Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019
no image



1. Mỗi ngày
- Không làm cú, ngủ sớm dậy sớm, bảo đảm giấc ngủ 7 tiếng
- Dành 20-60 phút để học tiếng Anh, đọc sách
- Dành 20-40 phút để vận động tay chân
- Ăn chút hoa quả
- Dành 15-30 phút để chăm sóc da (sang lên nào!)

2. Mỗi tuần
- Gọi điện cho bố mẹ ít nhất 1 lần
- Dành 3-12 tiếng học tập hoặc nâng cao một kỹ năng nào đó
- Vào bếp ít nhất 1 lần, học nấu ăn, ít nhất bạn có thể chăm sóc cho bản thân
- Dành 2-6 tiếng tham gia các hoạt động tập thể hữu ích
- Cân 1 lần, kiểm soát tốt trạng thái cơ thể của bản thân
- Dọn dẹp sắp xếp phòng 1 lần
- Dành ra 20-40 phút để suy nghĩ lại, lên kế hoạch

3. Mỗi tháng
- Gửi một lời hỏi thăm cho người bạn đã lâu không liên lạc
- Dành một niềm vui bất ngờ cho người bạn yêu thương
- Hẹn người bạn, người hướng dẫn, đồng nghiệp quan trọng hay thân thiết, mời ăn một bữa cơm
- Dành khoảng thời gian từ 2-4 tiếng để ở một mình, đánh giá lại bản thân trong thời gian qua
- Xem một bộ phim điện ảnh
- Làm quen với một người bạn mới
- Đọc hết một cuốn sách

4. Mỗi quý
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch với hành trình ngắn khoảng 2-3 ngày
- Tặng cho bố mẹ một món quà
- Tặng cho bản thân một món quà
- Hỏi thăm người thân của bố mẹ
- Làm quen với một người rất đáng để bạn học hỏi
- Tham gia 1 một hoạt động giải trí như một buổi biểu diễn ca nhạc, một buổi hòa nhạc, một buổi diễn kịch, một cuộc triển lãm...
- Học thêm một kiến thức hay một kỹ năng mới
- Tâm sự mỏng với người yêu hoặc bạn đời về cuộc sống gần đây
- Duy trì ngoại hình xinh gái, đủ để đi thả thính

5. Mỗi năm
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch từ 5 ngày trở lên
- Kiểm tra sức khỏe toàn diện một lần, dẫn theo cả cha mẹ, người yêu
- Nếu ở xa nhà, hãy cố gắng về nhà ít nhất hai lần
- Dựa theo khả năng kinh tế của bản thân, đưa bố mẹ một bao lì xì thật to
- Sắp xếp lại đồ đạc, loại bỏ những món đồ bản thân không dùng đến nữa
- Đón một sinh nhật khác biệt
- Tự thưởng cho bản thân thứ mình thích, một món quà có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
- Qua sự cố gắng của bản thân ít nhất phải đạt được một điều đáng để ghi lại
- Cố gắng làm một bài tổng kết toàn diện về bản thân trong năm qua, và lập kế hoạch cho năm mới

Bạn cần sống thật tốt qua từng quý, từng tháng, từng tuần, từng ngày...Tích lũy những thành công nho nhỏ sẽ giúp bạn thấy cuộc sống thật ý nghĩa và mình có thể làm những điều lớn lao hơn nhiều!

_____________
READ MORE
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019
no image

Đọc thông điệp đầu năm 2019 của anh Vượng, chắc chả ai ngờ là giờ đây VIN đã bán Vinmart, VinEco, VinPro và Adayroi! thì đóng cửa. Vì anh đã chém là không thu hẹp mà chỉ mở rộng thêm mảng dịch vụ!

Anh Vượng vốn là thần tượng của biết bao người Việt. Đúng thôi, vì anh giàu nhất VN, là tỷ phú đô la. Đương nhiên anh là người giỏi, rất giỏi, nhiều người nghĩ là anh không thể sai. Vì người giàu luôn đúng! Thực tế anh đã từng sai, chẳng qua người ta lấp liếm đi để biến sai thành đúng. Cái sai đầu tiên của anh là tự nuôi quân để thiết kế xây dựng. Giá phải trả không nhỏ, nó khiến anh phải miễn phí dịch vụ 10 năm cho các cư dân “Roi” và “Tham”, là các dự án có thiết kế dở nhất.

Vừa rồi, anh VIN tiếp tục tặng điện thoại Vsmart cho cư dân Vinhomes như món quà tri ân, khiến nhiều người xôn xao, cảm phục! Anh tri ân thật không? Mình cho không. Đó cũng là thủ pháp biến sai thành đúng của VIN, giống như việc tặng phí dịch vụ nói trên mà thôi.

Tại sao lại nhận định như vậy?

Đó là do VIN đã sai khi sản xuất ồ ạt điện thoại với cấu hình thấp, bán không nổi thì đành phải tặng thôi, mà chả còn tặng ai được khác ngoài khách hàng cũ, với cái tiếng là tri ân. Vì điện thoại là món đồ công nghệ, ế thêm 6 tháng nữa thì cho cũng chẳng ai thèm lấy. Mấy cái điện thoại hàng tặng của VIN đang có cấu hình hạng bét so với các loại đt đang bán. Giá khoảng 2 triệu đồng. Cư dân Vinhomes có thu nhập từ trung bình khá đến cao, nên đảm bảo đa số không thèm dùng điện thoại này, họ sẽ đem cho hoặc bán lại. Điện thoại này chỉ hợp với người già và nghèo, trẻ con cũng không thích, do chơi game sẽ yếu.

Có nghĩa là VIN đã định vị sai đối tượng được tặng. Tặng cái người khác không cần là tối kỵ, sẽ khiến cho chiếc điện thoại trở nên bị coi thường, rẻ rúng. Lẽ ra, cư dân phải được tặng loại cao cấp nhất, nhì mới phải.

Cũng có thể, VIN muốn phát tán sản phẩm của mình theo kiểu rẻ tiền như phát tờ rơi ở ngã tư. Những cách đó là cách hạ cấp, không dành cho những sản phẩm được định vị thương hiệu ở mức cao. Hai triệu đồng cho một món quà thì không phải là nhỏ, nhưng thà rằng tặng rau sạch như trước, thì còn giá trị hơn. Vì rau sạch là sản phẩm cao cấp tuy giá trị thấp.

VIN có thêm chính sách bán bia kèm lạc là tặng xe Fadil hoặc voucher mua xe trị giá 350 triệu đồng khi mua shop house. Hành động này cũng gặp phải vấn đề gần giống. Vì xe Fadil là thương hiệu cấp thấp, dân có vài chục tỷ mua shop house của VIN sẽ ko mua xe đó. Thậm chí các dòng sedan hay SUV cũng rất khó để thuyết phục những người có mấy chục tỷ. Vì người giàu thì cần thương hiệu và sự an toàn tính mạng.

Nhưng việc kèm lạc đó lại khiến cho người mua đặt ra câu hỏi, phải chăng giá nhà đã bị đẩy cao thêm 350 triệu đồng để bù vào cái xe?! Thủ thuật bán hàng đương nhiên là phải thế. Chính điều đó có thể khiến cho việc bắt buộc kèm lạc này làm giảm đi khả năng tiêu thụ shop house, cho dù voucher có thể bán lại (kiểu gì cũng chỉ bán được nhiều lắm là giá 300 triệu đồng thậm chí thấp hơn hoặc khó bán).

Động thái thứ 3 của VIN là công bố mỗi chiếc xe bán ra VIN chấp nhận lỗ 300 triệu đồng! Cách quảng bá sản phẩm này khá cũ và rẻ tiền. Giống hệt đi mua rau ngoài chợ. Người bán luôn mồm kêu phải chịu lỗ hoặc lãi không đáng kể dù có thể họ đang chặt chém. Kiểu ấy may ra bịp được các mẹ bỉm sữa.

Phải chăng VIN đã thay đổi cách PR, thay vì theo hướng chảnh chó thì hạ cấp, bình dân hóa?! Họ đang tự mâu thuẫn khi quảng cáo xe luôn mồm có từ đẳng cấp nhưng lại khoe là bán lỗ? Ai tin?

Mình cho rằng, thời điểm hiện tại là thời điểm khó khăn nhất của VIN, có thể nói là đứng trên bờ vực. Tuy tiền họ còn rất nhiều nhờ vào bất động sản siêu lợi nhuận, nhưng họ lại đang sở hữu 2 cỗ máy đốt tiền là ô tô và điện thoại. Nếu 2 ngành này mà không kịp có lãi sớm trong vòng 3-5 năm tới, thì có thể nó sẽ giết chết VIN. Vì BĐS sẽ ngày càng khó khăn, do thị trường dần tới điểm bão hòa. Bão hòa không phải do đa số dân đã có đủ nhà, mà là do người có đủ tiền mua nhà Vinhomes thì đã mua đủ. BĐS còn có chu kỳ suy thoái, nếu điểm đáy rơi vào trước khi 2 ngành công nghệ, chế tạo này có lãi thì VIN sẽ chết hoặc tan rã.

Lưu ý là các dự án BĐS của VIN phần nhiều là đã chạy thủ tục từ thời Thủ tướng 3X, dễ hơn thời điểm này nhiều. Khi mà anh em quản lý rón rén hơn trước, vì sợ vào lò. Mà dự án BĐS thành bại thì phụ thuộc chính vào quan hệ, để chạy thủ tục được nhanh. BĐS cũng là ngành mà có nhiều khoản chi bẩn nhất. Thế mạnh của VIN chính là việc mua lại đất công ở vị trí trung tâm để xây chung cư. Các dự án đó khó mà tránh khỏi có tiền nổi tiền chìm và lợi thế quan hệ mang tính quyết định.

Việc bắt anh Vũ, em trai anh Vượng, thực tế là cú dằn mặt của bác cả. Đó là lời cảnh báo chính anh, nếu anh không “làm người tử tế” thì anh cũng có thể bị hốt. Việc xử lý nguyên thứ trưởng Bộ QP, do liên quan đến việc bán đất QP, chắc chắn khiến anh phải suy nghĩ.

Việc bán Vinmart, VinEco, đóng cửa VinPro, Adayroi! (chắc do không ai mua), đơn giản là để cắt lỗ chứ không phải như những lời hoa mỹ mà báo chí, seeder bơm thổi. Theo mình biết thì mấy thứ này chưa bao giờ lãi, hoặc lãi rất ít. Nhưng vì BĐS có nhiều khoản tù mù, nên cần những thứ đó để xào nấu. Sắp tới, do BĐS bị thu hẹp, nên những những thứ đó phải bị đẩy đi thôi. Sản xuất ô tô, điện thoại, TV thì không cần phải xào nấu gì đáng kể so với BĐS.

Nói gì nói, mình ủng hộ anh Vượng chuyển hướng sang sản xuất, vì dù sao nó cũng bền vững hơn là BĐS. Nhưng thời điểm này, mình thấy lành ít dữ nhiều. Số phận của VIN sẽ phụ thuộc vào canh bạc Vinfast, VIN đặt cược cả tập đoàn vào đó. Vì thế, VIN có thể sánh vai được với các tập đoàn công nghệ thế giới hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào công PR, định hướng dư luận, để thuyết phục khách hàng. Không hề đơn giản.

Thế giới công nghệ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, những hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Motorola, Palm One, RIM (Blackberry), Ericson, IBM, HTC… một thời đình đám có thể chết hay ngắc ngoải sau 5 năm. Hàng chục năm nay, ngoài Tesla, cũng không thấy có hãng ô tô nào mới nổi lên nhanh kiểu thánh Gióng, mà chỉ thấy các hãng hàng trăm năm tuổi chết đi hoặc bị bán.

Nhiều người so sánh Vinfast với các hãng xe Nhật, Hàn, để kích động tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Họ sai lầm khi không thấy điều khác biệt rất lớn là lúc đó người dân Nhật, Hàn yêu nước thật sự, lòng dân về 1 mối, họ chấp nhận hi sinh quyền lợi cá nhân để vun đắp cho các hãng nội địa. Còn VN, lòng yêu nước đang bị phân hóa, anh em yêu nước cũng đông nhưng anh em chửi nước cũng đông, lòng dân ly tán, thì kích động được 1 ông yêu nước thì bị 3 ông ghét chế độ kéo ngược lại. Đó là thử thách lớn nhất của VIN trong công tác PR.

