Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
no image

Paul Samuelson yêu trường Đại học Harvard. Tình yêu ấy hoàn toàn không có gì có thể thay thế được. Ở tuổi hai mươi lăm, số lượng công trình nghiên cứu đăng trên các báo của anh thậm chí còn nhiều hơn số tuổi đó. Tuy nhiên, vị trí của anh dường như vẫn còn thấp kém tại Harvard, nơi người ta xếp anh vào vị trí trợ giảng môn kinh tế học, một vị trí có mức lương thấp. Chiếc ghế giảng viên là một viễn cảnh xa vời. Một trong các đồng nghiệp của Samuelson đã được đề bạt lên làm giảng viên vì bản thân người này có một khiếm khuyết - anh ta xuất thân từ vùng Kansas. Còn Samuclson lại xuất thân từ Gary, bang Indiana. Người Kansas không phải là người Do Thái, trong khi Samuclson là người Do Thái.

Năm 1940, Samuelson đã nhận lời mời để chuyển đến mạn cuối bên kia của vùng Cambridge cách đó ba dặm. MIT là một viện chuyên về các môn khoa học và đào tạo kỹ sư, dường như không hề có một khoa nào về kinh tế học cũng như các khóa đào tạo lãnh đạo kinh tế hay chính trị cho nước Mỹ. Trong thời kỳ mà các trường đại học danh tiếng ở phía đông nước Mỹ âm thầm chống lại cộng đồng Do Thái, "chủ trương ngoại lệ" của MIT chính là họ sẵn sàng tuyển dụng một người trong cộng đồng này, miễn là anh ta thông minh.

Sự tập trung vào kỹ thuật của MIT rất phù hợp với tài năng của Samuelson. Samuelson chọn hướng nghiên cứu kinh tế như một môn khoa học toán. Đó là phương pháp tiếp cận đi ngược lại những thông lệ thời ấy. Từ thời Adam Smith đến John Maynard Keynes, kinh tế học đa phần chỉ là những bài thảo luận. Ớ Harvard, kinh tố hục cùng vẫn được nghiên cứu theo phương pháp luận. Nhưng tại MIT, Samuelson phát triển nó thành toán học.

Samuelson thoải mái với các phương trình vi phân như một nhà vật lý vậy. Giấy tờ nghiên cứu của anh chi chít các "định lý" mà anh gọi đó là kết quả. Nhờ vào điểm này, Samuelson đã kết hợp được những lập luận ngắn gọn nhưng sắc bén vào trong bài thuyết giảng và các ấn bản của mình, khiến chúng khác biệt so với vô số những phát biểu buồn tẻ và dài lê thê khác. Samuelson trở thành một giảng viên xuất chúng. Có lẽ không một nhà kinh tế học nào lúc bây giờ có thể tiếp bước thế hệ trước một cách thành công như Samuelson đã từng làm tại MIT. Tầm ảnh hưởng của anh giờ đây vươn xa ra khỏi Cambridge. Năm 1948, Samuelson tập trung các kiến thức bách khoa và sự tinh tế trong ngôn từ của mình vào trong quyển sách "Economics 101" (Kinh tế học 101). Tựa đề đơn giản chỉ là Kinh tế học nhưng như thế cũng là quá đủ đối với một cuốn sách bán chạy nhất trong mọi thời đại. Có lần Samuelson đã nói: "Nếu như tôi có thể viết cuốn sách này, hãy để những ai có mong muốn được viết nên những điều luật của quốc gia."

Samuelson là người theo chế độ dân chủ. Ông là người đã cố vấn cho ứng cử viên tranh cử tổng thống Adlai Stevenson và Tổng thống John Fitzgerald Kennedy các vấn đề kinh tế. Ông vẫn được đánh giá là nhà tư vấn đáng tin cậy dưới thời của Camelot. Giữa thập niên 1960, ảnh hưởng của Samuelson tới các nhà kinh tế học là tuyệt đối và gần như một tay ông đưa danh tiếng khoa kinh tế MIT lên đỉnh cao vinh quang.
READ MORE
Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020
no image

Ngồi đợi may mắn tình cờ, chi bằng hãy nỗ lực giành lấy thành công mà mình muốn.

