Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019
no image

Nguồn Cafef

(01)

Chắc chắn một điều rằng, rất nhiều người sẽ tỏ ý không hài lòng sau khi vô tình lướt mắt thấy dòng đầu đề của bài này. Họ sẽ băn khoăn: "Đâu nhất thiết phải từ 20 đến 25, bởi tuổi nào cũng thế, tiêu cực vẫn sẽ luôn là con quỷ đồng hành và sẵn sàng nuốt chửng bất kì ai không giữ được cho mình một cái tâm mạnh mẽ."

Nhưng bạn ơi, trong độ tuổi này, cảm xúc chúng ta phải chịu đựng là mãnh liệt nhất. Và đây cũng là độ tuổi cần lắm nhiều sự sẻ chia. Những sóng gió cuộc đời sẽ luôn túc trực để xô đẩy, và chúng ta cần thật tỉnh táo để nhận ra điều này: Không chỉ mình bạn ở tầm tuổi 20 cảm thấy sợ, bất kì ai ở bất kì đâu trên thế giới này đều chia sẻ sự run rẩy và hoang mang đó với bạn. Đồng thời, bạn đừng cho rằng giai đoạn tuổi 20 là giai đoạn khắc nghiệt và khó khăn nhất của đời người, bởi cho dù là trong mắt của đứa trẻ 10 tuổi hay qua lăng kính trải đời của những người hơn 30 tuổi, họ lẽ thường cũng đang cảm thấy cuộc sống hiện tại có nhiều điều khó khăn, không vừa ý. Có một sự thực tàn khốc nhưng mang tính bất biến: Trong cuộc sống này, không bao giờ tồn tại hai chữ "dễ dàng".

Trở ngại, khó khăn chưa bao giờ là nỗi sợ lớn nhất của con người. Nỗi sợ lớn nhất, có lẽ là cảm xúc khi đối diện những trở ngại, khó khăn ấy, mình tự thấy bản thân yếu đuối.

Bạn phải thật "cứng" khi đối diện với những thử thách cuộc đời dành cho bạn. Nếu bạn quá "mềm", ý chí bạn sẽ nhanh chóng "nhũn". Khi ấy, bạn chỉ còn cách ngồi đó mà "lạy trời thương xót thân con".

Không một ai có thể thoải mái ung dung khi bước qua giai đoạn tuổi 20 - 25. Đi làm chịu nhiều oan ức, áp lực. Cuộc sống tự dưng nảy sinh thêm lắm chuyện phiền phức khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ hướng giải quyết. Lúc vui thì bạn bè ở bên. Lúc buồn thì cảm thấy mình đơn độc, lạc lõng trong xã hội này. Nhớ rằng, không chỉ mình bạn, đây là những điều mà ai cũng phải trải qua.

Vì vậy, đừng quá dằn vặt bản thân. Hãy cho phép bạn được mắc sai lầm. Cho phép bạn được làm rối tung một số việc. Học cách chấp nhận và yêu quý bản thân trong giai đoạn mơ hồ lạc lối này. Đồng ý mình tạm thời là một người nghèo, nhưng hãy tự nhủ rằng trạng thái này sẽ không tồn tại mãi mãi, sau đó dũng cảm tiến về phía trước với một trái tim kiên cường, không sợ thất bại.

02 

Nếu bạn đổ lỗi độ tuổi ẩm ương của bạn cho những cảm giác "kinh khủng" bạn đang có. Nếu bạn cho rằng sau khi qua tuổi 20, vấn đề này sẽ được giải quyết, bạn sẽ không bị làm phiền bởi những cảm xúc hư hư thực thực này. Khi ấy tôi xin được chúc mừng bạn, bởi cho dù bạn 30 tuổi, 40 tuổi hay thậm chí hơn thế nữa, tôi đảm bảo bạn vẫn sẽ cảm thấy mơ hồ, lạc lối với cuộc sống.

Không có vấn đề nào có thể tự dưng biến mất nếu như ta không tìm được cho nó một phương thức để giải quyết.

Khi bạn 20 tuổi, bạn cảm thấy những kiến thức học được trong nhà trường rất khó để đem ra áp dụng vào thực tế. Trong khi nhiều người khác đang cố gắng tìm việc làm, phấn đấu để chứng tỏ mình là người phù hợp hơn cho vị trí tuyển dụng, bạn tung tăng trở về nhà sau khi tan học, hoặc đi tìm một công việc mức thu nhập thấp nhưng khiến bạn cảm thấy "nhàn", "vui". Với bạn, đây là cuộc đời đáng sống. Ngay cả khi bạn thoáng cảm thấy điều gì đó không ổn, bạn sẽ cho rằng ấy là vì bạn đang chán, bạn lại tự an ủi bản thân: Chờ một thời gian nữa, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi."