Mình thấy phương án PR của VIN có 1 sai lầm mang tính chiến lược, đó là chơi kiểu tư duy nhị nguyên, địch ta. Tức là cố tình đẩy mình vào thế là kẻ thù của anh em phản động. Tinh thần dân tộc đâu buộc phải đồng nghĩa với yêu chế độ. Mà thành phần phản động sẽ càng ngày càng đông, đó là tương lai của đất nước, như thế khách hàng tiềm năng của VIN sẽ càng ngày càng giảm.

Doanh nghiệp nội địa đi theo hướng PR dân tộc là đúng, nhưng vẫn có thể đi 2 hàng, phải để đường lùi, nhỡ sau này chế độ thay đổi thì DN vẫn phải trường tồn.

Tất nhiên PR kiểu 2 hàng là rất khó, cần trình cao, làm sao để không mất lòng phe nào. Nhưng không phải là không thể làm được. Ví dụ như phe anh 3X, rõ ràng là CS, nhưng nhóm PR của ảnh vẫn chăn được khối anh em dân chủ. Thế là cao thủ.

Dương Quốc Chính


(FB Dương Quốc Chính)
READ MORE
no image

Nói thật đi, bạn có nhớ 10 năm qua, mình đã có được những điều gì mình từng dự định, hay đã học được những bài học mới từ những sai lầm và trải nghiệm?
Lời hồi đáp 2010s: Bạn đã làm được gì trong suốt 10 năm qua? - Ảnh 4.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, trong suốt 10 năm vừa qua, mình đã đật được những điều gì? Học được những bài học gì và có những trải nghiệm gì? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua hashtag #10dieutoihocduoc để cùng nhìn lại 10 năm đầy ý nghĩa của thế hệ này nhé!
Bạn đang nghĩ rằng có phải quá "cliche" khi cứ tới cuối năm lại ngồi "hồi đáp", nhớ lại về một năm đã qua không? Tôi cũng không phải người hay có thói quen nhìn lại một năm thường xuyên, hoặc chí ít chỉ nghĩ trong đầu chứ không viết ra. Nhưng một thập niên đã trôi qua, 10 năm cuộc đời đã lần hồi về quá khứ. Thập niên 2010s, chẳng phải vốn là một điều đặc biệt với những lần đầu phải không?
Cuối năm 2009, tôi mới biết dùng Facebook, mạng xã hội vẫn còn manh nha với rất ít tính năng. Sự lan tỏa - tính "viral", là điều còn quá mới mẻ khiến người ta ít có động lực viết và chia sẻ trên Facebook. Hồi đó cũng ít trào lưu như bây giờ, 9x vẫn còn quá trẻ để viết ra những thứ truyền cảm hứng hay xúc động như vậy, 8x là một lớp người thực tế hơn còn 7x hay 6x sẽ chẳng bận tâm tới Facebook. Đến năm 2019, mọi thứ đã khác xưa rất nhiều - chúng ta có nhu cầu chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ và kết nối hơn bao giờ hết. Đó là động lực bên trong để tôi, và bạn, muốn nhìn lại quãng đường 10 năm đã trôi qua của mình. Còn động lực bên ngoài ư?
Cả một thế giới đầy biến động, cả một tuổi trẻ đầy mơ mộng. Những con đường mở ra, những cánh cửa đóng lại và cuộc đời vẫn chưa dừng lại.
Thập niên 2010s, tôi bước vào đại học rồi ra trường đi làm. Số năm tôi ngồi trên ghế giảng đường cũng ngang ngửa như quãng thời gian tôi lăn lộn với công việc. 10 năm ấy với tôi như một chiếc bập bênh, bên kia là học hành và thời sinh viên nhiệt huyết, bên này là ngày tháng làm quen với công việc với vấp ngã, đứng dậy rồi lại… vấp ngã. 10 năm nào chẳng có người bước ra khỏi trường học nhập cuộc vào biển lớn? Nhưng 10 năm của thập niên 2010s, hành trình học hành - công việc của chúng tôi được kể đan xen với nhiều hơn câu chuyện trầm cảm, khủng hoảng tuổi trẻ, vấp ngã, người trẻ Millennial biến động, kỳ vọng và thất vọng. Đó là 10 năm tôi được nghe không biết bao câu chuyện về những trăn trở cuộc đời, trượt dốc tinh thần, một lá thư xin việc bị từ chối giữa thị trường lao động đầy cạnh tranh, một lần buồn bã khi cánh cổng du học đóng lại. "Tao buồn quá", "Mày thấy tao có tệ quá không?", "Rồi tương lai mình sẽ như nào nhỉ?"; Facebook Messenger mà có thể lên tiếng, nó sẽ đòi trả lại hết nỗi buồn cho người dùng vì quá tải.
Nếu thập niên vừa qua đã là một quãng đường tệ nhất bạn phải đi, chắc chắn 10 năm tới sẽ bớt chông chênh hơn. Chúc mừng tất cả bạn bè của tôi và cả những người xa lạ ở bất cứ đâu trên thế giới, nếu bạn đọc được những lời chia sẻ này, chúng ta đã bước qua quãng đường 10 năm "thành công", chí ít cũng có chút thời gian bình tâm để nhìn lại một phần tuổi trẻ.
Thử bắt đầu bằng 10 điều chúng ta đã đạt được trong thập niên vừa qua đi, tôi trước.

1. Bước vào trường đại học thành công và hiên ngang rời khỏi trường đại học dù nỗi lo thất nghiệp đè nặng lên vai. Hóa ra mọi thứ không màu hồng như người ta nói.

2. Có một cuốn sổ tiết kiệm nhỏ để chứng minh tài chính khi đi du lịch

3. Đặt chân được tới hơn 10 quốc gia, yay!

4. Cái khó không phải là có thêm nhiều bạn, cái khó là biết buông bỏ những mối quan hệ độc hại và chấp nhận rằng càng lớn sẽ càng có ít bạn bè.

5. Nhận ra rằng 30 không phải là 20 lần hai. 30 là 30 - là khi sức lực và trí lực đã suy giảm. Thực tế cuộc sống khắc nghiệt vậy, đừng tô hồng nó.

6. Có trong tay thêm nhiều trách nhiệm cần phải đương đầu khi bước vào thập kỷ tiếp theo. Bỗng nhớ hồi đi học, cuộc đời nhẹ bỗng.

7. Hiểu được mình hơn, trong chính bản thân mình và trong mối quan hệ với xã hội. Tự dưng phải "nhét" vào đầu nhiều chính trị, lịch sử, triết học, xã hội học hơn; không còn hỏi "tại sao tôi phải quan tâm tới nước Mỹ hay Trung Quốc"?

8. Biết được đam mê và tìm được con đường cho bản thân: Viết lách.

9. Từng chán ghét việc học cho tới giữa thập kỷ và nhận ra rằng nếu không có kiến thức - dù là từ trường lớp hay đời sống, bạn sẽ bị lãng quên giữa dòng đời.

10. Chấp nhận bản thân là một cá thể không hoàn thiện.

10 năm là khoảng thời gian dài với nhiều người để quên đi số quần áo bạn đã mua, chính xác cuốn sách bạn đã đọc hay những lần ăn chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng của tuổi trẻ. Nếu bạn không nhớ mình đã đạt được điều gì, hãy thử trả lời những câu hỏi đơn giản hơn này, và theo trình tự xếp lại cuộc đời mình.
- Ai là người đã có ảnh hưởng nhất với cuộc đời bạn suốt 10 năm qua?
- Điều gì khiến bạn từng nhảy cẫng lên vì vui sướng?
- Bạn đã bao giờ nhận ra điều gì khiến bản thân sững sờ đến vài ngày?
- Công việc bạn đang làm, ngành học bạn đang theo đuổi có phải đam mê không?
- Tuyên ngôn sống nào bạn thực sự tâm đắc và liên tục phản chiếu lại cuộc sống?
Tôi gợi ý vậy thôi, còn phần trả lời còn lại là của bạn.

Thập niên 2010s đưa cho chúng ta vô vàn lựa chọn nhưng cũng lấy đi những con đường tưởng như bằng phẳng. Thập niên 2010s khiến chúng ta hoài nghi hơn về bản thân, về tương lai của người trẻ và liên tục đặt ra câu hỏi cho mỗi người: Chúng ta là ai và chúng ta tồn tại để làm gì? Tôi có Facebook để kết nối nhiều hơn trong 10 năm qua nhưng 10 năm đó tôi cũng lóng ngóng với các mối quan hệ bạn bè, để nhiều người rời xa mình hơn. Tinder cho tôi nhiều hơn lựa chọn yêu đương, hẹn hò nhưng lại lấy đi của tôi niềm tin vào một nửa đích thực của cuộc đời mình. Một thập niên ngắm nhìn những "ngọn đồi xanh hơn", từ Instagram tới Tinder, từ Facebook tới LinkedIn, tôi găm vào mình suy nghĩ cuộc đời ai cũng đẹp hơn mình, sẽ luôn có người tử tế và tốt đẹp hơn người yêu mình. Những liên kết càng nhiều thì càng dễ đứt gãy, có hàng trăm người bước vào cuộc đời mỗi người trong một thập niên, đổi lại hàng trăm người khác bước ra.


10 năm trước, chúng bạn còn tíu tít trên sân trường cấp ba, ước mơ xa vời về những ngày tháng thành danh trên đường đời. Nhìn lại cuốn lưu bút ngày xanh, không phải một trang nữa đã được lật dở - cuộc đời của nhiều người có lẽ đã sang hẳn một cuốn sách mới, ít nhất là cũng làm lại cuốn hộ chiếu: Thảo giờ đã có 2 con, Linh giờ đã lấy chồng và đi định cư nước ngoài, Hùng vẫn đang dở dang với con đường tiến sĩ dù còn rất trẻ. Cũng có người đã nằm xuống mãi mãi, trong một mùa thu nắng vàng. Nếu một ngày gặp lại tất cả những người bạn cũ, chúng tôi sẽ chào nhau: "Thời gian trôi nhanh quá nhỉ, lâu lắm mới lại gặp mày".

Bố mẹ tôi già thêm 10 tuổi, đứa cháu họ ngày nào còn bé xíu giờ đã vào cấp ba, tôi cũng không còn là cậu thanh niên 18 tuổi nữa, gần 30 rồi chứ bé nhỏ gì nữa đâu. Bạn có thể mất vài chục năm để trưởng thành và hiểu được những giá trị của cuộc sống nhưng chỉ cần vài tháng, vài ngày thậm chí là trong một khoảnh khắc để vuột mất người thân trong gia đình. 10 năm đủ để bạn và tôi hiểu hơn được những lời dặn dò của bố mẹ, rằng "cố gắng học hành chăm chỉ con nhé", "đừng đi chơi về muộn", "ra ngoài phải hết sức cẩn thận"...
"Rồi ba mẹ cũng không ở bên con cả đời được, nếu không biết tự chăm sóc bản thân thì ai lo cho mày được" - bạn tôi kể rằng hồi còn học cấp ba, mẹ nó hay mắng vốn như vậy. Tháng mười một vừa rồi cũng là tròn một năm ngày mẹ nó qua đời. 10 năm, bạn là một người rất may mắn nếu chưa phải gạt nước mắt tiễn một người thân yêu nào rời khỏi nhân gian.

Sẽ không có quá nhiều lần 10 năm để chúng ta ngồi lại và nghĩ về cuộc đời - dù tôi biết bạn có thể ngồi hồi tưởng lại bất cứ lúc nào, ai cũng chờ một cái "cớ" để ngẫm nghĩ mọi thứ đã qua. Tôi tự hỏi rằng liệu khi 38 tuổi, tôi có thể dành nhiều tâm huyết để nghĩ về 10 năm đã trôi qua không? Và khi 48 tuổi nữa, tôi có còn đủ minh mẫn để viết lại mọi thứ không? Ở nửa sau của cuộc đời, sự tiêu cực có thể bủa vây lấy chúng ta: Sức khỏe giảm sút, trách nhiệm gia đình, áp lực con cái, những đam mê và ước mơ có thể phải gác lại từ khi bước qua ngưỡng 30. Ở thời điểm hiện tại, dù người ta có gọi chúng tôi là một thế hệ kiệt quệ, tôi vẫn thấy cuộc sống cho mình nhiều đặc ân để cân bằng với sự tiêu cực, từ đó mới có động lực để nhìn lại 10 năm đã qua.

