Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020
no image


Kiên Định•Thứ Bảy, 15/02/2020 • 12.1k Lượt Xem
Có một bài viết tựa đề là “10 dấu hiệu đầu tiên về sự suy tàn của các vương triều trong lịch sử” được đăng tải trên mạng internet kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Tuy đến nay không còn mới nữa, nhưng bài viết vẫn còn nguyên giá trị của nó trong việc phân tích các dấu hiệu sụp đổ của một vương triều hay thể chế. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần như bị vây hãm trong ‘thập diện mai phục’.

Tập Cận Bình - dấu hiệu suy tàn

1. Quan dân đối lập, xã hội rối ren
Khi hiện tượng này xuất hiện phổ biến trong nước, thì sự sụp đổ của triều đại sẽ không còn xa. Từ sự diệt vong của triều đại nhà Tần tới nhà Thanh, đều bắt đầu từ sự đối lập giữa chính quyền và nhân dân. Hầu như đều là thảm cảnh quan bức dân phản, tức nước vỡ bờ. Khi xã hội xuất hiện bất ổn, một loạt sự kiện sẽ xảy ra. Việc tăng cường kiểm soát xã hội sẽ làm tăng cường nhân viên quản lý, tăng thêm tiền lương và tăng thu thuế. Tóm lại, càng bận rộn càng hỗn loạn. Bận rộn cho đến khi diệt vong vẫn không biết được những gì đã xảy ra.

2. Hỗn loạn tư tưởng, lòng người hoang mang
Tư tưởng hỗn loạn, dân sẽ không thể một lòng một dạ, nhất tâm đồng lòng. Trước khi sụp đổ, mỗi vương triều đều có sự rối ren nhất định. Tư tưởng hỗn loạn vào giữa triều đại nhà Đường, Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên cùng khởi xướng một cuộc vận động. Đại thể để trấn an ổn định tư tưởng của đất nước, vì vậy sự tồn tại kéo dài gần một trăm năm. Tư tưởng người dân bị rối ren trong triều đại nhà Minh, Vương Dương Minh cùng những người khác đã một lần nữa tìm cách ổn định tư tưởng của đại cục, từ đó giúp triều đại kéo dài 100 năm. Tuy nhiên, có thể nhận thấy dù đất nước được cứu vãn trong một chốc lát, tuy nhiên vương triều rất khó có thể hưng thịnh phát triển trở lại. Nguyên nhân vì khả năng khống chế tư tưởng của chính quyền đã giảm. Điều này có thể thấy rõ trong tư tưởng người dân cuối thời nhà Minh và cuối thời nhà Thanh. Thông thường, vào thời điểm này, các văn nhân sẽ là người chịu trách nhiệm cứu rỗi. Họ sẽ làm mọi thứ có thể để khắc phục nội dung chính của tư tưởng, hoặc sáng tạo lại mới hoặc tiếp tục kéo dài. Lý học của triều Tống và tâm học của nhà Minh chính là ví dụ về điều này. Tuy nhiên, đây là trường hợp thành công, nếu thất bại, đất nước đó sẽ diệt vong nhanh hơn.

3. Tăng cường kiểm soát tất cả các mặt của xã hội
Một vương triều khi vừa thành lập thường không kiểm soát quá nghiêm khắc với xã hội. Tuy nhiên khi dần tới giai đoạn diệt vong, để tận hưởng mọi thứ từ việc thống trị sẽ tăng cường các hoạt động kiểm soát với xã hội và không dám nới lỏng quản lý. Chủ yếu là để ngăn chặn sự tụ tập với quy mô lớn của các tầng lớp xã hội nhằm tăng cường việc chống lại sự thống trị, chẳng hạn như vũ khí. Lắng nghe xã hội và dư luận, đây cũng có thể là nội tâm lo sợ người khác biết mình làm sai của những người thống trị.

4. Tăng cường thu thuế, bóc lột tàn nhẫn của nhân dân
Một trong những dấu hiệu lớn nhất về vương triều diệt vong đó là tăng cường tích lũy tài sản một cách điên cuồng của giai cấp thống trị. Vào cuối thời nhà Minh và Thanh xuất hiện nhiều loại thuế khác nhau. Nguyên nhân vì sự giàu có của giai cấp cai trị tối cao đang giảm dần và không còn cách nào khác ngoài việc tăng cường các loại thuế để duy trì mọi sinh hoạt. Điều này cũng giống như uống rượu để giải khát.

5. Tiền giấy được phát hành một cách vô trật tự, tiền tệ nhanh chóng bị mất giá
Trước sự sụp đổ của mỗi triều đại, nguy cơ khủng hoảng kinh tế là vô cùng nghiêm trọng. Vào thời Bắc Tống và Nam Tống, để giải quyết kinh phí chiến tranh, đã in và phát hành rất nhiều tiền giấy, làm mất giá trị đồng tiền. Người dân tới tấp mua, tích trữ hàng hóa và tiền đồng. Nhà Nguyên và Minh đều đúc rút được rất nhiều từ bài học giáo huấn này. Thời Nguyên Minh đã học được bài học giáo huấn của lịch sử. Việc sản xuất đồng bạc cuối triều Thanh cũng bị ăn bớt nguyên liệu, giảm hàm lượng dẫn đến chất lượng suy giảm. Tình trạng rối ren do loạn phát hành tiền giấy cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế sau thời dân quốc. Một triều đại trước khi sụp đổ, sẽ xuất hiện một bộ phận người nhất định sử dụng quyền lực để chiếm đoạt tiền bạc.

6. Tầng lớp thượng lưu sống mơ màng hoàn toàn không mục đích, tầng lớp hạ lưu sống bần cùng khôn tả
Một triều đại khi đi tới thời điểm này, thì ngày mạt vong sẽ không còn xa nữa. Khi những tầng lớp trên không quan tâm đến sự thống khổ của người dân, cũng chính là khi người dân khởi nghĩa, tạo phản. Khi khoảng cách giàu nghèo giữa hai giai cấp càng ngày càng lớn, là điểm mấu chốt để ‘Vương hầu tướng lĩnh cũng là như nhau’, cũng có nghĩa khi đó người dân không đồng lòng: Họ dựa vào cái gì mà có thể hưởng thụ, mọi người đều là người. Cũng chính là khi nông nô cũng có thể lật đổ chính quyền để hưởng phúc, quan chức hoàn toàn không còn gắn kết với người dân. Là khi hầu hết quan chức chỉ quan tâm đến hưởng thụ cá nhân, không nghe thấy lời thống khổ của dân chúng bên tai. Đây là sự tiền thân dẫn tới sụp đổ của một vương triều. Chính là khi triều đại này đã đi tới sự kết thúc.

7. Thể chế cứng nhắc, không suy nghĩ tới sự thay đổi
Một vương triều vừa được xây dựng còn có thể vận hành tự do, tuy nhiên nếu không được cải biến trong thời gian dài, nhất định sẽ trở nên cứng nhắc, cũng giống như một cỗ máy bị hỏng trong thời gian dài không được sửa chữa. Khi một triều đại xuất hiện tình trạng ngừng phát triển, tư duy không thay đổi, vậy sẽ nhất định đi tới diệt vong. Biểu hiện rõ ràng nhất về tình trạng này là thời nhà Tống. Ban đầu khi xây dựng đất nước có hình thành những thứ rườm rà, dù có sự thay đổi nhỏ, nhưng vẫn bị phái bảo thủ bóp nghẹt. Cuối cùng bị kéo xuống bởi thể chế cũ. Nhà Thanh cũng bị sụp đổ theo cách này.