Một thời gian sau, trong khi bạn bè đang thăng tiến vùn vụt, bạn vẫn là bạn của ngày hôm qua. Bạn có thể cảm thấy trong lòng một chút ghen tị, một chút đố kỵ với họ, bạn muốn phấn đấu để như họ. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, bạn cảm thấy mọi chuyện không đơn giản chút nào, bởi khoảng thời gian lãng phí đã chơi bạn một vố đau.

Đường đời yêu cầu đi bao nhiêu bước, bạn phải đi bấy nhiêu bước, không được phép bỏ lỡ bất kì bước nào.

Bạn cho rằng khi bạn già đi, mọi nỗi ưu tư, sầu muộn sẽ tự biến mất. Nhưng sự thực, ngoài bạn ra, không một ai hay bất kì một yếu tố nào như tuổi tác, vật chất,…có khả năng "tẩy trắng" những cảm xúc hoang mang, bối rối của bạn.

(03)

Đa số chúng ta giai đoạn 20 - 25 tuổi cảm thấy lạc lõng, bối rối là do chúng ta cứ mải nhìn vào người khác. Ta thấy:

Người vừa ra trường lương tháng hơn chục triệu.

Người vừa ra trường đã mở một công ty riêng.

Người mới làm thời gian ngắn đã được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng.



Thật ra, những việc này không liên quan một chút nào đến bạn.

Bạn có chí tiến thủ là tốt, nhưng đừng để chí tiến thủ trở thành gánh nặng trách nhiệm và khiến bạn cảm thấy áp lực.

Trong trường hợp của tôi và bạn tôi, mỗi người làm ở một nơi, mỗi người đều có những lựa chọn của riêng mình. Tôi thăng tiến nhanh, bạn tôi cũng không vì thế mà ghen tị. Bởi họ hơn ai hết hiểu rằng, để có được ngày hôm nay, hàng ngày tôi đã phải chịu nhiều áp lực thế nào: Thường xuyên phải thức làm việc đến 2-3 giờ sáng, sau khi tan làm không nghỉ ngơi mà phải cắm đầu đi tìm hiểu, nghiên cứu biết bao đầu sách, cường độ làm việc cao khiến tôi từ bỏ việc yêu thương, hàng ngày về nhà phải cố quen với sự cô đơn lẻ bóng, lúc có thời gian rảnh không rủ được ai đi xem phim, không mời được ai đi ăn đi uống,…

Tôi cũng ngưỡng mộ bạn tôi, sẵn sàng vì tình yêu mà từ bỏ sự nghiệp. Nhưng tôi không hề đố kỵ với bạn tôi, bởi tôi biết, không bao giờ tôi có thể đặt tình yêu lên trên sự nghiệp.

Tôi cũng khâm phục bạn tôi, ngày ngày đúng 8 giờ đến công ty làm, chuẩn 5 rưỡi chiều về. Nhưng tôi không hề đố kỵ với bạn tôi, bởi tôi biết, không bao giờ tôi đủ khả năng để sống cuộc sống đó.

Mỗi người đều đưa ra những lựa chọn phù hợp với bản thân họ, nhưng điều đó không có nghĩa những lựa chọn đó sẽ phù hợp với bạn.

Mỗi người có một cách khác nhau để hưởng thụ cuộc sống. Cuộc sống một người cho rằng ổn, với bạn chưa chắc đã ổn và ngược lại, cuộc sống bạn cho rằng ổn, với họ chưa hẳn đã là hạnh phúc. Vì vậy đừng nhìn cuộc sống của người khác rồi ngậm ngùi, tự ti với hoàn cảnh của mình hiện tại.

Cuộc sống không bao giờ hoàn mỹ, chúng ta cần vui vẻ tận hưởng bất kì lựa chọn nào của chúng ta, những mặt tốt cũng như những mặt xấu mà nó đem lại.