10 năm qua, tôi biết yêu, ghen, từ bỏ và lại yêu.
10 năm, tôi được tới nhiều đất nước hơn số địa danh cả cuộc đời bố mẹ từng đặt chân tới.
10 năm, tôi hân hoan với tháng lương đầu tiên, chiếc điện thoại đầu tiên.
10 năm, tôi biết sức mình còn có thể leo núi, tham gia chạy bán marathon…
10 năm, tôi có những kỷ niệm và trải nghiệm thực sự đáng nhớ, ghi dấu ấn một tuổi trẻ cuồng nhiệt và mê say.
10 năm, tôi hiểu mình hơn sau bao tháng năm cố gắng hiểu người.

Còn bạn, một thập niên đã trôi qua để lại trong bạn những ấn tượng gì?
READ MORE
no image




Vậy, bạn cần những gì? Câu trả lời ở đây:

1. Phải giỏi chuyên môn, nếu kinh doanh thì sản phẩm phải chất lượng
Không ai muốn tới phòng mạch của bác sĩ chuyên môn kém.

Không ai muốn gửi gắm con cái tới lớp học của giáo viên chuyên môn kém.

Ngược lại, mỗi khi đổ bệnh chúng ta thường tìm tới phòng khám của bác sĩ có tiếng, đầu ngành, trưởng khoa. Mỗi khi gửi gắm con theo học, bạn thường tìm tới những thầy, cô giáo kỳ cựu và danh tiếng nhất.

Nếu kinh doanh bằng chuyên môn. Dĩ nhiên chuyên môn của bạn phải tốt hoặc xuất sắc.

Trong khi đó nếu kinh doanh sản phẩm thì sản phẩm của bạn phải chất lượng cao. Hãy nhìn người ta xếp hàng khi iPhone ra mắt. Hãy nhìn những người đi xe Đức là không bao giờ quay trở lại xe Nhật, Hàn. Hãy nhìn những chiếc đồng hồ Rolex, một khi mua một chiếc là bạn sẽ mua tiếp chiếc thứ 2.

Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể kiếm tiền bằng cách bán sản phẩm rẻ mạt với số lượng lớn. Tuy nhiên khách hàng không bao giờ tìm tới sản phẩm "cùi bắp" của bạn lần thứ 2 cả. Trong khi với sản phẩm chất lượng thì họ cứ bán quanh năm, ngày qua ngày, tháng qua tháng.

Nên nhớ, nếu kinh doanh bằng chuyên môn thì chuyên môn của bạn phải giỏi. Nếu kinh doanh sản phẩm thì sản phẩm của bạn phải chất lượng.


2. Phải giỏi tư duy hệ thống, tư duy chuỗi
Tư duy hệ thống là tư duy của những người muốn nhân bản số tiền mình kiếm được lên gấp nhiều lần.

Chẳng hạn khi đồng nghiệp hài lòng với việc bán được 1 hợp đồng là bạn đang nghĩ cách bán được 100 hợp đồng rồi.

Khi đồng nghiệp bán được 1 chiếc xe là bạn đang nghĩ cách bán được 100 chiếc xe rồi.

Nếu bạn kiếm tiền theo dạng đếm cua trong lỗ, thì là tư duy bán thời gian. Điều này mâu thuẫn nặng nề với tư duy hệ thống, tư duy chuỗi có thể mang tới lợi nhuận và phát tài.

Cùng một công sức như vậy, tôi muốn bán hàng cho 100 người chứ không phải 1 người.

Cùng một thời gian như vậy, tôi muốn kiếm tiền từ 100 người chứ không phải 1 người.

Đó là tư duy hệ thống, tư duy chuỗi mà bạn cần phải trang bị nếu muốn kiếm được thật nhiều tiền.

3. Phải giỏi bán hàng, marketing

Khách hàng cũng như người bình thường thôi, rất muôn hình vạn trạng. Có người thì dễ thương, lịch sự, thân thiện. Có người thì khó chịu, thất thường đến mức "muốn đốt vía cho xong".

Tuy nhiên nếu bạn cãi nhau tay đôi hay chửi bới khách hàng, đó là khi kỹ năng bán hàng của bạn còn non nớt.

Với marketing thì cũng không có gì khác. Muốn bán được hàng thì bạn phải có thông điệp. Bạn sẽ gửi thông điệp tới ai? Những người khách thân quen, những người khách đang chuẩn bị mua hàng, rồi những người khách chưa bao giờ nghĩ tới việc mua hàng?

Giỏi bán hàng và giỏi marketing là 2 yếu tố bắt buộc để kiếm được thật nhiều tiền. Nếu không giỏi 2 thứ này, bạn vẫn có thể kiếm được tiền, nhưng số tiền kiếm được sẽ chẳng đáng là bao.

4. Phải giỏi nói hoặc viết

Cuối cùng đó là khả năng giao tiếp của bạn. Nếu gặp khách hàng ngoài đời bạn phải biết cách giao tiếp. Giao tiếp sao để khách hàng thích mình, muốn ký hợp đồng với mình.

Trong khi nếu làm online, bạn càng phải giỏi việc kết nối và truyền tải thông điệp nhiều hơn.

Bán hàng trên website hay Facebook là một ví dụ. Muốn bán được hàng thì bạn phải viết giỏi. Viết sao người khác hứng thú với sản phẩm của bạn. Viết sao để người khác thôi thúc mua sản phẩm của bạn.

Trong khi với những kênh khác như Youtube thì bạn phải nói giỏi. Nói sao để người khác muốn nghe mình nói. Nói sao để truyền tải được thông điệp mình muốn tới khách hàng.

Giỏi nói hoặc giỏi viết là 2 yếu tố bắt buộc để kiếm được nhiều tiền. Nếu bạn không giỏi 2 kỹ năng này, bắt buộc bạn phải rèn luyện, hoặc sẽ phải chi ra rất nhiều tiền để người khác nói thay và viết thay cho bạn.

Kết luận

Đến giờ bạn đã biết mình phải giỏi cái gì để kiếm được nhiều tiền rồi đúng không? Tất nhiên những thứ tôi kể trên không dễ gì để đạt được. Nếu dễ thì có lẽ ai cũng trở thành triệu phú, tỷ phú hết rồi. Thế nên bạn phải học hỏi, trau dồi từng ngày để nâng cao trình độ hiểu biết, mở rộng kỹ năng và biến bản thân thành người giỏi nhất.
READ MORE
no image

Những người dám nói về tiền với sếp là những nhân viên giỏi.
Ai cũng có nhiều việc phải làm trong công ty và bạn làm việc thật tốt thì bạn được trả lương và thưởng là lẽ đương nhiên. Nhưng ở nhiều công ty, nếu bạn không quan tâm nhiều đến lợi nhuận, người khác sẽ nghĩ rằng bạn giả tạo, không có trách nhiệm với công việc của mình. Một số công ty xem công việc và phần thưởng là quan trọng như nhau nên họ rất chú trọng vào tiền thưởng để khuyến khích nhân viên. Bạn làm việc nghiêm túc và mạnh dạn đàm phán về phần thưởng thì ông chủ sẽ đánh giá cao bạn.

-01-
Nhàn đã làm việc trong ngành bất động sản 7 năm và cô ấy đã phàn nàn với tôi: "Sếp tôi đã chuẩn bị gần 10 tỉ đồng trong mấy ngày qua và thông báo với cả công ty rằng đây là tiền thưởng cuối năm nay. Các phương tiện truyền thông liên tục chụp ảnh và đưa tin. Ai cũng khen công ty cô thưởng hậu hĩnh. 

Nhàn gọi điện thoại cho cha cô và nói rằng: "Cha, con sẽ gửi rất nhiều tiền thưởng cuối năm năm nay, chúng ta có thể mua nhà ở khu chung cư cao cấp rồi." Những tưởng được mua nhà cho cha nhưng chỉ sau vài ngày, cô được sếp gọi vào và bảo hãy cầm một phần tiền thưởng trước đi rồi tính. Mặc dù năm nay rất mệt mỏi và thường xuyên làm thêm giờ, nhưng nghĩ đến việc nhận tiền thưởng trong nhiều năm, cô cảm thấy rằng công sức bao năm của cô là xứng đáng.
Ông chủ tồi nói về ước mơ của bản thân, ông chủ tốt nói chuyện về tiền bạc với nhân viên: Sếp của bạn thuộc tuýp người nào? - Ảnh 1.
Nhưng sếp tiếp tục nói: "Nhàn này, dạo này công việc khó khăn, cô làm tốt dự án sắp tới đây, tiền thưởng của cô chỉ có tăng lên thôi, mà tăng rất nhiều nữa. Người trẻ bây giờ, tích lũy kinh nghiệm là quan trọng còn tiền bạc thì khi nào lấy chả được. Đừng quá thực dụng thế chứ. Thế giới này có rất nhiều điều quan trọng hơn tiền bạc, chẳng hạn như những giấc mơ…"

Sau những lời đường mật đó là nỗi uất ức, cô gọi cho cha và bảo giấc mơ mua nhà của họ đã tan thành mây khói rồi.

Hầu hết các ông chủ đều thích nói về ước mơ, cảm xúc, học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành nhưng không phải sếp nào cũng thích nói về tiền. Những ông chủ tồi chỉ nói về ước mơ và cảm xúc của chính mình với nhân viên. Chỉ có những ông chủ tốt mới nói chuyện với nhân viên về tiền bạc.

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của một người sếp tốt đó là làm sao để nhân viên kiếm được nhiều tiền hơn và có một cuộc sống tốt hơn.

Nếu bạn là người làm công ăn lương rồi mới lên làm sếp, thì bạn sẽ hiểu được nỗi khổ cực của nhân viên và bạn sẽ muốn nhân viên của mình cũng có tiền thay vì cố tìm cách sa thải nhân viên giỏi.



Báo đáp cha mẹ cũng cần tiền và việc này cần được làm thường xuyên. Tiền sách vở, tiền học của con cái, cơm áo gạo tiền mỗi năm đều tăng khiến cuộc sống thật căng thẳng. Tiền thuê nhà quá cao, giá thịt cũng tăng lên nhưng tiền thưởng vẫn mãi trường tồn theo năm tháng.  Nhân viên đang nỗ lực và chăm chỉ tứng ngày để có tiền đón tết vui vẻ. Sếp không phải trả tiền cho nhân viên theo kiểu làm từ thiện mà là họ nhận ra giá trị của nhân viên và khuyến khích nhân viên cống hiến. Nếu bạn thực sự quan tâm đến nhân viên của mình, bạn nên sử dụng tiền để thể hiện sự quan tâm đó.

Ở một số công ty đặt ra quy luật ngầm như sau: Khi bạn làm đủ một năm và chăm chỉ thì bạn sẽ nhận được đủ tiền thưởng. Nếu bạn làm không tốt trong một tháng nào đó thì công ty sẽ bắt đầu hoài nghi về lòng trung thành và tính chuyên nghiệp của bạn, họ sẽ có những hành động thiết thực để bảo vệ cái lợi của họ. 10 tháng bạn đang làm tốt, đã tích lũy được 10 tháng không tiền thưởng, nhưng nếu có điều gì xảy ra trong tháng  thứ mười một thì 10 tháng tích lũy của bạn gần như đã bị lãng phí.

Bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ khi nhận tiền thưởng hay cảm thấy tội lỗi vì nghỉ việc sau khi nhận tiền thưởng cuối năm. Miễn là bạn làm việc chăm chỉ trong năm nay và bạn có niềm tin vào tiền thì sau khi nhận thưởng cuối năm, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.

Hãy nhận biết và đối xử với loại giao dịch lao động này giữa bạn và công ty. Đừng cố nói rằng tôi làm vì đam mê, không cần tiền. Nếu không làm vì tiền thì tiền đâu bạn tiêu?
Ông chủ tồi nói về ước mơ của bản thân, ông chủ tốt nói chuyện về tiền bạc với nhân viên: Sếp của bạn thuộc tuýp người nào? - Ảnh 2.


-03-
Bạn và công ty về cơ bản là mối quan hệ hợp tác và việc nói về tiền và lợi nhuận là điều tự nhiên.

Khi bạn làm việc chăm chỉ, bạn cần biết rằng những người có ước mơ và thực sự theo đuổi ước mơ nên nhận được nhiều hơn và họ nên được khen thưởng chứ không phải bị trừng phạt.

Điều quan trọng hơn là nếu một người muốn theo đuổi ước mơ của mình, trước tiên anh ta phải sống sót. Một số công ty chỉ trả vài triệu đồng mỗi tháng và sự sống còn của nhân viên đã trở thành một vấn đề lớn, tiền lương không đủ để thuê nhà chứ đừng nói đến việc mua nhà.