8. Tầng lớp trung lưu, hạ lưu không có không gian lên xuống, tầng lớp thượng lưu cắt đứt con đường tiến thủ của tầng lớp trung, hạ lưu
Một triều đại mà xuất hiện tình trạng tầng lớp thượng lưu gần như lũng đoạn, trung và hạ lưu không có cơ hội chen lên thì thời gian diệt vong của triều đại đó nhất định không xa. Thời Ngụy, Thục Nam Bắc triều tầng lớp thượng lưu đều bị những thế gia đại tộc lũng đoạn, nên sớm đoản mệnh. Độc quyền con đường tiến thủ cũng tương đương với việc ngăn chặn cơ hội cho các tầng lớp thấp hơn bước vào tầng lớp cao hơn. Những người ở tầng lớp trung và hạ lưu sẽ thất vọng tột cùng và khó có khả năng tìm thấy một lối sống khác. Từ đó dựng cờ tạo phản, chỉ có như vậy mọi người mới có cơ hội bước chân vào giới thượng lưu.

9. Quân đội hủ bại, tham nhũng, tinh thần thấp kém, ham sống sợ chết
Quân đội là gốc rễ để bảo toàn sinh mệnh cho một triều đại, vì quân đội có thể trấn áp lực lượng phiến quân trong nước, lại có thể chống lại sự xâm lượng từ bên ngoài. Khi quân đội hủ bại, tham nhũng, tinh thần binh sĩ thấp kém, ham sống sợ chết thì gặp phải thế lực tạo phản trong nước hay sự xâm lược từ nước ngoài sẽ sợ hãi mà tìm cách nghe ngóng rồi trốn chạy. Nói về việc bảo vệ chính quyền, chính phủ nhà Thanh đã giải quyết vấn đề này rất hiệu quả. Hiệu quả chiến đấu của quân đội nhà Thanh thấp kém, rối ren nhưng cuối cùng nghĩ ra cách giải quyết là tổ chức vũ trang phản động tại địa phương; mặc dù trấn áp thành công Bạch Liên giáo và Thái Bình thiên quốc, nhưng lại hình thành ‘đuôi to’ khó vẫy của quân đội địa phương, thậm chí là quân phản động chống đối không nghe hiệu lệnh. Đến nỗi các lực lượng đồng minh 8 nước xâm chiếm Trung Hoa, liên kết 5 tỉnh phía đông nam.

10. Che đậy khuyết điểm, ca tụng công đứcMột khoảng thời gian trước thời điểm một vương triều diệt vong, nhất định sẽ xuất hiện lượng lớn những bài hát ca ngợi công đức, nịnh bợ. Tại sao lại xuất hiện vào thời điểm này? Vì giai cấp thống trị cần những người này để tự an ủi, lừa dối bản thân. Đối với việc che đậy khuyết điểm, là sự che đậy bao biện chính mình, để tự an ủi tâm lý của chính mình. Tình trạng này xuất hiện là một dấu hiệu dự báo sự suy vong của triều đại.

Sau khi bài viết được đăng tải, có cư dân mạng bình luận rằng: “Các dấu hiệu về sự sụp đổ của ĐCSTQ đều có sẵn, thậm chí còn nhiều hơn 10 dấu hiệu đầu tiên trước khi triều đại sụp đổ.”

Tập Cận Bình được coi là “quân chủ” của triều đại đỏ cuối cùng của ĐCSTQ
Trên thực tế, hơn 6 năm trước, một số người dự đoán rằng ông Tập Cận Bình sẽ trở thành “quân vương” cuối cùng của Triều đại Đỏ của ĐCSTQ.

Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 8 đến 14/11/2012. Ông Tập chính thức trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ tại cuộc họp này.

Bài báo “Tập Cận Bình sẽ trở thành quốc vương cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc“, do biên tập viên Tần Vũ Phi của Thông tấn xã Đức biên soạn ngày 6/11/2012 có đoạn: “Khi ĐCSTQ tổ chức đại hội Đảng chủ chốt và tiến hành chuyển giao lãnh đạo cứ sau mười năm, Một trong những câu hỏi lớn nhất mà nó phải đối mặt là liệu nó có thể chấp chính trong một thập kỷ nữa không.” Bài báo nhấn mạnh rằng vào thời điểm Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ, giai cấp trung lưu đang phát triển đông đảo của đất nước dự tính sẽ chấm dứt sự cai trị của ĐCSTQ kể từ năm 1949 trong nhiệm kỳ 10 năm của ông Tập Cận Bình. 10 năm chính là đến năm 2022 hoặc trước đó.

Về vấn đề này, bình luận viên Trịnh Trung Nguyên của KanZhongGuo đã chỉ rõ, nền kinh tế chính trị hiện tại của Trung Quốc từ phản ánh kế hoạch chỉnh đốn hệ tư tưởng trong Đảng bị sụp đổ, đến những rắc rối của cuộc chiến tranh thương mại bên ngoài, và cuộc biểu tình về luật dẫn độ  tại Hồng Kông, cùng những tồn đọng khiếu nại của người dân bị oan có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, khiến Đảng ở vào thế khủng hoảng. Là người lãnh đạo Đảng hiện tại, ông Tập Cận Bình đang đối mặt với những khó khăn chưa từng thấy.

Sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, ông Tập Cận Bình lấy chiêu bài chống tham nhũng để thanh trừng một nhóm kẻ thù chính trị, bao gồm các quan chức cấp nhà nước như Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch, cũng như cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, những người được coi là “kẻ có dã tâm“. Tuy nhiên, ông Tập đã không tiếp tục truy bắt ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng, mà chọn thỏa hiệp và đổi chác. Vì Tập có súng có quyền, không cần lo lắng, tự nhiên hội nghị Đảng lần thứ 19 mang đầy không khí thỏa hiệp và trao đổi giao dịch. Điều này cũng là một điềm báo cho tình hình khó khăn của Tập Cận Bình ngày hôm nay.

Ông Trịnh Trung Nguyên tin rằng, Tập Cận Bình là “vị vua cuối cùng“. Có hai khả năng trái ngược nhau. Một là ông Tập sẽ chủ động từ bỏ Đảng này, tuy vậy cơ hội này rất nhỏ. Không dễ để ĐCSTQ sản sinh ra một con người dám từ bỏ Đảng. Hai là tình hình thay đổi mạnh mẽ và ĐCSTQ bị hủy diệt, từ đó, ông Tập nghiễm nhiên trở thành người lãnh đạo Đảng cuối cùng.

Trên thực tế, những dự ngôn tương tự về ĐCSTQ kinh điển và thần bí hơn vẫn có. Ví như:

Tháng 6/2002, trên một tảng đá to bị nứt vỡ ra từ 500 năm trước tại Quý Châu, Trung Quốc, người ta vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra 6 chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”. Điều làm các nhà nghiên cứu còn đau đầu cho đến ngày nay là tảng đá và 6 chữ này có cùng niên đại vào 270 triệu năm trước.