1. Trong thời đại cạnh tranh, thành công chỉ dựa trên kết quả chứ không kể đến quá trình

Trong thời đại kinh doanh đặt hiệu quả là ưu tiên hàng đầu thì hiệu suất là yếu tố vô cùng quan trọng. Dù bạn có chăm chỉ và bận rộn đến đâu, nếu bạn làm việc thiếu hiệu quả và không đạt được mụa tiêu cần thiết thì tất cả việc bạn làm đều vô ích. Chỉ khi đạt được hiệu quả, những nỗ lực của bạn mới được đền đáp, những vất vả mà bạn phải trải qua mới có giá trị.

Thành công là liều thuốc giải độc tốt nhất cho nỗi đau. Trong thời đại cạnh tranh, thành công chỉ dựa trên kết quả chứ không kể đến quá trình. Mặc dù vậy, nhưng nếu không trải qua quá trình nỗ lực và chăm chỉ thì bạn chẳng thể có được kết quả cho bất kì việc gì.

Sẽ không có bánh nướng rơi từ trên trời xuống và không có bữa trưa miễn phí trên thế giới này. Ngay cả khi bạn tình cờ đạt được sự thuận lợi, bạn không thể gọi đó là thành công, mà nó gọi là may mắn. Và may mắn thì rất khó kéo dài.

Thế giới này sẽ luôn thuộc về kẻ mạnh. Bất cứ ai có một chút kiến ​​thức lịch sử đều biết rằng kẻ mạnh luôn thống trị thế giới, giống như việc các tiêu chuẩn được đặt ra bởi các công ty lớn trong ngành nghề mà họ tham gia.

2. Không còn chuyện có tài năng nhưng không gặp thời, chúng ta đều phải không ngừng tìm kiếm cơ hội

Các nhà tâm lý học đã tiến hành một thí nghiệm như sau: Đặt một con cá sấu đang đói bụng và một vài con cá nhỏ ở hai đầu của bể cá, và chính giữa chúng được chặn bằng một tấm kính trong suốt.

Lúc đầu, cá sấu tấn công những con cá nhỏ không do dự và thất bại, nhưng nó không nản lòng, nó tiếp tục có một cuộc tấn công dữ dội thứ hai, nó lại thất bại và bị thương nặng; các cuộc tấn công lần thứ ba, lần thứ tư ... đều như vậy. Sau nhiều lần không thành công, nó không tiếp tục nữa.

Tại thời điểm này, nhà tâm lý học đã gỡ bỏ vách ngăn ra. Liệu cá sấu có còn tấn công những con cá nhỏ đó nữa không ? Câu trả lời là: nó đã dừng tấn công. Cá sấu nhìn một cách vô vọng những con cá nhỏ đó đang bơi thong thả dưới mắt nó và từ bỏ mọi nỗ lực.

3. Những người muốn "tình cờ" đạt được thành công thay vì “nỗ lực” đều không bao giờ có được nó

Từ thời xa xưa, đã có một câu nói phổ biến ở Trung Quốc rằng: “Mã vô dạ thảo bất phì, nhân vô hoạnh tài bất phú". Câu này có nghĩa là nếu  ngựa không ăn cỏ đêm sẽ không béo, người không có kế hoạch làm việc, kiếm tiền sẽ chẳng giàu sang.

Những người nghèo thường mong chờ vận may, tin vào cơ hội đổi đời trong chớp mắt. Khi không có cách nào để kiếm tiền đường đường chính chính, họ đặt hi vọng vào những nơi cung cấp cơ hội để “bỗng dưng phát tài", chẳng hạn như xổ số, cá cược hoặc sòng bạc, mặc dù xác suất để kiếm được tiền là vô cùng nhỏ. Nhưng với tình hình hiện tại, cơ hội đổi đời như vậy là vô cùng hiếm có.

4. Thành công là một quá trình hình thành và duy trì tính cách độc đáo của riêng bạn

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế dựa trên tự do và bình đẳng, trong khi tự do và bình đẳng chắc chắn phải làm nổi bật tính cá nhân. Đây là một kỷ nguyên tự do và công khai, và thành công phải dựa vào chính bản thân bạn.