Bên cạnh đó, giá thành ngày một tăng cao từ thực phẩm, học phí, xăng dầu… Nhiều ông chủ luôn cảm thấy trong tiềm thức, ông là chủ và nhân viên là người hầu. Theo thời gian, nhiều nhân viên không dám nói về việc tăng lương, và tiền thưởng cuối năm. Tuy nhiên, bạn cần phải rõ ràng rằng tiền lương và thưởng cuối năm bạn nhận được không phải do người khác trao cho bạn mà đó là do bạn tự kiếm mà có. Trong các doanh nghiệp hiện đại, họ liên tục cải cách và không ngừng tích hợp các nguồn lực. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thực sự trở nên mờ nhạt. Nó không phải là mối quan hệ việc làm, càng không phải là mối quan hệ phụ thuộc, mà là mối quan hệ hợp tác để đôi bên cùng có lợi. Bạn và nhà lãnh đạo của bạn tạo ra giá trị và phân phối lợi ích. Tôi làm công việc của mình và nhận được tiền lương và tiền thưởng mà tôi xứng đáng. Không ai nợ ai trong quá trình này.

Một nhà lãnh đạo luôn chỉ cung cấp cho nhân viên vài triệu đồng nhưng thường yêu cầu nhân viên nỗ lực với mức lương 30 triệu một cách tự tin. Điều này sẽ chỉ dẫn đến cả hai bên tan rã. Doanh nghiệp phải trở nên mạnh mẽ hơn và ông chủ và nhân viên phải thay đổi nhận thức. Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ theo kiểu truyền thống rằng: "Tôi trả tiền cho bạn làm việc" thì chắc chắn bạn sẽ không thuê được nhân viên có năng lực. Nhân viên sẽ cảm thấy rằng họ chỉ đang làm việc để kiếm tiền và họ sẽ không thể hòa nhập hoàn toàn vào công ty và quan tâm đến số phận của công ty.

Do đó, bạn muốn làm việc với cái tâm thì hãy dám nói về tiền với sếp và nói về lợi nhuận. Đặc biệt là nhân viên của các công ty khởi nghiệp, những người đã hy sinh thời gian, sức khỏe, nhan sắc và cuộc sống ổn định cho công ty, họ xứng đáng nhận được lợi nhuận cao hơn.

READ MORE
Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019
Nguyễn Tường Thuỵ - Tiến sĩ Phạm Chí Dũng như tôi được biết

Tôi chỉ biết đến Tiến sĩ Phạm Chí Dũng sau khi anh bị bắt lần đầu vào ngày 17/7/2012. 6 tháng sau, công an Tp HCM kết thúc điều tra, trả tự do cho anh mà chẳng có một lời giải thích nào. Tôi tò mò tìm hiểu và ngày càng rất thú vị về con người này. Lần đầu tôi gặp anh và nhiều nhân sĩ trí thức Sài Gòn tại nhà chị Dương Thị Tân vào ngày 14/8/2013. Tôi vào là để đi dự phiên tòa phúc thẩm cháu Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra ở Tân An (Long An) 2 ngày sau đó.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Từ bỏ hoan lộ

Phạm Chí Dũng sinh ra trong một gia đình có công với chế độ. Bản thân anh, trước khi bị bắt lần đầu cũng làm việc tại các cơ quan Đảng như Ban Tôn giáo, Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Anh cũng từng làm thư ký cho ông Trương Tấn Sang khi ông này làm Bí thư Thành ủy.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, Phạm Chí Dũng ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam vì cho rằng đảng này không đại diện và phục vụ cho quyền lợi cho nhân dân. Đây là một dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời anh. Anh chính thức ly khai với ĐCSVN, đi vào con đường dân chủ.

Tuy vậy, sự thay đổi không thể là đột ngột mà nó là một quá trình. Có lẽ, anh đã nung nấu và hành động từ nhiều năm trước, có thể ở tuổi trên dưới 40. Việc năm 2012, anh bị bắt để điều tra về hành vi biên soạn tài liệu chống nhà nước, nhằm lật đổ chính quyền đã nói lên điều đó.

Đây là một điều rất đáng quý ở Phạm Chí Dũng. Với học vị tiến sĩ và tài năng, với vị trí công tác của mình, với lý lịch gia đình và với tuổi còn khá trẻ nhưng vào đảng từ rất sớm (khi ra khỏi tổ chức này thì anh đã có 20 năm tuổi đảng), anh có thể có nhiều cơ hội trên con đường hoan lộ. Nhưng Phạm Chí Dũng không theo con đường mà nhiều người đang đi.

Nguyễn Công Trứ có câu:

Đã mang tiếng ở trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông.

Cho đến bây giờ, con người, nhất là giới gọi là có chữ vẫn ảnh hưởng sâu sắc về quan niệm lập thân của đạo Nho. Lập thân ở đây là lập danh, tức là phải đỗ đạt, phải làm quan để vinh quy bái tổ. Quan niệm này đã làm bao nhiêu người khốn khổ vì nó, nhục nhã vì nó và tha hóa cũng vì nó.

Quan niệm của Phạm Chí Dũng khác. Trước hết anh xác định trách nhiệm công dân. Anh không tìm đến danh, vì nếu thế, anh đã yên trí với vị trí của mình trong bộ máy chính trị để từ đó mà lên cao hơn nữa. Vị trí của anh khi ấy là điều thèm muốn của nhiều người. Anh luôn trăn trở phải làm gì cho núi sông chứ không phải là để có danh gì. Háo danh và danh hão đều xa lạ với anh.

Quan niệm phải làm gì cho non sông đất nước khiến Phạm Chí Dũng rẽ hẳn sang hướng khác, chấp nhận thiếu thốn, bị sách nhiễu và tù đày trong khi con đường hoạn lộ của anh đang rộng mở. Mấy ai dám từ bỏ tất cả để trở thành con người có hiếu với đất nước như anh?

Tôi tin rằng anh thành tâm, nhiệt huyết ngay từ thuở thanh niên, khi anh ký lá đơn xin vào ĐCSVN. Hẳn là anh vào đảng để mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước chứ không để vinh thân phì gia. Nhưng rồi thời gian làm anh nhận ra, đó không phải là con đường anh có thể đi và đành đoạn tuyệt với nó, dù là đau đớn.

Tài năng và tâm huyết.

Từ năm 20 tuổi, Phạm Chí Dũng đã theo đuổi nghiệp văn chương. Anh từng xuất bản 2 tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn. Nhưng rồi, anh dành tất cả tâm huyết cho viết báo và quên hẳn chuyện văn chương. Có lẽ anh cho rằng về việc đưa thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin, truyền tải tư tưởng, báo chí có thế mạnh hơn.

Ngày 29/04/2014, tổ chức Phóng viên Không Biên giới công bố danh sách “100 anh hùng thông tin” năm 2014, trong đó Việt Nam 3 người được vinh danh gồm Nhà báo Trương Duy Nhất, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Hai tháng sau đó, ngày 4/7/2014 tại Sài Gòn, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam được thành lập. Phạm Chí Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội với sự đồng thuận tuyệt đối, như là việc đương nhiên phải thế.

Hôm sau, có một Hội nghị các tổ chức xã hội dân sự họp ở Chùa Liên Trì. Trong cuộc họp, tôi thông báo về tình hình thành lập Hội Nhà báo Độc lập. Khi tôi nói đến việc tôi được bầu làm Phó chủ tịch Hội, mọi người lên tiếng chúc mừng. Nhưng ý tôi không phải thế. Tôi đưa tay về phía Phạm Chí Dũng và nói: “Ý tôi là tôi rất vui và vinh dự được giúp việc cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng”. Nghe bạn bè kể lại, anh khen tôi khiêm tốn, có lẽ cũng vì cả câu này. Nhưng đó là câu nói rất thật.

Sức viết của Phạm Chí Dũng thật ghê gớm. Hầu như không ngày nào, website Việt Nam Thời báo và các báo khác như VOA, Người Việt… không xuất hiện vài bài viết của anh. Anh là một cây bút phản biện xuất sắc với những bài bình luận sắc sảo. Giọng văn của anh mẫu mực, không xô bồ, không dùng ngôn ngữ miệt thị nhưng vô cùng thẳng thắn, thẳng thắn đến mức làm đối tượng khó chịu. Anh không né tránh lĩnh vực nào, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, từ “giới chóp bu” (chữ anh hay dùng), những chuyện đấu đá trong nội bộ đến các vấn đề bức xúc ngoài xã hội, từ trong nước ra ngoài nước… Tôi không hiểu anh lấy đâu ra kiến thức rộng như thế.

Tôi hay quan tâm đến sức khỏe của Phạm Chí Dũng. Nhìn anh với dáng vẻ như thể chỉ có da bọc xương, tôi hỏi thì anh bảo tạng người em nó thế, không thể khác được. Thế nhưng trong con người gầy gò, vẻ ốm yếu ấy là một năng lượng khủng khiếp. Tôi chưa từng biết đến cây bút nào viết khỏe như anh. Tôi đã chứng kiến có lần anh “viết bài” như sau: Anh đi chầm chậm vài bước, rồi quay lại vài bước, tay lúc chắp đằng sau, lúc day lên trán và đọc như đọc chính tả. Tôi nhìn anh rất ngạc nhiên, không hiểu anh đang làm gì. Đến câu: “xong chưa?” thì tôi mới biết anh đang “viết bài”. Ở một góc bàn, một cô gái nào đó ôm laptop đang gõ theo lời anh. Đến khi anh dừng đọc thì bài viết đã xong và anh gửi đi luôn. Khác hẳn với tôi, một bài viết có khi phải đánh vật cả buổi.

Say sưa với công việc, Phạm Chí Dũng bỏ qua tất cả những việc vặt vãnh. Ngoài việc bày tỏ chính kiến của mình trong các bài viết, hầu như anh không để ý đến những gì người ta nói về anh, kể lời khen và những lời dị nghị. Ngoài thái độ vui vẻ khi giao tiếp, anh không thể hiện những cảm xúc như buồn bã, cau có, nóng giận. Lúc nào, cũng thấy anh đăm chiêu suy nghĩ như nung nấu một điều gì. Khi thành lập Hội Nhà báo Độc lập, có một số người nghi ngờ anh, công khai nói rằng anh vẫn là an ninh cộng sản được “cài cắm” dưới vỏ bọc khác. Có lẽ người ta chỉ đơn giản để ý đến một thời anh làm việc ở các cơ quan đảng mà suy ra. Sau, những nghi ngờ này cũng giảm dần, không thấy nhắc lại nữa.

Phạm Chí Dũng biết cả nhưng anh không thanh minh, ra lời. Nếu buộc phải tranh cãi, anh cũng nói hết sức ngắn gọn, như thể anh sợ tốn thời gian vào những việc vô bổ hoặc không quan trọng. Anh cũng chẳng bao giờ nhắc tới những chuyện ấy với tôi. Anh vẫn cứ căng mình ra, lầm lũi làm việc như thể anh rất xót xa khi thời gian cứ chầm chậm trôi mà không bao giờ quay trở lại.

Tôi cũng một thời say mê văn thơ như Phạm Chí Dũng. Năm 2010, tôi đã chế bản 2 tập thơ và 1 tập truyện ngắn. Nhưng rồi bị báo chí tự do cuốn hút, tôi đành bỏ đấy. Có lần niềm say mê cũ thức dậy, tôi làm bài thơ tình rồi gửi anh đọc cho vui. Anh đáp: “Đến bây giờ mà anh còn viết những thứ này à?

Nguyễn Tường Thuỵ

READ MORE
UBS: Kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục trong nửa sau của 2020

UBS nhận thấy “một sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa sau của 2020, đặc biệt là trong quý 4”...


Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục trong nửa sau của năm 2020, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung "giảm nhiệt" và chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương phát huy tác dụng.

Trên đây là nhận định của ông Adrian Zuercher, người đứng đầu mảng phân bổ tài sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc công ty quản lý tài sản UBS Global Wealth Management, đưa ra trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC ngày 5/12.

"Hiện đang có nhiều bấp bênh xung quanh vấn đề thương mại, ảnh hưởng đến dự báo của chúng tôi về tăng trưởng kinh tế", ông Zuercher nói, và cho biết thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp lên hàng hóa của nhau là "một trong những rủi ro chính" mà UBS nhận thấy đối với tăng trưởng toàn cầu.

Dưới sức ép của thương chiến, kinh tế thế giới tăng trưởng yếu trong 2019, nhưng ông Zuercher nói rằng UBS nhận thấy "một sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa sau của 2020, đặc biệt là trong quý 4".

Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn đang đàm phán nhằm đạt thỏa thuận thương mại giia đoạn 1, nhưng khả năng đạt thỏa thuận này trong 2019 vẫn khá bấp bênh. Giới chức Trung Quốc cũng từng nói họ không kỳ vọng bước vào đàm phán thỏa thuận giai đoạn 2 với Mỹ trước bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, một phần vì họ muốn chờ xem liệu ông Trump có đắc cử nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Thậm chí, vào hôm thứ Ba tuần này, ông Trump còn nói ông sẵn sàng chờ đến sau bầu cử 2020 mới chốt thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc.

"Chúng tôi thấy kinh tế Mỹ đang thực sự giảm tốc, và chúng tôi nhận thấy khả năng sẽ có một thỏa thuận giai đoạn 1. Kế hoạch áp thuế của Mỹ lên hàng Trung Quốc vào giữa tháng 12 có thể được hoãn hoặc thậm chí xóa. Đó sẽ là một việc tốt để nền kinh tế Mỹ hồi phục dần", ông Zuercher dự báo.

Theo kế hoạch, chính quyền ông Trump sẽ áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12. Nếu hai bên đạt thỏa thuận giai đoạn 1 trước thời điểm đó, hoặc đàm phán có tiến triển, thì Washington có thể dừng tay. Nếu không, thuế quan này sẽ được thực thi.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra vào đầu năm 2018, nền kinh tế châu Á đã theo chiều hướng đi xuống, theo ông Zuercher. Tuy nhiên, nhà quản lý tài sản này cũng cho rằng thương chiến không phải là nhân tố duy nhất gây suy giảm tăng trưởng toàn cầu.

Sự giảm tốc này còn do việc các ngân hàng trung ương trong 2018 "bắt đầu xóa bỏ một số biện pháp kích thích tăng trưởng" đã triển khai từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, ông Zuercher nhấn mạnh.

Đối mặt với tình trạng tăng trưởng giảm tốc, các ngân hàng trung ương đã quay trở lại "in tiền, mua tài sản, và hạ lãi suất", và tất cả các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng đối với nền kinh tế, ông Zuercher nói.
Thăng Điệp

(vneconomy.vn)
READ MORE
no image



7.

6. Vâng, đây là bí mật để thành công: hãy có một sản phẩm tuyệt vời. Đây là điểm chung duy nhất mà tất cả các công ty vĩ đại đều có. Nếu bạn không thể xây dựng một sản phẩm mà người dùng yêu thích thì thế nào bạn cũng thất bại mà thôi. Tuy nhiên, founder lại cứ tìm kiếm mấy mánh khóe khác (ngoài sản phẩm tốt — ND). Làm startup là một quãng đường trong cuộc đời của bạn mà mọi thứ mánh khóe đều không thể dùng tới. Một sản phẩm tốt là cách duy nhất để phát triển bền vững. Bởi vì cuối cùng công ty của bạn sẽ trở nên quá lớn đến nối những trò “hack” sẽ không còn hiệu quả và bạn phải tăng trưởng bằng chính những khách hàng mong đợi sản phẩm của bạn. Đây là điều quan trọng nhất để hiểu về những công ty cực kì thành công. Chẳng hề có con đường nào khác cả.

5. Càng về sau việc phân chia cổ phần càn khó khăn­ hãy chia cổ phần càng sớm càng tốt ngay từ đầu. Cổ phần chia cho các founder gần như bằng nhau là tốt nhất. Tuy vậy, trong trường hợp có hai founder thì tốt nhất là để một người có nhiều hơn một ít cổ phần để tránh deadlock nếu các founder chia tay nhau

4. Trường hợp tốt nhất cho là có một cofounder tốt. Trường hợp tốt nhì là chỉ mình bạn làm founder. Trường hợp tồi tệ nhất là có một cofounder tồi tệ. Nếu mọi thứ diễn ra không tốt đẹp, hãy chia tay cofounder càng nhanh càng tốt.

3. Những founder tốt cũng thường là những người cực kì phản hồi rất nhanh nhạy. Đây là dấu hiệu của sự quyết đoán, tập trung và quyết tâm để làm được mọi thứ. Founder mà không giao tiếp tốt thường kém cỏi. Kĩ năng giao tiếp là một kĩ năng vô cùng quan trọng cho founder. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây là kĩ năng quan trọng nhất cho founder những lại ít được đề cập tới. Các startup công nghệ cần ít nhất một founder người có thể xây dựng sản phẩm hay dịch vụ của công ty và ít nhất một người nữa có thể (hoặc sẽ có thể) giỏi bán hàng và nói chuyện với người dùng. Tất nhiên, một người có thể đảm nhiệm cả hai vai trò này

2. Một team trung bình không thể tạo nên các công ty vĩ đại. Một trong những điều chúng tôi quan tâm nhất là năng lực của founder. Nhưng khi tôi còn đầu tư vào các startup ở giai đoạn sau, tôi cũng quan tâm nhiều như vậy đến năng lực của các nhân viên công ty đó. Điều gì làm nên một founder tuyệt vời? Các tính cách quan trọng nhất, gồm có: bền bỉ, quyết tâm, tài giỏi và tháo vát. Sự thông minh và niềm đam mê cũng rất quan trọng. Những tính cách này quan trọng hơn kinh nghiệm và đặc biệt quan trọng hơn những thứ kiểu như “thành thạo ngôn ngữ X hay framework Y” Chúng tôi nhận thấy rằng những founder thành công nhất là kiểu người rất dễ chịu để làm việc cùng vì bạn sẽ cảm thấy “anh/cô ấy sẽ làm được thôi, bất kể khó khăn thế nào”. Đôi khi bạn có thể thành công chỉ nhờ vào ý chí mà thôi.

1.Sẽ ra sao nếu bạn không có một ý tưởng nào nhưng vẫn muốn khởi nghiệp? Tôi nghĩ là đừng nên. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn có ý tưởng trước và khởi nghiệp chỉ là cách để bạn mang ý tưởng đó tới thế giới. Chúng tôi đã cố gắng làm một thí nghiệm bằng cách rót vốn cho những team startup đầy tiềm năng nhưng chưa có ý tưởng nào cả. Chúng tôi hi vọng rằng họ sẽ đưa ra một ý tưởng hay ho nào đó sau đó. Nhưng cuối cùng họ đều thất bại. Tôi nghĩ rằng, mộ phần lý do là bởi những founder giỏi thường có rất nhiều ý tưởng tốt (quá nhiều là đằng khác). Nhưng vấn đề lớn hơn cả là, một khi bạn đã khởi nghiệp, bạn phải nhanh chóng bám lấy một ý tưởng và nó không thể quá điên rồ được (vì bạn sẽ phải trở thành một công ty chứ). Thế rồi, rốt cục bạn lại đi theo một ý tưởng nghe có vẻ hợp lý nhưng lại na ná một cái khác. Đây là sự nguy hiểm giả giai đoạn pivot (* Pivot là giai đoạn startup không đạt được những gì đã đặt ra nhưng có một vài tài sản có thể tái sử dụng để hỗ trợ kế hoạch mới của mình.) Nên tốt hơn cả là đừng cố ép buộc mình phải đưa ra được một vài ý tưởng khởi nghiệp nào đó. Thay vào đó, hãy học về thật nhiều thứ khác nữa. Học cách lưu ý các vấn đề ­những cái còn chưa hiệu quả. Học về những xu hướng công nghệ mới quan trọng. Làm những thứ bạn thực sự hứng thú. Ra khỏi cái “kén” của mình để gặp gỡ những người thông minh và thú vị. Một lúc nào đó, ý tưởng sẽ tự xuất hiện.
READ MORE
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019
no image

Những điều nhỏ nhặt chúng ta bỏ qua đôi khi là chính là thứ khiến mọi người hối hận, mong được quay ngược về quá khứ.
Những người lớn tuổi có rất nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm sống. Trải qua quá nửa đời người, họ đã thống kê những bài học và quy tắc họ rút ra từ chính cuộc sống của mình:

Những cái bắt tay chặt

Những quy tắc cuộc sống mà người già ước khi còn trẻ mình được dạy: Hóa ra chúng ta luôn bỏ qua những thứ đơn giản như này!  - Ảnh 1.
Bắt tay phản ánh tính cách con người.

Bắt tay đối phương chặt sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ về độ tin tưởng với những người bạn gặp. Những người có cái bắt tay lỏng lẻo, hời hợt sẽ khó lấy được lòng tin của mọi người.

Nhìn vào mắt người nói chuyện

Giống như việc bắt tay, nhìn vào mắt đối phương sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ khi nói chuyện. Điều này thể hiện bạn đang rất nghiêm túc, nhiệt huyết với công việc, chăm chú lắng nghe, và thật sự muốn có một cuộc trao đổi.

Ngân nga khi tắm

Âm nhạc là thứ không thể thiếu của cuộc sống, giúp nâng cao tinh thần, cổ vũ, cho bạn thêm động lực làm việc. Nghe loại nhạc bạn yêu thích để luôn có tâm trạng tốt, vui vẻ sẵn sàng làm việc. Còn việc ngân nga khi tắm sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực và thư giãn. Hãy cứ hát thật to để giải phóng toàn bộ sự căng thẳng.

Trong một trận đánh, hãy ra tay trước và mạnh

Một cuộc đánh nhau ngoài đời thật khác xa với những gì diễn ra trên phim ảnh. Nếu bất đắc dĩ bị vướng vào một trận ẩu đả, nhất định phải ra tay trước. Người nhanh hơn sẽ chiếm thế thượng phong và làm mất tinh thần của đối thủ.

Giữ bí mật

Những quy tắc cuộc sống mà người già ước khi còn trẻ mình được dạy: Hóa ra chúng ta luôn bỏ qua những thứ đơn giản như này!  - Ảnh 2.
Im lặng là vàng.

Biết giữ mồm miệng sẽ khiến bạn có lòng tin của mọi người và không làm ảnh hưởng đến cảm giác của người khác.

Không bỏ mặc

Nếu người mà bạn quen biết hay quan tâm đang trong tình cảnh khốn đốn, hoạn nạn. Đừng bỏ rơi họ. Luôn có cách giải quyết, chỉ cần đặt vào đó sự kiên trì và nỗ lực.

Đón lấy bàn tay giúp đỡ

Ai cũng có lúc gặp khó khăn. Dù rất muốn nhưng hãy chấp nhận rằng: con người ta không thể tự mình làm tất cả mọi thứ. Vì vậy, khi gặp vấn đề khó suy nghĩ và có ai đó muốn giúp đỡ, đừng vì khách sáo mà từ chối, hãy cứ chấp nhận.

Dũng cảm lên

Thậm chí trong tình thế sợ hãi, cũng hãy giả vờ mình không hề sợ sệt, không ai có thể biết điều đó trừ bạn. Trong cuộc sống, người biết đương đầu sẽ thắng. Đừng để người khác biết nỗi sợ của mình, nếu không bạn sẽ bị "ăn tươi nuốt sống".

Huýt sáo

Tại sao không? Nếu việc này giúp bạn cảm thấy vui vẻ và tích cực hơn, hãy cứ thoải mái làm.

Đừng mỉa mai

Không ai cảm thấy vui vẻ khi bị móc mỉa. Nói tế nhị để họ nhận ra là đủ, bạn không nên dùng những ngôn từ quá thâm sâu, vì nhiều lúc đối phương sẽ cảm thấy bị xúc phạm.

Chọn bạn đời cẩn thận

Việc chọn lựa này sẽ quyết định gần như 90% hạnh phúc của ta về sau. Điều này quá rõ ràng. Nhưng không chỉ với người ta chọn làm vợ/chồng mà cả với người ta kết bạn. Những người ta dành phần lớn thời gian là người có thể cống hiến hoặc hủy hoại hạnh phúc của bạn.

Có thói quen từ thiện

Giúp đỡ mọi người mang lại cảm giác thư thái. Những hành động nhỏ hàng ngày có thể đem lại tác động, thay đổi lớn cho người khác. Có rất nhiều loại hình từ thiện, hãy chọn cách phù hợp với bạn và bắt tay thực hiện từ ngày hôm nay.

Cho mượn những cuốn sách không cần nữa

Không có nghi ngờ gì, sách là nguồn tri thức quý báu cho nhân loại. Mỗi cuốn sách như một kho báu, tuy vậy có những quyển sách không còn phù hợp với bản thân nữa, hãy mang cho mọi người mượn. Cuốn sách ta không cần có thể rất giá trị với người khác, và ta cũng không phải lo lắng về việc đời lại sách cho mượn.