Theo ông Trịnh Trung Nguyên, văn hóa truyền thống Trung Hoa tin chắc rằng đây đều là Thiên ý và không coi đó là một chuyện mê tín. Không lâu nữa nó sẽ được công bố và giải khai.


READ MORE
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020
no image

(Có một cuốn sách có tựa đề như trên nhưng tôi chưa đọc cuốn đó).

Kinh tế học vĩ mô là đề tài thú vị và được quan tâm từ khá sớm. Nhưng đến bây giờ những kiến thức có được chỉ đủ cho ta hiểu một số tính chất của nền kinh tế và...dự đoán. Mà dự đoán thì cũng giống như "dự báo thời tiết", đúng sai rất khó nói, dù ta đã có những thiết bị hiện đại như vệ tinh đi nữa.

CÂU CHUYỆN VỀ 2 ANH CHÀNG ĐI BÁN RƯỢU

Có 2 anh chàng vô công rỗi nghề, có vợ rồi mà chẳng chịu làm gì cả. 2 người vợ mới bàn tính với nhau, gom góp một chút vốn để đưa cho 2 anh đi mà kiếm gì đấy để buôn bán!
Sau khi bàn tính, 2 anh chàng quyết định mua...1 hũ rượu to để lên chợ huyện bán! Đường lên chợ huyện phải đi đường sông, 2 anh phải chèo thuyền vào ban đêm để sáng sớm bán ở chợ.
Đường thì xa, đêm khuya thanh vắng, tiết trời lành lạnh, chèo thuyền cũng mỏi, anh chàng ngồi phía đầu thuyền vô tình chạm vào túi áo, tiếng leng keng nhắc anh nhớ là trong túi vẫn còn 10 cắc sót lại, để làm chi phí đi đường. Bỗng một "sáng kiến" chợt lóe lên trong đầu, anh ta nói anh ở cuối thuyền dừng lại và...bán cho anh ta 10 cắc rượu! Anh ở cuối thuyền thấy không có vấn đề gì, vì rượu là để bán mà! Thế là 2 người múc ra 10 cắc rượu, cùng nhau cụng ly, uống, rồi anh đầu thuyền đưa 10 cắc cho anh cuối thuyền.
Câu chuyện vẫn tiếp tục như thế, tức là anh cuối thuyền dùng 10 cắc để mua rượu của anh đầu thuyền để cả 2 cùng uống, rồi anh đầu thuyền lại tiếp tục mua rượu.
Trời gần sáng, hũ rượu cạn queo, 2 anh chàng say chí tử, để mặc cho dòng sông đưa thuyền đi đâu thì đi.
----
Câu chuyện trên cho thấy một "nền kinh tế" hoạt động hết sức nhộn nhịp. Nhu cầu tiền để trao đổi chỉ là 10 cắc (cứ cho là nhỏ so với giá trị của hũ rượu) nhưng nếu cứ mua đi bán lại liên tục thì 10 cắc thậm chí ít hơn cũng đủ rồi!
Thế rồi nền kinh tế kiểu này sẽ sụp đổ như hủ rượu kia, mà những gì còn lại là 10 cắc không có mấy giá trị!

BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN

Đất không thể sinh sôi thêm, người thì mỗi ngày một đông hơn, hoặc nhu cầu tập trung mật độ cao ở các thành phố phát triển khiến giá đất ngày càng cao lên là chắc chắn.
Tuy nhiên giá đất không chỉ tăng theo nhu cầu thực như thế mà còn tăng do dân mua bán, kinh doanh bất động sản. Luôn có những dự án bất động sản mới hoặc các "nhà môi giới" luôn chào bán nhà đất ...ở ngã tư! Đây là ngành hàng có thể mua đi bán lại, càng mua bán thì giá lại càng cao những người môi giới tiếp tục kiếm ra tiền. Người ta không chỉ mua bằng tiền để dành mà còn bằng tiền đi vay. Người ta luôn muốn bán giá cao hơn....cứ thế, giá trị nhà đất sẽ tăng đến một lúc nào đó đùng một phát rất nhiều người mắc nợ, phải bán tháo nhà đất, nợ xấu tràn lan. Nhưng giá đất thì đã thiết lập một "mặt bằng" mới rồi, và khi giá giảm đi "một ít" thì sẽ có những người "có sẵn tiền" mua vào để "giữ giá".

Bất động sản ảnh hưởng hầu như tất cả các ngành hàng khác. Bởi vì người ta phải sống trong nhà của mình(dù là mua hay thuê) và các công ty cũng cần văn phòng, kho bãi hay cửa hàng để kinh doanh. Chi phí cho bất động sản tăng đồng nghĩa với giá thành sản phẩm cũng tăng theo và điều này làm người ta nghĩ tới lạm phát hay tiền bị mất giá! Tiền bị mất giá thì giá bất động sản càng phải tăng hơn nữa vì nó thường được neo theo giá vàng hay giá đô la. Thế là cái vòng lẩn quẩn như thế sẽ khiến nền kinh tế mãi giậm chân tại chỗ hoặc suy thoái.

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Giá trị thặng dư được "nổi tiếng" từ khi Mark nhắc đến nó:
Nguyên liệu (tiền) + sức lao động < Hàng hóa (Tiền thu về từ việc bán hàng.)
Vấn đề ở đây là vì sao người ta đồng ý trả nhiều tiền hơn (có giá trị thặng dư) cho giá thành của hàng hóa?
Ví dụ, 1 ly cà phê sau khi cộng hết tất cả chi phí lại chỉ có vài k VND. Nhưng người ta có thể bán nó với giá hơn 10k hoặc gần 100k?
Giá trị của sức lao động (đúng đắn) sẽ mang lại giá trị to lớn hơn. Ở đây không bàn chuyện ai bóc lột ai, mà nói đây là cái cách nền kinh tế trở nên..."giàu có hơn", vì đã sinh ra thêm giá trị.

THẾ CÒN CỦA CẢI HAY SỰ GIÀU CÓ?

Về mặt cá nhân, một người nếu kiếm được nhiều tiền hơn nhu cầu xài tiền (thu nhiều hơn chi) thì sẽ dần trở nên giàu có. Tức là đến một lúc nào đó người này không cần lao động để kiếm tiền mà chỉ cần xài tiền đã kiếm được cho đến khi .... qua đời!
Tuy nhiên, tiền thì lại mất giá (có thể do...bất động sản tăng giá). Vậy thì người này không thể giàu nếu chỉ tích lũy tiền. Mấu chốt của sự giàu có không phải là sự tích lũy tiền! Vậy thì tích lũy vàng ?(Bởi vì đô la cũng là tiền và cũng bị mất giá). Vàng có thể lên xuống trong một lúc nào đó nhưng nhìn chung không bị mất giá. Người ta nói "miệng ăn thì núi lỡ", dù có nhiều vàng mà cứ xài mãi cũng sẽ hết.
Vậy các quốc gia giàu có là vì cái gì?
Trước tiên cứ nhìn để so sánh xem họ có cái gì hơn chúng ta? Cơ sở hạ tầng của họ rất phát triển, dân họ có thể lái xe hoặc đi tàu điện hàng trăm cây số mỗi ngày để đi làm. Khoa học công nghệ của họ phát triển, vì thế năng suất lao động của họ cao, chất lượng sản phẩm cao. Họ có nhiều tiền, và sử dụng tiền hiệu quả để sinh thêm lợi nhuận. Đó là sự giàu có, những giá trị được tích lũy rất lâu dài trong cơ sở hạ tầng, trong khoa học công nghệ, trong con người, cho phát minh, sáng chế...
Vậy muốn giàu có, thì phải tích lũy giá trị (sức lao động, tiền bạc) vào những thứ đem lại sự giàu có như đã nói ở trên.

