚNG TA BỊ BÓC LỘT NHƯ THẾ NÀO?
Giang Hoàng
Bóc lột vòng 1: Mỗi năm thu ngân sách của VN khoảng 80 tỷ đô la. Tức là mỗi người dân đang đóng góp gần 1.000 đô cho ngân sách một năm trong khi GDP bình quân đầu người chỉ có hơn 2.200 đô 1 năm thôi. Làm ra hơn 2 ngàn mà bị nó bóc mất gần 1 nửa thì có phải là bóc lột không? Thử nghĩ mà xem, mỗi người góp đến gần 1000 đô 1 năm thì có đến nỗi con cháu chúng ta phải bán mạng lội suối đi học không? Nên nhớ, VN là nước có tỷ lệ thu ngân sách trên GDP thuộc hàng cao nhất thế giới(>30%) cao hơn trung bình của thế giới(~22%) và cao hơn ở các nước giãy chết nhiều(~15%-17%). Vậy mà có đủ cho họ tiêu đâu nên họ phải bóc lột vòng 2 bằng cách in thêm tiền đấy.
Bóc lột vòng 2: Tiền là vật ngang giá. Tiền cũng là công cụ nợ và là công cụ độc quyền của chính phủ/CP vì chỉ duy nhất chính phủ có quyền in tiền. Hãy tưởng tượng...bạn đi làm cả tháng là để hy vọng tiền lương mua được 100kg gạo + 100m vải + 50kg thịt. Và bây giờ họ in thêm tiền ...mà vì tiền nhiều lên trong khi lượng hàng hóa k nhiều lên tương ứng nên vẫn số lương đó bạn chỉ đổi/mua được 80kg gạo + 80m vải + 40kg thịt thôi. Vậy là bạn đã bị cướp mất 20kg gạo + 20m vải + 10kg thịt rồi đấy.
Bóc lột vòng 3: Bản chất của dự trữ ngoại hối chính là thặng dư trong quan hệ thương mại của 1 quốc gia với thị trường thế giới(với VN có thêm phần kiều hối tức là bán sức lao động). Nôm na là tiền lãi của doanh nghiệp/dân vn khi đi buôn với thế giới. VND gần đây bị yếu đi vì bị neo theo đồng nhân dân tệ(đang yếu đi). Quan hệ ngoại thương giữa VN và TQ sử dụng đồng nhân dân tệ chứ không phải đồng USD(chắc chắn là VN bị ép). NHNN vì thế phải bán bớt ngoại tệ mạnh để đáp ứng nhu cầu dự trữ đô la của công chúng(dân và doanh nghiệp) và để cân bằng cán cân thanh toán. Đây chính là tiêu bớt tiền tích lũy được của doanh nghiệp đấy. Đây gọi là bóc lột vòng 3 đấy.
Bóc lột vòng 4: Việc giảm giá trị đồng nội tệ sẽ làm tăng trách nhiệm trả nợ nước ngoài(VN vốn là quốc gia nặng nợ). Thay vì phải chi 22.500 đồng để mua 1 đô la để trả nợ, bây giờ người việt phải bỏ ra 23.500 đồng để mua 1 đô la phục vụ mục đích trả nợ đấy.
Bóc lột vòng 5: VN xuất siêu tức là thặng dư thương mại với Mỹ và hầu hết các nước khác bao gồm cả EU và Nhật. Có nghĩa là VN làm ăn có lãi với hầu hết các nước. Nhưng nhập siêu khủng với TQ(mỗi năm hàng chục tỷ đô) và kết là suốt mấy chục năm VN thâm hụt thương mại. Nôm na là người VN làm ăn lãi với thế giới bao nhiêu thì cúng hết cho TQ. Chúng ta mang đô la đi đổi lấy gì từ TQ? thuốc trừ sâu, dịch tả lợn châu Phi...đội vốn trong tất cả các dự án đầu tư liên quan đến TQ... Nếu biết chi tiêu khéo: mua công nghệ tốt thì sẽ tiết kiệm được khối đô la để trả nợ đấy...không đến nỗi phải đi moi hầm vàng trong vườn của dân để đi trả nợ đâu.
Bóc lột vòng 6: ở đâu thì dân cũng phải đóng thuế cả nhưng khác biệt là ở chỗ tiền thuế của dân chủ yếu được dùng để chi tiêu cho các công trình/dịch vụ dân sinh(giáo dục/y tế phổ thông miễn phí, quốc lộ miễn phí...)...còn ở xứ vệ, chúng ta nộp thuế khá nhiều(tỷ lệ cao hơn hẳn) nhưng các dịch vụ công kia dân vẫn phải trả. Chưa hết, đúng là tiền lương công chức được chi từ ngân sách nhưng công chức của họ phải phục vụ dân còn công chức của ta...đại đa số(k phải tất cả ạ) ...lại hành dân và lại vẫn bắt dân phải chi mới làm việc. Cứ nhìn cách CSGT và CA khu vực hành dân kiếm tiền là thấy.
Còn ai nói chính trị không liên quan đến cuộc sống nữa không nhỉ?
Fb Thị Trường Chứng Khoán Kiểu Mỹ
0 nhận xét