Không tước bỏ hi vọng của người khác

Đó có thể là tất cả những gì họ có. Đừng nói những câu như: "Bạn không thể" hay giấc mơ của ai đó là bất khả thi. Hi vọng là một thứ tuyệt đẹp, diệu kì. Vì vậy, đừng để lại những ảnh hưởng tiêu cực lên tinh thần của ai đó, dù họ đang mơ ước điều gì.

Để bọn trẻ thắng

Hãy để bọn trẻ thắng khi chơi trò chơi với chúng. Trẻ con sẽ cảm thấy vui vẻ và phấn khích, nhưng hãy để kết quả sít sao, như vậy sẽ gay cấn hơn và cảm giác chiến thắng vinh quang hơn.

Cho người khác cơ hội thứ hai, nhưng không có lần ba

Ai cũng mắc sai lầm và xứng đáng có cơ hội thứ hai. Nhưng nếu họ đã làm hỏng cả cơ hội thứ hai, thì đó không còn là vô ý nữa.

Lãng mạn

Hãy thể hiện tình cảm của mình.

Nếu được ở bên người mà bạn yêu quý, hãy thể hiện cho họ thấy. Dùng hành động và lời nói để họ cảm nhận được tình cảm của bạn, họ sẽ rất trân quý điều đó.

Là con người nhiệt tình và tích cực 

Trở nên tích cực không chỉ giúp bạn có thêm niềm vui, trạng thái tinh thần thoải mái mà sẽ giúp lan tỏa cho những người xung quanh.

Bình tĩnh và thư giãn

Ngoại trừ những vấn đề liên quan đến ựu sống và cái chết, không có điều gì nghiêm trọng như nó có vẻ. Cứ bình tĩnh, suy xét cẩn thận vấn đề, đừng quá lo lắng những vấn đề không có tác động lớn đến bạn.

Không để điện thoại chi phối

Đừng để điện thoại là vật cản trở những khoảnh khắc quan trọng. Nó được thiết kế để tạo sự thuận tiện cho tất cả mọi người, không chỉ riêng cho người gọi. Thông thường, mọi người thường để điện thoại cắt ngang những giây phút thân mật, tình cảm. Bạn có thể là giám đốc bận trăm công nghìn việc, nhưng khi ở nhà hay đang trong bữa ăn với gia đình, bạn chỉ là con người bình thường và công việc có thể đợi.

Là người thua cuộc thông minh

Kể cả khi bị đánh bại, hãy vui vẻ chấp nhận và thật lòng chúc mừng người chiến thắng.

Là người thắng cuộc thông minh

Hãy khiêm nhường, công nhận sự nỗ lực của người khác.

Nghĩ kĩ khi tiết lộ bí mật

Những quy tắc cuộc sống mà người già ước khi còn trẻ mình được dạy: Hóa ra chúng ta luôn bỏ qua những thứ đơn giản như này!  - Ảnh 5.
Bí mật là những điều nhạy cảm.

Những bí mật là điều nguy hiểm. Khi tiết lộ bí mật với người khác, bạn sẽ đặt người đó vào thế khó xử. Liệu người đó có thật sự muốn biết những điều này?

Khi ôm ai đó, hãy để họ là người buông ra trước

Đây là một hành động đơn giản nhưng thể hiện được bạn coi trọng người đó như thế nào.

Theo Wealthy gorilla
READ MORE
no image

Khi chân tướng vẫn còn đang đi giày thì lời nói dối đã chạy hết cả thành phố.

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn

Winston Leonard Spencer-Churchill (30/11/1874-24/1/1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ.

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn - Ảnh 1.
Winston Churchill

Dưới đây là 29 câu nói kinh điển rất đáng suy ngẫm của ông:

2. Thành công là đi hết từ thất bại này tới thất bại khác mà vẫn không đánh mất nhiệt huyết.

3. Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong nguy cơ, người bi quan nhìn thấy nguy cơ trong mỗi cơ hội.

4. Tiếp tục kiên cường, không phải vì chúng ta thực sự mạnh mẽ, mà đó là bởi chúng ta không còn lựa chọn nào khác.

5. Đừng thử đi làm điều mà bạn thích, hãy thích điều mà bạn đang làm.

6. Khi ngẫm lại tất cả những phiền não, tôi đã nhớ lại câu chuyện về một người già, trước khi mất, ông nói: phiền não trong cuộc sống có rất nhiều, nhưng phần lớn những chuyện chúng ta lo lắng lại chẳng bao giờ xảy ra.

7. Nếu bạn cứ dừng lại ném đá vào mỗi con chó đang sủa với bạn, vậy thì bạn mãi mãi sẽ không bao giờ tới được đích.

8. Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sự sẽ đối mặt với bạn.

9. Thành công không phải là đích, thất bại cũng không phải là kết thúc, chỉ có dũng khí mới là vĩnh hằng.

10. Nâng cao cần tới sự thay đổi, còn muốn hướng tới sự hoàn mỹ, bạn phải không ngừng thay đổi.

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn - Ảnh 2.
11. Bạn muốn nếm thử mùi vị của một dũng sĩ vậy thì phải giống như một dũng sĩ, lấy hết dũng khí đi hành động, lúc này mọi sự sợ hãi trong bạn mới được sự dũng mãnh quả cảm thay thế.

12. Nếu cứ lưỡng lự, vướng víu giữa quá khứ và hiện tại, chúng ta sẽ mất đi tương lai.

13. Mức độ tức giận của một người về một chuyện nào đó cho thấy giá trị của người đó.

14. Bạn quay lại nhìn càng xa, thì nhìn về phía trước càng xa.

15. Không có bạn bè vĩnh cửu, không có kẻ địch vĩnh hằng, chỉ có lợi ích là trường sinh bất lão.

16. Con diều bay ngược chiều gió chứ không phải thuận chiều gió mà bay.

17. Nếu hôm nay không làm được cái gì đó nhiều hơn hôm qua, vậy thì ngày mai còn có ý nghĩa gì.

18. Tôi không có đường, nhưng tôi biết phương hướng tiến về phía trước.

19. Một trong những cái giá vĩ đại nhất chính là trách nhiệm.

20. Không ngừng nỗ lực không phải sức mạnh hay trí tuệ, mà là chìa khóa mở ra tiềm năng.

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn - Ảnh 3.
21. Mục đích của chúng ta là gì? Là thắng lợi! Bất chấp mọi giá để đạt được thắng lợi!

22. Tinh thần đáng quý nhất của một người đó là không sợ hãi.

23. Vĩnh viễn không được, không được, không được từ bỏ.

24. Đời người tốt nhất là nên có cho mình một niềm vui chính đáng nào đó, dù không giàu có thì cũng vui vẻ.

25. Nếu chẳng may có rơi xuống địa ngục, hãy cứ bước về phía trước.

26. Trên thế giới này có hai việc khiến chúng ta bất lực nhất, một là bức tường quay về phía mình, hai là người phụ nữ quay về hướng khác.

27. Để có được hạnh phúc thực sự, tránh những rắc rối và căng thẳng quá mức, tất cả chúng ta nên có cho mình một vài sở thích.

28. Con người luôn vào một thời gian không thích hợp bị đẩy vào một vị trí không thích hợp rồi đi làm một việc đúng đắn.

29. Khi chúng ta quỳ xuống, những nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ được sinh ra. Khi chúng ta không biết phản kháng, nô lệ sẽ được sinh ra. Khi chúng ta không biết hoài nghi, những kẻ lừa đảo sẽ xuất hiện. Khi chúng ta quá nuông chiều, những kẻ cầm thú sẽ được sinh ra.
READ MORE
no image

Một công ty có thể bỏ ra số tiền lớn để tuyển dụng, phỏng vấn và chiêu mộ nhân tài, nhưng sau đó có "giữ chân" nhân viên ở lại được hay không phụ thuộc rất lớn vào người sếp.

Sếp có tốt, nhân viên mới nguyện ý gắn bó dài lâu và đây là 10 việc cấp trên cần làm để luôn có người trung thành phò tá!

Nghiên cứu đã rất thành công khi nhiều năm qua, Google chứng kiến những sự cải thiện rõ rệt về số lượng, sự hài lòng và hiệu suất công việc của nhân viên. Một điều thú vị là, các kỹ năng chuyên môn lại ít quan trọng hơn chúng ta nghĩ.

Thay vào đó, điều quan trọng hơn cả đối với những người quản lý là các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc. Đó là khả năng hiểu và kiểm soát cảm xúc của chính bản thân họ và những người dưới quyền.

Theo Google, dưới đây là 10 biểu hiện của một người sếp tuyệt vời – người sẽ thu hút được nhiều người giỏi về dưới trướng của mình.

Nếu một công ty có thể đào tạo và thăng chức cho những quản lý làm được 10 điều này, chắc chắn công ty đó sẽ xây dựng được niềm tin và truyền cảm hứng cho nhân viên trở thành phiên bản tốt nhất của họ.

Nhân viên sẽ gắn bó và làm việc cho công ty vì họ muốn, mà không phải bị bắt buộc phải làm như vậy.

1. Là một huấn luyện viên giỏi

Thay vì giải quyết mọi vấn đề phát sinh sớm nhất có thể, một người quản lý xuất sắc sẽ biết cách lợi dụng những vấn đề ấy để dạy cho nhân viên bài học gì đó.

Sếp có tốt, nhân viên mới nguyện ý gắn bó dài lâu và đây là 10 việc cấp trên cần làm để luôn có người trung thành phò tá! - Ảnh 1.
Thay vì giải quyết mọi vấn đề phát sinh sớm nhất có thể, một người quản lý xuất sắc sẽ biết cách lợi dụng những vấn đề ấy để dạy cho nhân viên bài học gì đó. Ảnh minh họa

Họ hướng dẫn nhóm và chia sẻ những sự hiểu biết khi cần thiết. Điều này cho phép các thành viên trong nhóm của họ có được những trải nghiệm giá trị và phát triển hơn.

2. Trao quyền cho các thành viên trong nhóm và không quản lý khắt khe đến từng chi tiết

Chưa có bất cứ nhân viên nào nói rằng "họ thích được quản lý gắt gao" cả. Trái lại, những người sếp tốt sẽ cho nhân viên của mình sự tự do mà họ muốn: Tự do sáng tạo ý tưởng, thách thức bản thân với các cuộc mạo hiểm thông minh, và tự do mắc lỗi.

Không chỉ vậy, họ còn cung cấp các dụng cụ vật chất mà nhân viên cần, cũng như cho phép xây dựng một lịch trình và môi trường làm việc linh hoạt.

3. Tạo ra môi trường nhóm có sự an toàn về tâm lý, thể hiện sự quan tâm tới sự thành công và hạnh phúc

Trong một dự án nghiên cứu khác, Google phát hiện ra rằng, chìa khóa tốt nhất để thúc đẩy hiệu suất công việc của một nhóm là tạo ra một môi trường "an toàn về mặt tâm lý".

Theo Google, các thành viên trong một nhóm có sự an toàn về tâm lý cao sẽ cảm thấy an tâm để mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Họ tin rằng sẽ không có ai trong nhóm gây trở ngại hoặc trừng phạt bất kỳ người nào vì việc thừa nhận sai lầm, thắc mắc hay đưa ra một ý tưởng mới.

Nói cách khác, những đội nhóm tuyệt vời sẽ phát triển niềm tin và chính những người sếp tốt sẽ giúp xây dựng lòng tin tưởng ấy.

4. Làm việc năng suất và hướng tới kết quả

Một người sếp tốt sẽ quan trọng hơn một thành viên xuất sắc. Vì họ sẽ giúp các thành viên khác trong nhóm phát triển tốt hơn bằng cách nêu gương đúng lúc và trở nên nghiêm túc khi cần.

Họ không ngần ngại xắn tay áo lên để giúp đỡ và điều đó sẽ truyền động lực cho những nhân viên cấp dưới của họ.

5. Có khả năng giao tiếp tốt: Biết lắng nghe và chia sẻ thông tin

Những người sếp tuyệt nhất luôn là những người biết lắng nghe người khác. Việc này giúp họ hiểu hơn về các nhân viên dưới trướng của mình và thể hiện sự cảm thông ở mức phù hợp.

Bên cạnh đó, họ cũng nhận thức rõ ràng rằng, kiến thức chính là sức mạnh và quyền lực. Đó là lý do khiến những người quản lý tốt sẵn sàng chia sẻ thông tin với các thành viên trong nhóm để họ luôn biết được nguyên nhân đằng sau của việc gì đó.

6. Hỗ trợ phát triển sự nghiệp và thảo luận về hiệu suất công việc

Sếp tốt sẽ khuyến khích nhân viên bằng cách đưa ra những lời khen ngợi chân thành và rõ ràng. Nhưng họ cũng không ngại đưa ra những lời phê bình vừa khéo léo, lại vừa mang tính xây dựng.