VẬY CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC GIÀU CÓ

Trước tiên xin bàn về một loại bình luận trên các báo kiểu như:
- Đánh bắt hải sản là...sát sinh! Và những người này cần bỏ nghề đi!
- Ăn chay là tốt cho sức khỏe, nhân đạo với động vật và...văn minh!
Tôi từng "phản pháo" rằng: nếu những ngư dân không đánh bắt hải sản thì cả hàng loạt các bộ phận kinh tế liên quan đều mất công ăn việc làm. Xăng dầu không bán được, xưởng đóng tàu không hoạt động, những người khuân vác, bán buôn bán lẻ cá, những nhà vận chuyển, chế biến, những người buôn bán ở chợ, những quán ăn, nhà hàng, kể cả du lịch....đều thất nghiệp hoặc giảm mạnh doanh thu dẫn đến sa thải hàng loạt nhân viên!! Con số "ăn không ngồi rồi" này sẽ lớn khủng khiếp và ai sẽ là người nuôi gia đình họ?!
Những người có những bình luận ở trên vẫn "ngoan cố" nói rằng những người bị mất việc ấy sẽ tự tìm được việc khác thôi! Nhưng vấn đề ở đây là nền kinh tế bị mất một "chuỗi giá trị" (nếu các bạn còn nhớ, thì mỗi lần "sang tay" từ người này sang người khác thì sẽ tạo ra giá trị). Nếu những người thất nghiệp chuyển sang ngành khác thì sẽ tạo thêm áp lực cho ngành khác, giá tiền lương chắc chắn sẽ rẻ đi trong khi nhu cầu mua hàng của ngành khác chưa chắc sẽ tăng tương ứng.
Như vậy, mấu chốt của sự giàu có là phải liên tục làm ra những sản phẩm "có giá trị cao", ít nhất là cao hơn giá thành rất nhiều. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, vì những giá trị này cần có sự lan tỏa tích cực kiểu như:
- Nếu chi phí ăn uống rẻ đi, thì tôi sẽ có nhiều tiền hơn để đầu tư cho sức khỏe hay học tập.
- Nếu công nghệ phát triển thì nó sẽ thúc đẩy năng suất ở tất cả các ngành, dẫn đến tăng lợi nhuận.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN CẦN SỰ VẬN ĐỘNG, NĂNG ĐỘNG

Dòng tiền cần lan tỏa một cách trơn tru qua các ngành kinh tế. Nếu bị chững lại ở đâu đó, ví dụ như chi phí bất động sản quá cao, chi phí vận tải cao, thiếu công nghiệp phụ trợ, thiếu chuyên gia (con người), phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu (máy móc, nguyên liệu)...thì tốc độ phát triển lập tức bị ảnh hưởng.
Kinh tế cần năng động, cần luôn tìm kiếm những lĩnh vực mang lại giá trị cao, hiệu quả đầu tư cao. Tức là phải luôn giữ cho thu vượt chi.
Cuối cùng, những giá trị mà nền kinh tế tạo ra phải được tích lũy vào những thứ căn bản, hữu ích như: hạ tầng, khoa học công nghệ, con người (chuyên gia)... đây là những cơ sở, điều kiện vững chắc để giảm chi phí đầu vào, từ đó có lợi thế cạnh tranh, dễ kiếm được lợi nhuận cao hơn.

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN ĐỂ LÀM KINH TẾ

Ráng nói thêm một chút, nhiều người lo ngại rằng nền kinh tế quá phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, ví dụ như: khai thác thủy hải sản, khai thác mỏ, dầu, khai thác rừng... đến một lúc chúng ta không còn tài nguyên thì làm thế nào?
Đây là vấn đề cần khoa học công nghệ giải quyết và người ta cũng không đứng nhìn. Năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế đã và đang được nghiên cứu. Các nguyên liệu có thể tái chế, sử dụng lại sẽ được (hay buộc) phải được tái chế. Những tài nguyên có thể phục hồi như rừng thì phải lo mà trồng. Còn thủy hải sản có thể chuyển sang nuôi trồng hoặc giảm cường độ khai thác....
Sẽ có khó khăn, nhưng tin rằng con người sẽ vẫn "sống sót" nhờ vào khoa học và công nghệ. (Đây là lý do tôi luôn tự hào vì mình là người "trong ngành" :D ).
READ MORE
no image

Khi một người nói rằng họ đang “học kinh tế”, “làm kinh tế”, chúng ta nghĩ đến kinh doanh, tài chính, kế toán, marketing, quản trị,... Nhưng tất cả những ngành đó đều thuộc lĩnh vực kinh doanh (business). Còn nếu mình nói mình đang học kinh tế học (economics), phần lớn mọi người sẽ không hiểu, và ngay cả bản thân mình ngày trước cũng không hiểu. 

Mình là một sinh viên kinh tế, và không thích kinh doanh, mình đã từng nghĩ điều này là dị biệt, và có thể gây bất lợi lớn cho công việc sau này. Còn lý do vì sao mình nghĩ vậy mà vẫn thi thì dài lắm, nhưng thật may mắn vì chính ở nơi này, mình đã biết đến một thứ gọi là "Kinh tế học".


Vậy Kinh tế học và Kinh doanh khác nhau như thế nào?

Kinh doanh là một ngành học rộng thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội, bao gồm nhiều ngành hẹp và chuyên sâu như Kế toán, Tài chính, Quản trị,̀ Marketing. Kinh doanh chỉ xoay quanh về sự vận hành của doanh nghiệp (do đó không bàn đến vai trò của những thực thể khác trong nền kinh tế, ví dụ Nhà nước). Nói đến kinh doanh là nói đến việc làm thế nào để các công ty vận hành/hoạt động hiệu quả, thu được lợi nhuận cao. 

Còn Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm. Nói rộng ra đó là cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Cung và cầu, tỉ lệ lãi suất, tỷ giá, năng suất, lạm phát, thất nghiệp, thương mại giữa các quốc gia,... chính là những chủ thể mà Kinh tế học quan tâm. Môn học cơ bản nhất của Kinh tế học chính là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô, ngoài ra còn có Kinh tế công cộng, Kinh tế phát triển, Kinh tế môi trường, Kinh tế học quốc tế,... 