5. Che giấu sai lầm thường phải trả giá đắt hơn là thừa nhận sai lầm

Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt đã có bài phát biểu tại một thị trấn nhỏ ở New Jersey năm 1912. Khi ông nói trong bài phát biểu rằng phụ nữ nên tích cực tham gia các cuộc bầu cử, một người nào đó trong khán giả đột nhiên hét lên: "Thưa ông ! Câu này có khác với ý kiến ​​của ông năm năm trước không?".

Roosevelt không hề né tránh hoặc che đậy. Thay vào đó, ông trả lời một cách khôn ngoan: "Năm năm trước, tôi đã có một ý kiến khác, và bây giờ tôi đã nhận ra rằng ý kiến của tôi tại thời điểm đó là sai!". Câu trả lời thẳng thắn, trung thực và chân thành đó không chỉ cho phép người có được câu trả lời thỏa đáng, mà ngay cả những người khác cũng không thể cảm thấy khó chịu.

6. Bạn nên tập trung vào điểm mạnh của bản thân hơn là khắc phục điểm yếu

7 nguyên tắc vàng nhất định phải biết nếu muốn đời lên hương: Không còn chuyện có tài năng nhưng không gặp thời, những kẻ chờ thành công tình cờ mãi mãi không bao giờ có được nó - Ảnh 2.
Nguyên tắc là tận dụng tối đa điểm mạnh của bản thân và tập trung vào cách sử dụng chúng  để tối đa hóa điểm mạnh của mình, cũng có nghĩa là tối đa hóa giá trị của riêng bạn. Đối với cái gọi là thiếu sót, nhược điểm, điểm yếu, chúng ta nên tìm cách tránh, thay vì suy nghĩ về cách khắc phục.

7. Thay đổi công việc nhiều lần mà không có định hướng là sự lãng phí lớn nhất cuộc đời

Vương Trung Dương ở cuốn sách "Người tiếp thị tự tiếp thị" đã có phần "Định vị cuộc sống", trong đó viết rằng: Con người trong cuộc sống, hoặc phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hoặc theo hướng công nghiệp. Bạn không thể "nhảy" giữa các ngành nghề, vì việc thay đổi một cách mù quáng bất kể nghề nghiệp là sự lãng phí lớn nhất trong cuộc sống.

Theo Sohu
READ MORE
no image

Đó chính là hiểu được ý nghĩa và ý thức được mục đích trong công việc và cuộc sống. Các chuyên gia cũng đưa ra những câu hỏi gợi ý để giúp bạn xác định điều này.

Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng Năm trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ của Đại học Michigan dựa trên các phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu về Sức khỏe và Nghỉ hưu 27 năm đã khám phá ra được liều thuốc giúp con người sống hạnh phúc hơn và lâu hơn với công việc. Đó là sự tự ý thức được mục đích trong cuộc sống.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người tự ý thức mục đích sống thường sống lâu hơn so với những người ít thể hiện điều này ra.

Một nghiên cứu khác của Đại học Michigan vào năm 2010 cho thấy làm việc có ý thức và mục đích rõ ràng sẽ khiến động lực, năng suất và khả năng duy trì cao hơn rất nhiều.

Mục đích chính là câu trả lời sát sao nhất cho câu hỏi "Tại sao?".

Mục đích tạo cảm giác trách nhiệm, làm điều xứng đáng hơn với bản thân.

Mục đích gắn kết câu hỏi "bạn là ai" với câu hỏi "những gì bạn cần phải làm".

Mục đích truyền cảm hứng để bạn làm mới, thậm chí thay đổi lại các "cam kết" của bản thân trước đó và kéo dài thêm "list" cần làm hơn nữa.

Đó là lý do tại sao có ý thức về mục đích trong công việc lại có sức mạnh thay đổi cuộc đời một con người đến thế.

Nhưng làm thế nào để tự làm được điều này?

Rất đơn giản, hãy tự đánh giá bản thân.

Trong bài viết được đăng tải trên tạp chí Inc., Scott Mautz - nhà văn, cựu giám đốc điều hành cấp cao của P&G…, đã chia sẻ một số câu hỏi và chỉ cần những câu trả lời trung thực, bạn sẽ xác định được mục đích trong công việc cũng như cuộc sống.