Sếp có tốt, nhân viên mới nguyện ý gắn bó dài lâu và đây là 10 việc cấp trên cần làm để luôn có người trung thành phò tá! - Ảnh 2.
Những người sếp tuyệt nhất luôn là những người biết lắng nghe người khác. Việc này giúp họ hiểu hơn về các nhân viên dưới trướng của mình và thể hiện sự cảm thông ở mức phù hợp. Ảnh minh họa

Đồng thời, họ cũng đầu tư vào nhân viên của mình bằng cách giúp họ đạt được những mục tiêu sự nghiệp của cá nhân. Bằng cách đó, họ tự nhiên đã thúc đẩy nhân viên đóng góp lại cho công ty.

7. Có một tầm nhìn và chiến lược rõ ràng cho nhóm

Những người quản lý giỏi và có tâm sẽ biết chính xác hiện giờ nhóm của họ đang ở vị trí nào, đang hướng tới điều gì và cần làm gì để đạt được cái đích đó.

Thông qua những cuộc trao đổi chân thật và hiệu quả, họ sẽ có cách để giúp cả nhóm đi đúng hướng.

Họ cũng đảm bảo rằng, mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ về vai trò của cá nhân họ trong việc thực hiện chiến lược ấy.

8. Có các kỹ năng chuyên môn quan trọng để đưa ra lời khuyên cho nhân viên

Một người sếp tuyệt vời hiểu rõ về các công việc của nhân viên dưới trướng, bao gồm cả những nhiệm vụ và thách thức mỗi ngày của họ.

Nếu được chuyển tới một phòng mới, người quản lý nên dành thời gian để tìm hiểu cách hoàn thành mọi thứ, và cố gắng để xây dựng lòng tin trước khi tạo nên những sự thay đổi mạnh mẽ hay đưa ra lời khuyên.

9. Hợp tác hiệu quả

Người sếp tồi sẽ coi nhân viên của mình là một sự cản trở, làm việc để chống lại hoặc phá hoại các đội nhóm khác trong cùng một công ty.

Trái lại, một người sếp tốt sẽ có tầm nhìn rộng mở hơn. Họ làm việc hướng tới sự phát triển của toàn thể công ty và cũng khuyến khích nhân viên của mình làm giống như vậy.

10. Có khả năng ra quyết định dứt khoát

Người sếp tốt không phải là một kẻ bốc đồng, thay vào đó, họ thuộc tuýp người rất kiên quyết. Sau khi nắm được thực tế và biết được suy nghĩ cũng như quan điểm của nhân viên, họ sẽ đưa mọi thứ tiến về phía trước.

Ngay cả khi phải đưa ra một quyết định không nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người, họ vẫn quả quyết làm đến cùng nếu biết đó là việc đúng đắn.

Tham khảo Business Insider, BBC
READ MORE
no image

Chồng lấy vợ lẽ, mẹ chồng mỉa mai: "Con tôi không thiếu vợ", người phụ nữ đau đớn ôm hai con gái bỏ đi rồi lập nên "đế chế" ẩm thực lẫy lừng

Chồng về quê để tang bố nhưng "mất tích", vợ mang hai con đi tìm thì phát hiện một sự thật tàn nhẫn được che giấu phía sau.

Trong cuộc sống, đôi khi một nỗi đau sẽ là điểm tựa để người ta dựa vào đó vực dậy cả cuộc đời. Có không ít dẫn chứng một tỷ phú thành công từ hiện thực cuộc sống đau khổ. Như câu chuyện của doanh nhân Tang Kiện Hòa cũng thế.

Sau 1 năm gặp lại mới biết chồng đã có thêm vợ con

Tang Kiện Hòa sinh năm 1945 ở Sơn Đông (Trung Quốc). Năm 15 tuổi, vì gia cảnh khó khăn bà bỏ học, bắt đầu công việc điều dưỡng ở một bệnh viện tại Thanh Đảo. Bà làm việc rất chăm chỉ, tận tình giúp đỡ người bệnh. Thời điểm ấy, vẻ xinh đẹp của Kiện Hòa khiến nhiều nhân viên bệnh viện để ý và tỏ tình. Tuy nhiên, bà chẳng đồng ý ai.

Phần vì bà chưa gặp được người ưng ý, phần vì muốn mẹ cũng em gái ổn định đã. Năm 22 tuổi, bà gặp và yêu một bác sĩ người Thái Lan đang công tác trong bệnh viện. 2 năm sau, đám cưới giữa cả hai đã diễn ra với sự chúc phúc của gia đình họ Tang cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Chồng lấy vợ lẽ, mẹ chồng mỉa mai: Con tôi không thiếu vợ, người phụ nữ đau đớn ôm hai con gái bỏ đi rồi lập nên đế chế ẩm thực lẫy lừng - Ảnh 1.
Tang Kiện Hòa hồi còn trẻ.

Chồng lấy vợ lẽ, mẹ chồng mỉa mai: Con tôi không thiếu vợ, người phụ nữ đau đớn ôm hai con gái bỏ đi rồi lập nên đế chế ẩm thực lẫy lừng - Ảnh 2.
Ba mẹ con Tang Kiện Hòa.


Từ người vợ tay trắng đến chủ nhân đế chế ẩm thực lẫy lừng

Quá cảnh ở Hong Kong, Tang Kiện Hòa bắt đầu nghĩ ngợi. Bà chẳng còn mặt mũi nào để quay về Thanh Đảo cả. Bởi vậy, bà quyết định cùng hai con ở lại đây lập nghiệp. Bà dùng những số tiền còn lại thuê một ngôi nhà gỗ rộng 4m2 có cửa sổ để 3 mẹ con tá túc. Vì không giỏi tiếng Hong Kong, bà chỉ có thể làm việc tay chân.

Sáng sớm, bà đến quán trà rửa chén và cọ nhà vệ sinh. Chiều về, bà dọn dẹp ở nhà máy xe điện đến 8 giờ tối. Thời gian tiếp theo, bà làm công việc y tá tại một bệnh viện.

Mỗi ngày, bà chỉ ngủ 2 hoặc 3 tiếng nhưng vẫn hạnh phúc vì hai cô con gái ngoan, thương mẹ. Con đầu biết nấu ăn, con thứ 2 mát xa để mẹ đỡ mỏi. Quần áo ba mẹ con mặc được nhặt từ bãi rác.

Tuy vậy, trong một lần sơ suất, bà bị chủ quán trà sa thải. Đó là nơi trả lương chính. Bà mẹ hai con lại nghĩ cách mưu sinh. Một người bạn đến thăm bà. Bà làm món bánh bao truyền thống của quê hương để mời. Vị khách đã khen ngợi và gợi ý chuyện bán bánh. Tang Kiện Hòa không coi đó là lời nói đùa. Ngày hôm sau, bà làm một cái xe đẩy rồi cùng hai con gái làm bánh bao, bán ở bến tàu Wan Chai.

Bà cúi đầu làm bánh bao. Hai cô con gái chẳng rõ ai dạy đứng xung quanh hò hét: "Bánh bao, bánh bao ngon nhất Hong Kong đây".

Ngay lúc đó, 5 sinh viên đến mua. Họ ăn xong rồi lại mua thêm nữa. "Ngon quá", một trong 5 người khen ngợi và lần đầu tiên, Tang Kiện Hòa hiểu tiếng Quảng Đông.

Nhưng mẹ con bà vẫn nơm nớp lo chuyện cảnh sát bắt vì bán hàng rong. Bà cắt cử cô con gái nhỏ trông cảnh sát. Nhưng có một lần cô bé mải nghịch với con chó nhỏ, Tang Kiện Hòa bị bắt.

Thấy xe đẩy bị thu giữ cô con gái đã ôm lấy chân cảnh sát và khóc lớn: "Chú chú đừng bắt mẹ cháu đi. Đó không phải lỗi của mẹ, là lỗi của cháu không trông để báo chú đến". Cảnh sát sững sờ và Tang Kiện Hòa bật khóc nức nở.

Cuối cùng, chính vị cảnh sát đó đã "mắt nhắm mắt mở" cho mẹ con bà được làm ăn.

Tang Kiện Hòa làm bánh bao to với nguyên liệu tươi ngon nên nhanh chóng được biết đến. Hàng ngày có nguyên dãy dài những người xếp hàng mua bánh. Hai đứa trẻ được đi học. Bà bắt đầu có tiền tiết kiệm rồi dựng gian hàng ở bến tàu. Một phóng viên sau khi thưởng thức đã viết bài ca ngợi gian hàng này. Những chủ cửa hàng thịt và rau đã chủ động giao hàng đến.

Năm 1982, bước ngoặt cuộc đời đến với Tang Kiện Hòa. Chủ sở hữu của Daimaru - nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản tìm đến bà và muốn được thăm "nhà máy bánh bao".

Bà ngập ngừng: "Mặt tiền cửa hàng không có. Tôi làm gì có nhà máy".

Ông chủ muốn thảo luận hợp tác với bà vì lý do cô con gái 12 tuổi của ông mê mẩn bánh bao ở đây. Cô đã một lúc ăn hết 20 cái khiến bố phải chú ý. Ông đã nhìn thấy tiềm năng kinh doanh của mặt hàng này và muốn đưa bánh bao vào chuỗi siêu thị có đến hàng chục chi nhánh của mình.

Cuối cùng, ông chủ đã tài trợ tiền để bà xây dựng nhà máy. Bà kiên quyết đấu tranh để tên sản phẩm là "Bánh bao bến tàu Wan Chai" và thành công.
Chồng lấy vợ lẽ, mẹ chồng mỉa mai: Con tôi không thiếu vợ, người phụ nữ đau đớn ôm hai con gái bỏ đi rồi lập nên đế chế ẩm thực lẫy lừng - Ảnh 4.
Hình ảnh doanh nhân thành đạt khi về già.

Thương hiệu đồ đông lạnh số 1 Hong Kong được xây dựng nên như thế. Kể từ đó, "Bánh bao bến tàu Wan Chai" đã viết nên câu chuyện huyền thoại của chính mình. Thương hiệu này chiếm 10% thị trường bánh bao tươi và 30% thị trường đồ đông lạnh ở Hong Kong hiện tại.

Nó được xuất khẩu đi khắp nơi, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Bắc Âu. Các mặt hàng cũng trở nên đa dạng hơn. Ngoài bánh bao còn có sủi cảo, tiểu long bao, há cảo, dimsum... Bà cũng hợp tác và bắt đầu mở nhiều cơ sở ở Thượng Hải, Đài Loan.

Tang Kiện Hòa cũng trở nên giàu có với tài sản lên đến hàng tỷ NDT. Năm 2000, bà được trao giải thưởng Nữ doanh nhân chuyên nghiệp xuất sắc thế giới.

Đúng là một cái kết có hậu của người phụ nữ bị phụ bạc . Bà đã tự mình chứng minh cho cả nhà chồng thấy rằng, không có họ, bà cũng giúp con cái không chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn được hưởng những gì tốt đẹp nhất.

Rời đi sau cuộc hôn nhân đau khổ, Tang Kiện Hòa đã viết nên một huyền thoại về chuyện khởi nghiệp và khiến người ta phải mệnh danh: "Nữ hoàng bánh bao".
READ MORE
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019
no image

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành



Mới đây Michael Bloomberg đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 trong thành phần Đảng Dân chủ.  Bloomberg cho biết trước đây ông từng nói sẽ không ra tranh cử, nhưng nay lại thay đổi quyết định bởi lẽ ông không nghĩ rằng các ứng viên Tổng thống đại diện đảng Dân chủ hiện nay có thể đánh bại được ông Trump.

Vài nét tiểu sử

Michael Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình Do Thái bình thường. Khi còn là sinh viên đại học, ông vừa đi học vừa tự kiếm sống bằng mọi cách, kể cả lao động chân tay. Từ hồi ấy ông đã say mê môn tin học và tỏ ra có năng khiếu xuất sắc trong lĩnh vực này.

Năm 1966, sau khi lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH Harvard, Bloomberg làm giao dịch viên chứng khoán cho Salomon Brothers, một công ty hàng đầu phố Wall. Chàng trai Bloomberg 24 tuổi làm việc mỗi tuần 6 ngày, mỗi ngày 12 giờ.

Nhờ cần cù như thế và nhờ có đầu óc kinh doanh nhạy bén kèm theo tầm nhìn xa xuất chúng, sáu năm sau ông trở thành cổ đông của công ty này, và cứ thế dần dần tiếp quản hầu hết mọi thứ của công ty, từ cổ phiếu, nghiệp vụ giao dịch và bán hàng cho tới hệ thống thông tin.