Kinh tế học có nhiều bộ phận khác nhau:

- Kinh tế học vi mô (Microeconocics) giải quyết các quyết định kinh tế ở mức vi mô, tức là hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp, ví dụ ảnh hưởng của giá đến quyết định mua của một người tiêu dùng. Ngược lại, kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) quan tâm đến những quyết định tổng thể của người dân ở một quốc gia nhất định, ví dụ ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ lệ lãi suất đến tiết kiệm quốc dân. 

- Kinh tế học thuần túy (Pure Economics) gồm những suy luận logic và nguyên lí cơ bản, trong khi kinh tế học ứng dụng (Applied Economics) là sự ứng dụng lý thuyết vào thực tế, dự đoán những kết quả có thể xảy ra dựa trên thông tin có sẵn.

- Kinh tế ngành kinh doanh (Industrial Economics) nghiên cứu về khu vực đoàn thể, công nghiệp và thị trường, bao gồm các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, thuộc nhiều ngành kinh doanh, như sản xuất ô tô, điện, hay thực phẩm. Kinh tế học tài chính (Financial Economics) quan tâm đến các hoạt động tiền tệ, mối quan hệ giữa các biến số tài chính, bao gồm tỉ lệ lãi suất, giá tài sản và cổ phần.


Người nghiên cứu kinh tế học thì được gọi là "Nhà kinh tế học"?

Tất nhiên rồi! Nhà kinh tế học hiểu đơn giản là những người nghiên cứu về nền kinh tế. Công việc cụ thể của họ là:
– Thực hiện các khảo sát, thu thập thông tin rồi phân tích thông tin bằng các mô hình toán học, thống kê
– Giải thích và dự báo các xu hướng kinh tế
– Phân tích tác động của các chính sách kinh tế cũng như ảnh hưởng của kinh tế thế giới tới nền kinh tế quốc gia và từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp…
Không phải mặc áo blouse và suốt ngày ngồi trong phòng thí nghiệm giống như nhà khoa học, nhà kinh tế học có thể nghiên cứu ở nhiều tổ chức khác nhau.
- Nhiều nhà kinh tế học làm việc cho Chính phủ, thu thập và phân tích dữ liệu về nền kinh tế, bao gồm tình trạng việc làm, giá cả, năng suất, tiền lương, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông tin về ảnh hưởng của luật pháp và thể chế.
- Các doanh nghiệp cũng cần những nhà kinh học tế để giúp họ nắm được nền kinh tế sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc kinh doanh của mình, phân tích cầu thị trường và mức cung phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận.
- Các nhà kinh tế học cũng có thể làm việc ở các viện nghiên cứu và dự báo về các vấn đề kinh tế, các nghiên cứu này thường được đăng trên báo và tạp chí.
- Nhiều nhà kinh tế học làm việc cho các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, UN, hoặc giảng dạy ở các trường Đại học kết hợp nghiên cứu.

Vậy làm thế nào để biết mình có phù hợp với Kinh tế học hay không?

Đầu tiên chắc chắn không thể thiếu được sự đam mê. Ngoài ra kiên nhẫn, ham mê nghiên cứu, yêu thích những con số cũng là những yếu tố cần thiết.


Theo đuổi con đường "Nghiên cứu kinh tế" bằng cách nào?

Nghe có vẻ thật vĩ mô! Trong một lần tham dự talkshow "Con đường đến với Kinh tế học", mình đã được nghe rất nhiều người chia sẻ về "con đường" của họ. Có người chỉ là tình cờ, số phận đưa đẩy, có người cảm thấy yêu thích và dần dần tìm hiểu, nhưng tụm chung lại, cứ tìm hiểu rồi bạn sẽ thấy mình bị cuốn vào lúc nào không hay!

Với kinh nghiệm cá nhân, mình nghĩ việc đầu tiên chính là đọc sách. Hơi buồn là mỗi khi search "Sách kinh tế" thì kết quả tìm được hầu như là ... sách kinh doanh. Nếu muốn tìm hiểu những cuốn sách về "Kinh tế học", bạn có thể vào mục "Sách Kinh tế học" của Tiki, hoặc mục "Sách phân tích và môi trường kinh tế" của Vinabook.

Mình có thể gợi ý cho các bạn list sách Kinh tế học mà mình đã và đang tìm hiểu. Những cuốn sách này chỉ là tài liệu tham khảo và khơi gợi cảm hứng, còn muốn tìm hiểu sâu thì phải đọc sách chuyên ngành và những bài nghiên cứu học thuật.

- Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực và Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới (tác giả Daniel Yergin) được coi là bức tranh vĩ đại về lịch sử và kinh tế thế kỷ XX, một nhà kinh tế học không chỉ quan tâm đến kinh tế, mà còn phải quan tâm đến chính trị, xã hội, để hiểu được cách nền kinh tế vận hành.

- Cách nền kinh tế vận hành (tác giả Roger E. A. Farmer) - các học thuyết kinh tế tác động lên những chính sách thế nào và đang hằng ngày ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta ra sao.

- Giải pháp Keynes (tác giả Paul Davidson): trình bày một về những quan điểm nền tảng của kinh tế học Keynes cũng như những giải pháp thực tế rút ra từ đó cho tình hình nguy ngập hiện nay. 

- The big three in economics (tác giả Mark Skousen): cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của 3 nhà kinh tế học vĩ đại Adam Smith, Karl Marx và John Maynard.

- Kinh tế học cấm đoán (tác giả Mark Thornton): những cấm đoán, ngăn cản trong xã hội không những không hiệu quả mà còn có thể làm phát sinh thêm nhiều tệ nạn.

- Kinh tế học hài hước và Siêu kinh tế học hài hước (tác giả Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner): những vấn đề kinh tế dưới những góc nhìn hài hước và thú vị.

Ngoài ra còn rất nhiều cuốn sách khác: Đô-la hay lá nho, Con đường dẫn đến nền kinh tế tự do, Nền kinh tế màu xanh lam, How an economy grows and why it doesn't,... hay các trang web về Kinh tế như saga.vn, economist.com,

Hơn nữa, muốn nghiên cứu Kinh tế học, bạn phải học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ. Ở nước ngoài có rất nhiều trường Đại học đào tạo về ngành này, nhất là các trường châu Âu như Oxford, Cambridge, ...

Mong rằng với những chia sẻ của mình mọi người sẽ tìm thấy cảm hứng tìm hiểu thêm về kinh tế học, để chúng ta có thể bàn luận thêm ở những bài viết sau =))))

Tham khảo:
https://collegegrad.com/careers/economists
http://www.hotcourses.vn/study-abroad-info/study-guides/lua-chon-du-hoc-kinh-te-hay-quan-tri-kinh-doanh/
READ MORE
Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020
no image

Tôi ăn Tết nhàn tênh

Gia đình tôi không phải dọn nhà đón Tết, không nấu bánh, làm mứt, không mua thịt, cây cảnh cận ngày, không cầu kỳ thăm hỏi, lì xì, chúc tụng...

Gia đình tôi theo chủ nghĩa tự do, tự giác, đơn giản hoá mọi thứ, quan niệm ngày nào có tiền là ngày đó Tết. Gia đình tôi (hai vợ chồng và một bé) ngày nào cũng dọn dẹp tươm tất, nên ngày Tết không phải lôi ra vệ sinh gì cả. Gia đình tôi ăn uống lành mạnh, nên không quan niệm phải nấu hoành tráng: không nấu bánh, không làm mứt. Nếu cần thì ra ngoài mua một ít về dùng, vì bánh kẹo người nhà ở nước ngoài gửi về mỗi tháng rất nhiều, không thiếu.