Tôi biết, để có thể không đứng núi này trông núi nọ, hoàn toàn rũ bỏ được sự mặc cảm, ghen ghét, đố kỵ khi nhìn người khác có cuộc đời tốt hơn mình là một việc rất khó. Nhưng xin các bạn hãy nhớ rằng, giai đoạn tuổi 20 – 25 giống như cục đất sét, bằng sự nỗ lực cố gắng, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động nặn ra những hình thù cuộc sống chúng ta mong muốn sau này. 20 tuổi mới là điểm khởi đầu, chưa phải điểm kết thúc, vì vậy bạn không cần giam mình trong những suy nghĩ tiêu cực, hãm mình trong những sự băn khoăn, bối rối, lạc lối, mặc cảm…


Giai đoạn này, những suy nghĩ, những ám ảnh bạn đang có là chuyện bình thường. Bạn hoàn toàn có thể thoát ra khỏi vòng xoáy luẩn quẩn, bằng cách chấp nhận và hết mình cho những lựa chọn bạn theo đuổi. Chỉ khi ấy, tâm trạng của bạn mới dần dần khá lên, bạn mới có thể rũ bỏ được hết những nỗi phiền muộn mình đang có.


READ MORE
no image

Nguồn Cafef

Lần thứ nhất đến trễ, không bị trừng phạt, vô hình dung dưỡng, hình thành thói quen đến trễ; Lần thứ nhất hạ thấp yêu cầu đối với chính mình, cuối cùng đối với mình không còn muốn yêu cầu nữa.

 Cục đá nhìn tầm thường này được bán với giá 330 triệu/kg và đây là lý do đằng sau
Cục đá nhìn tầm thường này được bán với giá 330 triệu/kg và đây là lý do đằng sau

01

Tin rằng trong cuộc sống, chúng ta đều đã từng có những trải nghiệm kiểu này:

Ban đêm trước khi ngủ, bạn cầm điện thoại di động lên tự nói với mình: "Chỉ lướt facebook mấy phút thôi!", "chỉ đọc tin một chút thôi".  Kết quả mấy giờ đồng hồ sau, bạn vẫn chăm chăm chìm đắm vào chiếc điện thoại.

Bạn cùng cô bạn thân đi dạo phố, ý định ban đầu là "nói không với mua sắm" bởi chẳng có nhu cầu sắm sửa gì thêm. Nhưng vì vui chân, bạn sa vào cửa hàng mỹ phẩm. Được cô nhân viên giới thiệu một thỏi son mới ra lò, cuối cùng bạn mua nguyên một bộ đồ trang điểm về nhà.

Bạn vốn tửu lượng không tốt, trên bàn tiệc, đồng nghiệp mời rượu, bạn không tiện từ chối, nói rằng chỉ uống một chén, kết quả là có chén thứ hai, chén thứ ba. Cuối cùng, đồng nghiệp phải đưa bạn về tận nhà trong trạng thái say mèm, toàn thân rã rời.

Bạn cần phải trả deadline một tản văn cho tạp chí Tết. Nhưng, xét thấy thời gian hãy còn nhiều, bạn tặc lưỡi "ôi dào, múa bút một tí là xong". Đoạn, bạn hẹn bạn bè cafe, tối đặt lịch nhậu liên hoan cuối năm, triền miên từ ngày này qua ngày khác. Tòa soạn gọi điện giục giã, bạn ậm ừ, miễn cưỡng phóng bút vài dòng. Nhưng, một bài viết gấp rút, không có sự đầu tư, dụng công suy nghĩ, thử hỏi, làm sao có thể chất lượng?

Rất nhiều chuyện đều tương tự như vậy, chỉ cần lần đầu tiên thay đổi một chút, kết quả những chuyện diễn ra tiếp theo là không thể kiểm soát được.

Tôi nhớ một câu chuyện rất nổi tiếng: Có một đứa trẻ lần đầu tiên ăn cắp đồ, trộm được một cây kim, người mẹ cảm thấy chỉ là một cây kim mà thôi, nên không trách phạt đứa con. Thế là sau đó đứa trẻ lại tiếp tục trộm những món đồ khác nữa.

Lớn lên, đứa trẻ đó đã trở thành một tay trộm vàng, cuối cùng bị giam vào ngục, còn bị phán quyết tử hình. Anh ta ở trên pháp trường, khóc lớn nói với mẹ: "Nếu lần đầu tiên con trộm cây kim, mẹ nghiêm khắc trừng phạt, thì hôm nay con đã không phải chết!".

Lời khuyên dành cho bạn trẻ khao khát thành công: Nằm lòng hiệu ứng “Cửa sổ vỡ” - đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên!
Nếu như ban đầu bạn không kiểm soát được một vài ham muốn nhỏ, thỏa hiệp một chút, coi thường vài căn bệnh vặt vãnh,… cuối cùng nó sẽ biến thành rất lớn, thậm chí không thể kiểm soát được nữa.