Thế nhưng năm 1981, nội bộ Salomon Brothers xảy ra một cuộc đấu đá. Do tính nói thẳng hay làm người khác mất lòng mà Bloomberg bị hất ra khỏi công ty sau 15 năm cúc cung tận tụy làm việc.

Nhưng cú vấp ngã đau điếng này chẳng hề làm ông nản chí. Bloomberg sử dụng khoản tiền 10 triệu dollar công ty bồi thường để khởi đầu một sự nghiệp mới – lập công ty dịch vụ phần mềm tài chính lấy tên là Innovative Market Systems (năm 1986 đổi tên là Bloomberg L.P.).

Ý tưởng này xuất phát từ sự phân tích sáng suốt của Bloomberg, một người vừa nắm vững kiến thức chứng khoán, nghiệp vụ đầu tư lại cực giỏi về ứng dụng công nghệ máy tính. Ông thấy trước các công ty tài chính làm đầu tư, ngân hàng … sẽ cực kỳ cần sử dụng dịch vụ phần mềm máy tính để tăng hiệu suất công việc.

Quả vậy, năm 1982, công ty chứng khoán hàng đầu Merrill Lynch trở thành khách hàng đầu tiên của Innovative Market Systems, họ nhận đặt 20 thiết bị đầu cuối và đầu tư 30 triệu USD mua 30% cổ phần của công ty.

Nhờ đó công ty của Bloomberg phát triển nhanh như thổi với tốc độ 40% mỗi năm. Số thiết bị đầu cuối từ 5000 năm 1987 tăng lên hơn 250 nghìn năm 2009.

Năm 1990 Michael Bloomberg (và Matthew Winkler) thành lập hãng thông tấn Bloomberg News để cung cấp báo cáo tin tức tài chính cho các thuê bao của Bloomberg Terminal. Tại thời điểm năm 2010, Bloomberg News có hơn 2.300 biên tập viên và phóng viên tại 72 quốc gia và 146 văn phòng tin tức trên toàn thế giới. Sau 22 năm ra đời, Bloomberg News đạt được thu nhập cao hơn cả Tập đoàn thông tấn Reuteus lớn nhất thế giới, có lịch sử 150 năm.

Tiếp đó Bloomberg lập đài phát thanh, đài truyền hình và website đều lấy tên mình. Kênh truyền hình Bloomberg phát suốt ngày đêm; là nguồn cung cấp tin tức gốc có tín nhiệm trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính-tiền tệ toàn thế giới.

Cùng với các thành tích đó, Michael Bloomberg trở thành người giàu nhất thành phố New York và giàu thứ 5 nước Mỹ với tài sản cá nhân lên tới 16 tỷ dollar (3/2009; năm 2019 là 55 tỷ). Chỉ trong hai năm ông nhảy từ bậc thứ 142 lên bậc thứ 17 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes (2019 là thứ 7). Thật là một kỳ tích!

Xin làm đầy tớ dân

Sau nhiều năm làm chủ một tập đoàn khổng lồ, năm 2001 Bloomberg từ chức CEO để ra tranh cử chức thị trưởng thành phố New York.

Với một quá khứ thành đạt hiếm có và đề cương tranh cử xuất sắc được lòng dân, lại biết khéo léo sử dụng hệ thống thông tin truyền thông rộng lớn của mình phục vụ tranh cử, Bloomberg đã trúng cử và từ 1/1/2001 trở thành thị trưởng nhiệm kỳ thứ 108 của thành phố New York.

Tháng 11/2005 ông tái đắc cử chức vụ này cho tới hết năm 2013.

Cần nói là do tự bỏ tiền túi (69 triệu đô-la) vào việc tranh cử, vì thế ông có thể đàng hoàng tuyên bố: sau khi trúng cử, chính sách của ông sẽ không chịu ảnh hưởng của những người quyên góp tiền cho tranh cử. Đúng vậy, thời gian nắm quyền, thị trưởng Bloomberg đã hành xử hoàn toàn vì dân chúng New York mà không chịu sự chi phối của bất cứ thế lực nào; chẳng ai có thể can thiệp vào các quyết định của ông.

Ở nước Mỹ, rời thương trường sang chính trường có nghĩa là phải chấp nhận sự hy sinh đáng kể về lợi ích kinh tế. Có người nói đùa: Bloomberg chán làm ông chủ rồi, nay muốn làm … đầy tớ.

Đúng vậy, làm quan ở Mỹ thực sự là làm đầy tớ dân, luôn bị đặt ở vị trí trên đe dưới búa rìu dư luận, bị giới truyền thông luôn theo dõi, soi mói bới lông tìm vết việc công việc tư; ai không năng nổ tích cực, không thay đổi được tình trạng cũ, ai làm dở hoặc chỉ làm được ít việc, hoặc đời tư có bê bối gì là lập tức bị dân công khai chê bai, phê phán thâm chí chửi bới trên báo đài. Chưa kể lương bổng của quan chức nhà nước bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với làm kinh doanh bên ngoài. Chẳng hạn ông Bush con khi làm Tổng thống được lĩnh lương 400.000 đô la/năm, trước đó mỗi năm ông bỏ túi hàng triệu đô la nhờ kinh doanh dầu mỏ.

Thế mà Bloomberg đã làm tốt công việc thị trưởng thành phố lớn nhất (hơn 8 triệu dân) và phức tạp nhất nước Mỹ này suốt cả hai nhiệm kỳ.

Trước đây ông là đảng viên Đảng Dân chủ nhưng năm 2001 chuyển sang Đảng Cộng hòa; năm 2007 ông rời Đảng Cộng hòa, năm 2018 lại gia nhập Đảng Dân chủ.

Bloomberg là con người tổng hợp nhiều tính cách; vừa là nhà chính trị vừa là đại gia truyền thông, đại gia tài chính tiền tệ, chuyên gia tin học… Rõ ràng, từng ấy thứ chung đúc lại trong một con người thì người đó nhất định phải có nhiều phẩm chất ưu tú xuất chúng.

Thị trưởng không có văn phòng làm việc riêng, không có thư ký riêng

Sau khi tuyên thệ nhậm chức thị trưởng ngày 01/01/2002, Bloomberg thề quyết mang phong cách làm việc hoàn toàn mới vào cơ quan công quyền của thành phố. Ai từng đến tòa Thị chính New York đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy thị trưởng thành phố khổng lồ này không có văn phòng làm việc của mình.

Ông cho cải tạo một hội trường lớn thành nơi làm việc chung toàn cơ quan của tòa thị chính, một văn phòng hoàn toàn mở với dân chúng. Bản thân Bloomberg ngồi một bàn một ghế giữa đám nhân viên của mình. Ông từng nói “Tường ngăn là vật chướng ngại, công việc của tôi là phá hết tường ngăn”.

Tuần san Time bình luận: “Bloomberg đem lại cho thành phố New York hiệu suất và tính công khai trong suốt của công việc, đây là điều chưa từng có.”

Cũng vậy, thị trưởng Bloomberg không có thư ký riêng. Bất cứ ai, từ dân thường tới nhà lãnh đạo, đều có thể tiếp xúc thẳng với ông mà không qua một trung gian nào. Tất nhiên vì thế ông bận rộn hơn vì chẳng có người giúp những việc có tính hành chính sự vụ.

Không chỉ là sự thay đổi về hình thức mà thực sự công tác quản lý thành phố New York đã có tiến bộ trông thấy, chả thế mà ông tái đắc cử thị trưởng. Tỷ lệ phạm tội giảm dần, kinh tế các vùng được kích thích tăng trưởng, thâm hụt ngân sách giảm dần, chất lượng sống của người dân được cải thiện với những biện pháp như cấm hút thuốc lá tại nhà hàng và quán rượu, cấm làm ồn trên đường phố. Việc thiết lập các đường dây nóng tố giác tội phạm và tư vấn đã tăng được sự giao lưu giữa chính quyền với dân …

Thị trưởng đi làm bằng tàu điện ngầm

Ngay từ hôm đầu tiên nhậm chức, Bloomberg đi làm bằng tàu điện ngầm (subway). Người dân New York đã quen thấy ngài thị trưởng của mình không kiếm được chỗ ngồi (vì tàu quá đông), mỗi lần đi làm và về nhà đành phải đứng nửa giờ trên tàu. Mới đầu nhiều người cho rằng đây chẳng qua là ngài tân thị trưởng muốn chơi trội một thời gian thôi, nhưng khi thấy ông đi tàu điện hết năm này sang năm khác thì người ta thực sự kính nể con người ý chí sắt đá này.

Bloomberg tâm sự: đi tàu điện ngầm vừa tiết kiệm tiền vừa góp phần giảm ùn tắc giao thông, mặt khác lại có dịp tiếp xúc trực tiếp với quần chúng loại thu nhập thấp nhất (đa số người thu nhập trung bình trở lên đều đi xe riêng), chưa kể lại còn có điều kiện hiểu rõ công việc ngành giao thông thành phố, ngoài ra còn góp phần hóa giải nỗi lo của dân chúng về sự an toàn của tàu điện ngầm sau vụ khủng bố 11/9. Đúng là nhất cử đa tiện. Thật khó hiểu nhà tư bản giàu nứt đố đổ vách ấy lại có thể chịu gian khổ, chịu “mất thể diện lãnh đạo” như vậy.

Thị trưởng không lương

New York đông dân, sản lượng kinh tế cao hàng đầu trong số các thành phố ở Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 40.450 USD/năm (2001), vì thế thị trưởng New York có mức lương khá cao so với nhiều thành phố khác. Thế nhưng Bloomberg ngay từ đầu đã tuyên bố ông chỉ nhận mức lương tượng trưng là 1 USD/năm – điều chưa từng có tại New York. Năm 2005 chính khách “gàn dở” này thắng cử chức thị trưởng nhiệm kỳ thứ hai.

Nước Mỹ có không ít người như thế, chẳng hạn ông Hindman, thị trưởng thành phố Columbia bang Missouri 5 nhiệm kỳ liền (từ 1995 tới nay) cũng không nhận lương và cả đời đi làm bằng xe đạp. Vợ chồng ông chỉ sống bằng lương hưu. Rõ ràng họ thực sự muốn làm việc vì dân, hoàn toàn chẳng vì danh lợi. Nhưng không vì thế mà họ làm việc kém hiệu quả.

Nhà từ thiện hào hiệp

Như mọi người Do Thái giàu có khác, Bloomberg rất tích cực làm từ thiện giúp đồng bào mình, đúng theo Kinh Thánh dạy.

Theo Biên niên sử Từ thiện, hàng năm Bloomberg đều đặn hiến tặng hoặc cam kết hiến tặng tiền cho công tác từ thiện với quy mô như sau: năm 2004 tặng 138 triệu, năm 2005 – 144 triệu, năm 2006 – 165 triệu và năm 2007 – 205 triệu đô-la.

Năm 2007, Michael Bloomberg trở thành nhà từ thiện lớn thứ 7 của nước Mỹ. Năm 2008, website Bloomberg công bố góp 500 triệu USD cùng với Bill Gates thực hiện dự án giúp chính phủ các nước đang phát triển kiểm soát thuốc lá. Như vậy tức là năm sau ông hiến nhiều hơn năm trước.

Nơi được Bloomberg quyên tặng tiền đều là các tổ chức giáo dục, y tế… Chẳng hạn ông từng góp hơn 300 triệu đô la cho ĐH Johns Hopkins, nơi ông từng học tập và sau đó thời gian 1996-2002 làm chủ tịch hội đồng quản trị nhà trường.

Tháng 6/2010, hai tỷ phú giàu nhất thế giới là Gates và Buffett ra “Tuyên ngôn Cam kết hiến tặng”, kêu gọi các nhà giàu Mỹ cùng hai ông cam kết trong quãng đời còn lại của mình hoặc sau khi chết sẽ hiến tặng xã hội ít nhất một nửa tài sản. Bloomberg là người đầu tiên hưởng ứng phong trào Cam kết hiến tặng (Giving Pledge campaign) này.

Michael Bloomberg cùng những người Mỹ “gàn dở” như ông đã góp phần hoàn thiện xã hội Mỹ, làm phong phú cái gọi là “sức mạnh mềm” của đất nước này. Giờ đây ở tuổi 77 ông muốn trở thành Tổng thống nước Mỹ. Với tài sản nhiều hơn khoảng 17 lần đương kim Tổng thống Trump, liệu Bloomberg có được toại nguyện?
READ MORE