Tôi không hiểu sao phải để tới cận Tết mới mua gà, thịt heo, để phải than là tăng giá, nặng đầu? Vợ tôi mua gà thịt trước cả tuần. Làm sạch, hút chân không, cho vô tủ lạnh là dùng hết Tết. Gia đình tôi chỉ mua ít hoa trang trí bàn khách, bàn thờ. Không quan niệm phải cây này, cây kia... miễn sao đơn giản nhưng phải đẹp.

Bản thân tôi cũng không có thói quen la cà chỗ này, chỗ nọ ăn uống, nhậu nhẹt. Vài lon bia vui vẻ là được, rồi về nhà, ăn bữa cơm tối với vợ con. Đầu năm, gia đình tôi đánh xe đi lễ thờ, du lịch, không quan niệm phải qua nhà ai hay buộc phải tiếp ai những ngày nghỉ. Trong năm gặp nhau chưa đủ sao? Tôi và vợ không nặng chuyện họ hàng, ba mẹ hai bên, và không coi trọng chuyện lì xì nhiều hay ít. Tôi luôn dặn con trân trọng những món quà người khác tặng, dù chỉ là một lời chúc, lời hỏi thăm. Con tôi không bao giờ so đo chuyện lì xì nhiều hay ít. Bản thân tôi cũng vậy, Tết không phải dịp để kiếm tiền. Ai cảm thấy ít, không thích, chúng tôi không cần quan tâm nữa.

Nếu mọi người sống đơn giản, theo chủ nghĩa độc lập, không phụ thuộc thì rất thoải mái và nhẹ nhàng. Tết có đến mà trong người không có đồng nào, nằm trong nhà, vợ chồng cãi nhau thì thôi dẹp Tết gấp. Tết cũng chỉ là ngày nghỉ dài hơn, xôm tụ hơn ngày nghỉ trong năm mà thôi.

Thân gửi những bạn đang nặng gánh ngày Tết.

Tết hạnh phúc

Những tín niệm về hạnh phúc, thành đạt theo quan niệm của số đông vô tình làm ta chạy đua với cuộc sống.

Độc giả Thu Pham nói về những ngày tĩnh tâm, lắng đọng tâm hồn trong những ngày Tết:

Ý nghĩa linh thiêng của ngày Tết đó là lúc ta dành cho bản thân và gia đình chút thời gian để suy ngẫm về quá khứ, hiện tại, tương lai, về những cái được, chưa được và những thay đổi trong tương lai.

Trong khi đó Tết mọi người lại tất bật mua sắm, nấu nướng, thăm hỏi ngoại giao nhiều quá và không thoát ra được vòng xoáy của cuộc đời. Chỉ cần mỗi chúng ta sống chậm đi một chút, giảm bớt những nhu cầu vật chất và tham vọng đi một chút thì chúng ta sẽ có thời gian cho bản thân có cơ hội được sám hối.

Với độc giả Ngọc Đạt, hạnh phúc cho bản thân là giúp đỡ người khác:

Giúp người khác chính là giúp chính mình vậy và mình là người hạnh phúc nhất. Tác giả làm tôi nhớ cha mẹ tôi khi tôi còn nhỏ xíu xiu. Khoảng giữa và cuối thập niên 80. Lúc đó có nhiều người khó khăn quá. Họ rất gầy, gương mặt hốc hác, quần áo vá rất nhiều. Họ thường vào nhà tôi xin gạo, có khi họ mang theo túi rách bươm, mẹ vá lại chiếc túi vải cho họ.

Mẹ thường bảo anh chị tôi lấy nước mời cô, bác, tôi cũng lon ton lấy nước mời. Nếu có chuối thế nào mẹ cũng đem cho cô bác mang về. Có lần sắp hết gạo, tôi nói mẹ, mẹ nói mình còn lúa, sẽ đi xay lúa.

Tôi hỏi mẹ sao mà họ khổ vậy. Mẹ nói cuộc sống có đôi lúc sẽ như vậy nên mình giúp được lúc như vậy mới đáng quý. Mẹ hỏi con có thấy gương mặt cô bác vui không, mẹ hỏi tôi có vui không, tôi trả lời là có vì tôi hay lăng xăng phụ mẹ lắm. Mẹ nói giúp người khác chính là giúp mình vì mình được vui vẻ. Mãi sau này khi lớn lên tôi mới hiểu rõ câu nói đó. Và các anh chị em tôi được nuôi dạy lớn lên trong sự tử tế của cha mẹ. Cầu chúc cho mọi người luôn có mùa xuân thân tâm thường an lạc.

Độc giả Ngọc Hải nói về hạnh phúc:

Nếu ví cuộc sống là chuỗi lựa chọn, có lẽ một trong những điều khó khăn lớn nhất mà ta đối diện là lựa chọn cách sống. Đứng trước lẽ được - mất, mấy ai trong chúng ta đủ can đảm để nhún nhường, thậm chí nhận thiệt thòi về mình?

Để được xem là người thành công - thành đạt, chẳng phải chúng ta luôn phấn đấu nhằm sở hữu nhiều hơn, địa vị cao hơn đó ư? Những tín niệm gắn liền với hạnh phúc/thành đạt theo quan niệm số đông đó đã vô hình trung biến cuộc sống quanh mỗi chúng ta trở thành một cuộc cạnh tranh không khoan nhượng.

Và trong cuộc đua tranh đó, có những người đã để lạc mất lẽ phải tâm hồn, lương tâm mình... Hạnh phúc bền vững đâu phải sự thoả mãn; càng không là phép so sánh hơn nhất (để một cá nhân trong sự tự mãn, tự cho phép mình xem thường người khác).

Hạnh phúc bền vững chỉ có được khi mỗi cá nhân trang bị được cho mình khả năng tìm kiếm, nhận biết lẽ phải; hành xử theo lẽ phải nơi con tim.

Có những khi ta tự vấn: làm người tốt sao khó khăn? Nhưng chừng nào ta sống đúng theo Đạo sống càng nhiều cũng đồng nghĩa ta càng giảm thiểu được sự ăn năn hay sám hối. Làm được điều mà nhiều người cho rằng mình không làm được, chẳng phải là một hạnh phúc lớn lao đó ư?
READ MORE
Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020
no image

Đọc sách không phải cho sang, mà là đầu tư cho chính mình bằng chi phí rẻ nhất.


01

Có câu chuyện kinh điển về vai trò của việc đọc sách được lưu truyền như sau:

Tại một trang trại ở miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức gáy sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông cũng đọc say mê và chưa bao giờ ông quên đọc sách.

Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng ngồi vào bàn đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông: "Ông ơi, cháu cũng đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì vì sao ông vẫn đọc thường xuyên thế ạ?".

Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và nói: "Cháu hãy đem cái giỏ này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!".

Cậu bé làm theo lời ông, nhưng tất cả nước đã chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.

Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói: "Nước chảy hết mất rồi! Lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!". Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.

Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà.