1. Siêu năng lực của bạn là gì?

Câu hỏi này nghe có vẻ quá xa rời thực tế, nhưng không! Bạn nên biết những gì bạn thực sự giỏi và làm thế nào để có thể tận dụng được hết sức mạnh đó như một siêu anh hùng để làm điều tốt cho thế giới!

Khi bạn lựa chọn sử dụng sức mạnh siêu việt cho mục đích của mình thì sẽ còn có sức mạnh lớn hơn nâng bạn lên một vị trí siêu cường khác.

2. Giá trị và niềm tin của bạn là gì?

Điều bạn tin tưởng mạnh mẽ đến mức có thể ảnh hưởng đến hành động mỗi ngày là gì?

Sống đúng với những giá trị của bản thân là một trong những cách đơn giản và trực tiếp nhất.

Hơn thế nữa, khi mọi người ở nơi làm việc thấy bạn sống vô tư với giá trị của bản thân ngay cả trong lúc khó khăn thì điều này cũng có thể truyền cảm hứng đến họ.

3. Bạn sẽ làm không công điều gì?

Hãy chú ý đến những gì bạn mải mê làm mà quên bẵng thời gian. Bạn đang mơ mộng về việc gì?

Không ngờ khoảng thời gian tưởng lãng phí ấy lại mang đến nhiều hơn là mất. Đây có thể là tín hiệu của dự định hay ho nào đó và nếu theo đuổi quyết liệt hơn nữa thì chắc chắn kết quả là những trái thơm.

4. Những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của bạn là gì?

Bạn đã làm gì đặc biết trong những khoảnh khắc này và niềm vui từ đó mang đến cho bạn như thế nào? Hãy lưu giữ nguồn gốc của hạnh phúc vì đó có thể là "manh mối" trên con đường tìm kiếm mục đích cuộc sống.

5. Bạn đã học được gì từ những thành công trong sự nghiệp và chiến thắng?

Bước ngoặt sai lầm trong sự nghiệp không bao giờ là tồi tệ, mà đó chính là kinh nghiệm vô giá sẽ giúp bạn rất nhiều. Suy ngẫm về những gì đã làm trong cả thất bại và chiến thắng sẽ mang lại niềm vui. Bạn là ai trong thời gian đó? Bạn đã làm được và phải đánh đổi điều gì nổi trội để đạt được thành công này? Mục đích không nằm ngoài những câu hỏi này.

Bước ngoặt sai lầm trong sự nghiệp không bao giờ là tồi tệ, mà đó chính là kinh nghiệm vô giá sẽ giúp bạn rất nhiều. Suy ngẫm về những gì đã làm trong cả thất bại và chiến thắng sẽ mang lại niềm vui. Bạn là ai trong thời gian đó? Bạn đã làm được và phải đánh đổi điều gì nổi trội để đạt được thành công này? Mục đích không nằm ngoài những câu hỏi này.

6. Những việc cần làm là gì?

Vấn đề cần phải giải quyết là gì? Bạn có thể đáp ứng được nhu cầu gì của thế giới? Hãy chú ý đến những đích đến cao hơn, lớn hơn bạn và nội hàm của câu hỏi này. Mục đích của mỗi người nuôi dưỡng thứ lớn hơn những gì tưởng tượng.

7. Đồng nghiệp sẽ bỏ lỡ điều gi nếu bạn vắng mặt một hôm?

Câu hỏi này nói lên những đặc điểm từ tính đầy cảm hứng của bạn mà những người khác đều bị thu hút. Những gì bị bỏ lỡ chính là dấu hiệu nhận biết về điều bạn có thể duy trì và phục vụ cho những mục đích của bản thân.

8. Mọi người sẽ nói gì về các dự định của bạn?

Những chi tiết nào mà người khác cảm thấy buộc phải nói về sự vắng mặt của bạn? Họ nói gì về tài năng của bạn? Bạn đã bảo giờ nghe đến câu "Wow, bạn có thể là một..." chưa? Vẫn còn nhiều mảnh ghép trên con đường đến mục đích thật sự.

Vì vậy, có mục đích là để khám phá, kết nối, để sống và làm việc ý nghĩa hơn. Hơn nữa, hạnh phúc và sự hài lòng của bạn sẽ còn kéo dài mãi mãi.
READ MORE