Phản ứng dây chuyền này được gọi là "cửa sổ vỡ", do 2 giáo sư người Mỹ là James Q. Wilson và George L. Kelling giới thiệu đầu tiên trong một bài báo vào tháng 3/1982. Hai ông phân tích: "Nếu một tòa nhà với một vài cửa sổ bị phá vỡ và không được sửa chữa sẽ có xu hướng thu hút những kẻ phá hoại phá thêm vài cửa sổ khác. Cuối cùng, họ có thể đột nhập vào tòa nhà, và nếu nó trống, họ sẽ chiếm lấy nó hoặc thậm chí đốt phá nó. Tương tự như vậy, nếu một vỉa hè có rác tích tụ, thì người ta sẽ tiếp tục xả rác hoặc để cả túi rác ở đó …"

Đại ý rằng, để một thứ từ tốt trở thành xấu, thường thường khởi đầu từ một hành vi rất nhỏ sinh ra. Chúng ta thường bỏ qua các tiểu tiết, mà quên rằng, tất cả mọi bức tranh đẹp đều bắt nguồn từ những chi tiết nhỏ. Chỉ một cái tặc lưỡi, một lần phóng túng, sẽ có vô số lần về sau.

Giống như một số người nghiện thuốc, lần thứ nhất không để ý, sau này lâm vào tình trạng nghiện thuốc mà không thể tự thoát ra được, hủy hoại thân thể của mình.

Giống như lần thứ nhất đến trễ, không bị trừng phạt, vô hình dung dưỡng,hình thành thói quen đến trễ;

Lần thứ nhất hạ thấp yêu cầu đối với chính mình, cuối cùng đối với mình không còn muốn yêu cầu nữa.

Cho nên, đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên.

Lời khuyên dành cho bạn trẻ khao khát thành công: Nằm lòng hiệu ứng “Cửa sổ vỡ” - đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên!

02

Không coi thường, bỏ qua những điều nhỏ nhặt, không chỉ là thái độ sống cẩn trọng, tỉ mỉ của bạn, mà còn thể hiện bạn có tố chất của người thành công hay không. Tố chất ấy chính là lòng kiên trì, không bỏ cuộc.

Trong cuộc sống rất nhiều người đều đang nói kiên trì, nhưng người thực sự kiên trì được lại rất ít. Nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami kể, từ mùa thu năm 1982 ông bắt đầu chạy bộ, mãi cho đến hôm nay, đã kiên trì được mấy chục năm. Thử hỏi, trong số chúng ta, ai kiên trì chạy bộ hoặc duy trì thói quen nào đó nhiều chục năm nay?

Tôi có những người bạn từng tuyên bố kiên trì chạy bộ, nhưng sau vài ngày sẽ bao biện kiểu: Hôm nay bận quá, không thể chạy; hôm nay quá mệt mỏi, để ngày mai chạy; hôm nay tâm trạng không tốt, không muốn chạy…

Nếu như có lần lần thứ nhất kiếm cớ để cho mình từ bỏ kiên trì, thì đến cuối cùng, thường sẽ không muốn kiên trì nữa. "Nếu tôi lấy bận bịu làm cái cớ để không chạy, tôi sẽ không bao giờ chạy lại được nữa. Tôi chỉ có một ít lý do để tiếp tục chạy, và vô số lý do để bỏ. Tất cả những gì tôi có thể làm là giữ cho một ít lý do đó được đánh bóng đẹp đẽ", murakami tiết lộ. Bởi vì ông chưa bao giờ có một lần "lười biếng", cho nên ông kiên trì cho tới bây giờ.

Kiên trì làm một việc, kiên trì làm tới cùng thực sự là rất khó, bởi vì thời điểm chúng ta không muốn làm, kiểu gì cũng sẽ tìm cho mình lý do, để cho mình ở vào trạng thái nhẹ nhõm dễ chịu.

Nhưng mà, dù cho kiên trì một sự việc rất khó, cũng đừng để cho mình một lần có ý nghĩ từ bỏ, bởi vì từ bỏ một lần, lần thứ hai lại càng dễ dàng hơn. Chiếc cửa sổ sẽ không có cơ hội vỡ, nếu ngay từ đầu chúng ta cẩn thận, hoặc nếu chẳng may bị nứt vỡ, hãy nhanh chóng sửa nó, thay vì ngó lơ, mặc kệ coi như không có gì xảy ra.