"Ông xem này", cậu bé hụt hơi nói, "Thật là vô ích!".

Ông cụ nói: "Cháu thử nhìn cái giỏ xem!".

Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.

"Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy".

Nếu bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn sẽ nuôi dưỡng cho mình một trái tim và tâm hồn trong sáng. Tác dụng của việc đọc sách phát huy theo thời gian, tích góp theo năm tháng nhất định sẽ có ngày tạo nên điều khác biệt mà có khi chính bạn cũng không thể ngờ tới.

Đọc sách là một cuộc chơi và trước khi chơi, hãy nắm rõ luật: Biết luật, bạn sẽ chơi khôn ngoan, hiệu quả và tiết kiệm thời gian - Ảnh 1.
 
02

Nhà văn Tưởng Phương Chu từng nói: "Giá trị quan của một người không đọc sách là do bản thân của người ấy quyết định". Cứ như vậy, họ nhìn nhận bằng con mắt của người khác, nghe bằng đôi tai của người khác, sống cả đời không mặn không nhạt, không ý vị, dùng quan điểm của người khác cho cuộc sống của mình, ảnh hưởng đến phán đoán của bản thân. Đó chẳng phải là điều đáng buồn và cũng rất đáng thương đó sao?

Giá trị quan của các tin tức trên truyền thông chỉ cho bạn "địa khí", còn đọc sách mới có thể giúp bạn giữ lại "tiên khí". Phần "tiên khí" này sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông, thể hiện khí chất một con người; thậm chí khi bạn không hay không biết có thể thay đổi sự hiểu biết và thế giới trong mắt bạn.

Một quyển sách hay cũng giống như một người bạn chân thành. Người bạn ấy có thể dùng văn tự để lay động tâm hồn và kích thích tư duy của bạn. Ngược lại, nếu một người không chịu đọc sách thì đầu óc của họ sẽ ngày càng lười biếng, tầm nhìn ngày càng nông cạn, dần dần tư tưởng của người đó cũng dừng lại mà không chịu tiến bước, chắc chắn không bắt kịp thực tế.

Nhưng khi đọc sách biến thành thói quen, thì trong thời gian thư giãn nó lại chính là nơi bạn gửi gắm tinh thần, bạn sẽ không còn sợ tịch mịch hay cô đơn, trong lúc chìm đắm vào nội dung cuốn sách bạn còn thể nghiệm được những chân trời mới.

Có một câu nói tiếng anh như thế này: "A house without books is like a room without windows", ngôi nhà không có sách cũng giống như căn phòng không có cửa sổ. Một căn phòng đầy sách mới có thể mang lại sinh khí và ánh sáng. Thông qua các thể loại sách khác nhau, bạn vẫn không ngừng mở mang tri thức, nâng cao bản thân, dưỡng thành thói quen tích cực.

Tuy nhiên, lựa chọn cho mình một cuốn sách như thế nào, cách đọc sách hiệu quả ra sao lại là việc vô cùng quan trọng. Bởi bộ não của con người tựa như một cái thùng chứa, bất cứ cái gì bạn bỏ vào trong đó, chúng đều trở thành đặc tính của cái thùng chứa đó.

Đọc sách là một cuộc chơi và trước khi chơi, hãy nắm rõ luật: Biết luật, bạn sẽ chơi khôn ngoan, hiệu quả và tiết kiệm thời gian - Ảnh 2.

03

Đọc sách là một cuộc chơi và trước khi chơi, hãy tìm hiểu luật: Biết luật, ta sẽ chơi tốt, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Dưới đây là 7 nguyên tắc quan trọng nhất giúp việc đọc sách trở nên hiệu quả và có ý nghĩa, bạn hãy thử áp dụng xem sao!

1.Đọc thường xuyên, ít nhưng đều đặn

Bất kể công việc gì, mục tiêu gì dù to lớn cỡ nào thì cũng đều trở nên đơn giản khi ta biết chia nhỏ chúng ra. Đọc sách cũng vậy. Dù là 1 cuốn hay 100 cuốn, khi biết phân bổ và điều tiết thì thành công luôn nằm trong tầm tay. Việc đọc sách sẽ không còn là gánh nặng mà trở thành niềm vui thích vì mình luôn có cảm giác thành tựu.

Ngoài ra, khi chia nhỏ khối lượng sách và thực hiện việc đọc mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng thích ứng và hấp thụ thông tin hơn là đọc dồn một mạch trong thời gian ngắn (dẫn đến lao lực, căng thẳng) hoặc đọc ngắt quãng quá xa (dẫn đến chán nản, mất kết nối.)

2. Đọc đa dạng

Việc đọc đa dạng các thể loại, các chủ đề và các tác giả khác nhau mang lại rất nhiều lợi ích:

- Trau dồi được vốn từ ở đa dạng lĩnh vực.

- Tiếp xúc và học hỏi được các cách hành văn khác nhau, từ đó tăng cường sự linh động, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện một ý tưởng/vấn đề.

- Tăng khả năng liên kết các ý tưởng từ thể loại này với thể loại khác, từ tác giả này với tác giả khác, từ chủ đề này sang chủ đề khác. Việc này giống như xây dựng một mạng lưới liên kết dày đặc trong não bộ vậy.

- Tìm ra được văn phong của chính mình.

- Hạ bớt cái tôi, chấp nhận những đối tượng khác biệt về quy chiếu.

3. Đọc có hệ thống

Lý Tiểu Long có câu nói kinh điển: "Tôi không sợ người tập một lần 1000 cú đá. Tôi sợ người tập một cú đá 1000 lần", không chỉ đúng trong việc rèn luyện thể thao, thể lực mà trong cả đọc sách hay các công việc khác. Việc chuyên môn hoá, tập luyện từng động tác cho nhuần nhuyễn rồi mới chuyển sang động tác khác và sau cùng mới là phối hợp các động tác với nhau, là tối cần thiết.

Việ đọc có hệ thống giúp rèn được tính kỷ luật và khả năng tư duy sâu về một đối tượng, giúp tăng cường cảm nhận, từ đó nhanh chóng nắm bắt được cách hành văn của một tác giả, phân biệt được sự khác nhau về sắc thái giữa thể loại sách. Nếu đọc ngẫu hứng thì việc cảm nhận các phong cách, thể loại văn học khi chưa được định hình rõ ràng thì đã nhanh chóng bị lu mờ khi ta tiếp cận sang phong cách và thể loại mới. Khi ấy, đọc nhiều nhưng không nắm được cốt lõi.

4. Đọc kết hợp viết review

Kỹ năng này giúp bạn:

- Tăng sự tập trung và tư duy phản biện lúc đọc, vì ban đầu đã đặt lệnh cho não là cần viết review sau đó.

- Tăng cường trí nhớ.

- Tăng khả năng liên tưởng đến các đối tượng tương đồng. Viết review cần sự so sánh với các tác phẩm khác hay liên hệ với các ý tưởng tương tự trong cuộc sống.

- Tăng khả năng nhìn nhận, nắm bắt vấn đề một cách tổng quát.

- Rèn luyện được khả năng sắp xếp nội dung ưu tiên.

- Nâng cao trách nhiệm trong việc đọc, vì sau đó bài review là để chia sẻ với mọi người.

5. Không bỏ dở sách

Trong việc đọc sách, không có thích hay không thích, chỉ có học hay không học được gì. Đọc hết một cuốn sách là thể hiện sự tôn trọng dành cho tác giả và cho cuốn sách đó.

Trong trường hợp đọc trúng một cuốn sách mình cho là dở tệ thì ta vẫn có thể học được cách tư duy nhận biết ưu nhược điểm của nó và tìm cách cải thiện nếu sau này mình có viết một chủ đề tương tự.

6. Tạo điều kiện tốt nhất cho việc đọc diễn ra

Mỗi cuốn sách như một con người. Đọc sách cũng là hình thức trò chuyện, tiếp xúc với người đó. Nếu ta không cho đi những điều tốt đẹp của bản thân (thái độ, tâm thế, sự chú ý) thì cũng không xứng đáng được nhận về những điều tốt đẹp từ họ.

Lưu ý:

- Không nằm đọc sách (dễ buồn ngủ.)

- Không đọc khi đang mệt mỏi, tâm trạng xấu. (Trong tình huống này nên đi ngủ thì hơn.)

- Không đọc nơi thiếu sáng (dễ gây buồn ngủ, chán nản) hoặc dư thừa ánh sáng (mắt bị kích thích, giảm sự tập trung.)

- Hạn chế những yếu tố làm phân tán sự chú ý trong quá trình đọc: Chuông điện thoại, facebook.

- Chọn thời điểm đầu óc minh mẫn và thư thái để đọc sách. Nên cố định giờ cụ thể để tạo cảm giác đọc mạnh hơn vào những lần sau.

- Kết hợp với nghe nhạc (tùy người.)

- Tăng cường uống nước trong lúc đọc sách.

- Rèn luyện thể lực thường xuyên.

7. Tạo thời gian nghỉ

Không nên đọc liền tù tì nhiều cuốn sách liên tiếp. Não cần được nghỉ ngơi và có sự chuẩn bị trước khi bắt đầu tiếp xúc với cuốn sách mới. Đây cũng là bước đệm giúp việc đọc sách trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đọc sách là để rèn luyện tính kỷ luật, khả năng tư duy, sự linh động trong cách tiếp cận vấn đề, chứ không phải để tích lũy thông tin. Các thông tin nào cần thiết và quan trọng sẽ tự được lưu vào vào bộ nhớ. Lúc cần thiết, nó sẽ tự xuất ra (tùy thuộc vào mức độ ấn tượng/quan trọng của nó và sự tập trung của bản thân khi đọc sách.) Nếu nó không hiện ra, chứng tỏ nó không đủ quan trọng với mình. Vậy nên không phải quá bận tâm hay cố gắng ghi nhớ điều gì trong quá trình đọc.
READ MORE
no image

Đặng Xương Hùng

31-1-2020

Một điều chắc chắn là virus Corona chả có liên quan gì đến cuộc gặp bí mật Thành Đô cả. Nhưng hôm nay, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố không thể đóng cửa biên giới một cách đơn phương vì lý do dịch bệnh, thì tôi thấy rất nhiều người trên facebook lại gán nó với Thành Đô, chuyển từ thái độ nghi ngờ sang tin là có mật ước Thành Đô. Tôi xin được chia sẻ thêm một số ý kiến như sau:


1. Thành Đô là địa điểm mà ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng bí mật sang gặp lãnh đạo Trung Quốc vào đầu tháng 9/1990.

2. Mục đích của chuyến đi bí mật này là Việt Nam xin bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà thực chất là xin quy phục Trung Quốc. Lúc đó, lời nói đầu của Hiến pháp ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của Việt Nam.

3. “Vật trao đổi” mà lãnh đạo Việt Nam có trong tay lúc đó để mong đổi được bình thường hóa quan hệ là “giải pháp đỏ” tức là hợp tác giữa những người cộng sản để giải quyết vấn đề CPC và hợp tác cộng sản trên toàn thế giới dưới sự lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc.

4. Nói đến mật ước Thành Đô không phải chỉ là một văn bản được thỏa thuận được ký kết tại cuộc họp bí mật năm đó, mà gồm toàn bộ những biên bản thỏa thuận, hiệp ước, hiệp định và thậm chí cả thỏa thuận bí mật bằng mồm mà hai bên đã cam kết dọc theo chiều dài thời gian kể từ sau cuộc gặp Thành Đô. “Vật trao đổi giải pháp đỏ” không ngang giá với bình thường hóa quan hệ, nên lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ đó đến giờ đã phải trả một giá rất, rất đắt để có được quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng như hiện nay.

5. Cái giá đắt đến mức nào thì cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã ngắn gọn: Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.

6. Thậm chí, người ta có nói đến một mật ước rằng Trung Quốc cho Việt Nam thời hạn 30 năm để gia nhập đại gia đình Trung Quốc. Tôi không hề nghi ngờ có cam kết này vì rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam thời bấy giờ vẫn nghĩ tới một thế giới cộng sản đại đồng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo sau này có làm mờ nhạt được “lời hứa” nói trên, nhưng không lảng tránh được và phải chấp nhận rất nhiều những thỏa thuận bất bình đẳng với phía Trung Quốc. Hiệp định đóng cửa biên giới là một thí dụ, trong muôn vàn những thua thiệt mà Việt Nam hứng chịu trong 30 năm vừa qua, nhất là về biên giới và lãnh thổ.

7. Như vậy, danh sách Cờ 6 sao – Bãi Tư Chính-Đặc Khu – Sách trắng – Dịch bệnh Corona -Thành Đô theo dòng thời gian sẽ ngày càng dài ra, phản ảnh một chuỗi những hậu quả đau đớn do cuộc gặp bí mật Thành Đô gây ra.

8. Theo “truyền thống”, đảng cộng sản Việt Nam bao giờ đến chân tường họ mới chịu xuống thang. Việc phải cử đến phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao trực tiếp đưa ra thông báo về việc đóng cửa biên giới vào thời điểm không lùi được nữa chứng tỏ “truyền thống” trên của họ. Là người đã từng trong cuộc, dẫu sao tôi vẫn có cảm nhận rằng ông Phạm Bình Minh và bộ ngoại giao dũng cảm. Dũng cảm ở chỗ ông không để người phát ngôn bộ ngoại giao làm điều đó mà đích thân ông làm. Dũng cảm ở chỗ lần này xuất hiện không phải để khoe khoang thành tích mà là “thú nhận với toàn dân điều mà mình bất lực”, gián tiếp công nhận sự hèn yếu của mình, của đảng mình.

9. Cuối cùng, tôi có một điều cùng nhân dân trong nước, đặt mình dưới sự trị vì của những kẻ kém cỏi, cho dù ta không muốn làm “chuột bạch” thì thực tế ta vẫn là chuột bạch. Chưa có nhiều người dám nói virus Corona nằm trong chương trình vũ khí sinh học của Trung Cộng, nhưng những nhiệt điện, bô-xít, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường là do Trung Quốc, với sự đồng lõa của lãnh đạo Việt Nam gây ra. Chính chúng ta phải tự hành động để cứu lấy mình, dân tộc mình.
READ MORE