Cuộc đời bạn cũng thế, muốn thành công, hãy bắt đầu cẩn trọng với những thói quen, nỗ lực nhỏ và kiên trì với mục tiêu cuối cùng. Chỉ một lần thoái lui, thỏa hiệp, hiệu ứng "cửa sổ vỡ" sẽ xâm lấn và phá tan tất cả nỗ lực trước đó của bạn.
READ MORE
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019
no image

Tác giả bài viết khẳng định rằng trên thế giới có 10 triệu người như vậy, còn mình thì tin là nó còn hơn thế, không phải ai cũng có thể tạm coi là thành công ở cái tuổi 30 được. Ở Việt Nam, mình biết rất nhiều người như vậy. Có những người thực sự cố gắng nỗ lực, nhưng họ bị bòn rút nhiều quá, họ phải gánh cả một đất nước trì trệ nên chưa thể thành công được, và họ thực sự cảm thấy mệt mỏi ở cái tuổi 30. Bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực cho những giấc mơ của mình.

nguồn Báo mạng

Tôi muốn hỏi các bạn rằng mọi người có ai muốn sống một cuộc sống hạnh phúc và đơn giản không? Tại sao tôi chỉ muốn sống như thế mà lại khó khăn đến vậy. Con người tốt xấu hay giá trị của con người thì lấy điều gì ra để phán đoán.

Tôi là một cô gái vừa bước vào đầu 3, không có định hướng cho cuộc sống của riêng mình, đối với cuộc đời mình không có hướng đi nào. Tôi không tốt nghiệp đại học vì đang học tôi bỏ giữa chừng, kinh nghiệm làm việc của tôi dường như bằng không vì những việc tôi làm qua chỉ là những việc không đáng nhắc tới.

Tôi đã đi Úc xin việc làm thêm trong kỳ nghỉ. Có thể nói đây là 2 năm hạnh phúc nhất cuộc đời tôi và cũng rất may là hai năm này tôi đã kiếm đủ số tiền để trả cho khoản vay tiền học phí trước đó. Sau khi hết hạn hai năm, tôi giống như bị gửi xuống địa ngục bởi vì tôi phải quay trở về quê hương của tôi, điều mà tôi thực sự không muốn.

Sau khi trở về, tôi đã chuyển một vài nơi làm việc. Một sinh viên không tốt nghiệp đại học, không có kỹ năng chuyên môn thì không thể tiến tới ước mơ của riêng mình được.

Tôi nghĩ rằng nếu tôi không có kỹ năng chuyên môn quá đặc biệt và muốn kiếm được mức lương cao hơn, tôi chỉ có thể trở thành người bán hàng ở một doanh nghiệp nào đó. Mặc dù tôi biết một điều rất rõ rằng tính cách của tôi không hề phù hợp chút nào.

Sau khi vào công ty mới, ngay khi tôi nghĩ rằng mọi thứ đang đi đúng hướng thì công ty lại có vấn đề. Các đồng nghiệp nối tiếp nhau nghỉ việc chỉ trong 3 tháng liên tiếp. Đương nhiên, tôi đã trở thành một nhân viên cấp cao nhất.

Tôi đã suy nghĩ rằng liệu mình có nên rời khỏi một môi trường như vậy hay không, nhưng có quá nhiều yếu tố thực tế cần phải xem xét và tôi bắt đầu hỏi ý kiến của những người xung quanh tôi.

Khi tôi hỏi ý kiến người bạn trai đã kết hôn, có lẽ do tôi thường xuyên phàn nàn với anh ta hoặc có lẽ vì anh ta là người tự lập, không thể giúp tôi vì thế thái độ khi nghe câu chuyện của tôi anh ta có vẻ thờ ơ, lạnh nhạt.

Mặc dù anh ta không nói thẳng ra nhưng tôi cảm thấy lời nói của anh ta đã khiến tôi thấy ý kiến của anh ta rằng “mặc dù công việc này thực sự gây tranh cãi nhưng không muốn tin tưởng vào tôi”.

Gọi về nhà cho mẹ, tôi nói với mẹ rằng tôi muốn thay đổi công việc. Tôi đã nghĩ rằng mẹ tôi có thể hiểu tôi nhưng cuối cùng thì câu chuyện này vẫn gây ồn ào trong gia đình tôi.

Mẹ tôi nói bởi vì tôi không có tiền tiết kiệm nên bạn trai đã không đủ can đảm để cưới tôi. Bà nói “nếu không thì tại sao cha mẹ bên kia lại không đề cập gì đến cưới hỏi?”. Nói đến học vấn không có học vấn, nói đến kinh nghiệm không có kinh nghiệm gì kể cả khi ở Úc.

Nói đến khả năng tôi chả có khả năng gì, tôi thậm chí còn không tự hỗ trợ bản thân mình. Khoảnh khắc này khiến tôi dường như bị vỡ vụn.

Trên thực tế tôi thực sự không muốn dựa vào cha mẹ mình và cũng không cho phép mình làm điều này. Có lẽ tôi chỉ muốn nhận được sự hỗ trợ về tinh thần nhưng hóa ra bản thân tôi chính là người thân nhất và tôi chính là người hiểu tôi nhất. Tôi là người không phải là đồ vật vì vậy sức chịu đựng của tôi có giới hạn.

Trong cơn giận dữ và tuyệt vọng, tôi đột nhiên thực sự muốn buông bỏ tất cả, tôi là một người yếu đuối và sợ hãi, tôi muốn tự kết thúc nhưng điều nực cười là tôi không thể làm được.

Tôi chỉ có thể nói với bản thân mình rằng “Tôi phải dựa vào chính mình, tôi chỉ có thể dựa vào chính mình”, nhưng tôi không có định hướng, tôi không biết mình có thể dựa vào điều gì.

Có phải là do tôi đã làm việc không chăm chỉ hay không? Tôi chỉ là một đồ bỏ đi phải không? Học đại học nhưng không tốt nghiệp liệu có phải là người không có học vấn? Không tìm thấy phương hướng liệu có phải là người thất bại? Những câu hỏi này cứ mãi quẩn quanh trong đầu tôi khiến cho cảm giác thất vọng ngày càng dâng cao.

Có lẽ so với những rắc rối hay gặp phải của nhiều người, tôi thực sự quá nhỏ bé và quá yếu đuối.

Nếu bạn gặp phải trường hợp như cô gái trên thì dưới đây là lời khuyên dành cho bạn.


Cô gái ơi, đừng nản lòng, trên con đường thất bại bạn không hề cô đơn. Những người gặp phải vấn đề tương tự như cô gái đó mặc dù không có số liệu thống kê chính thức nhưng tôi nghĩ có ít nhất 10 triệu người.

Giống như tôi thường nói với đồng nghiệp của mình rằng “Cuộc sống có thực sự hoàn hảo đối với những người lướt Facebook hàng ngày để khoe đồ ăn, khoe ảnh đi du lịch, vân vân hay không?”. Câu trả lời là không bởi vì ai cũng có nỗi đau và mặt khó khăn trong cuộc đời.

Lý do tại sao họ chỉ thể hiện mặt hạnh phúc cho mọi người mà không thể hiện những điều đau khổ, có lẽ là bởi vì họ đang tự mắng bản thân mình.

Một vị huấn luyện viên từng nói “Cuộc sống có một niềm vui nho nhỏ, có hy vọng sống, đừng từ bỏ dễ dàng! Nếu bạn từ bỏ ngay bây giờ, trò chơi đã kết thúc.” Cuộc sống không tốt đẹp như mong đợi vậy đâu là may mắn???

Vấn đề của cô gái này thực sự không quá phức tạp. Có hai điều đó là “Đánh giá thấp bản thân” và “Đánh giá quá cao người khác”. Từ quan điểm “đánh giá thấp bản thân” chúng ta đã thực sự đánh giá thấp chính bản thân mình.

Đúng vậy, mặc dù không tốt nghiệp đại học nhưng cô gái đó lại rất đam mê cuộc sống, nói cách khác là cô ấy không ngừng tìm kiếm một lối thoát trong cuộc sống.

Nhìn vào tình hình hiện tại, cô gái đó đang ở trong một công ty tồi tệ trong một thời gian dài nhưng đã tạo ra giá trị cho công ty đó, chỉ vì công ty gặp vấn đề mà cô ấy tự ép mình đối mặt với vấn đề thất nghiệp. Nhưng liệu cô gái đó đã tự hỏi bản thân mình trước chưa?

“Ngoài vấn đề học vấn thì cô ấy không tự tin về điều gì?”. Chúng ta không nói đến trình độ học vấn vì học vẫn ít hữu ích ở nơi làm việc. Người mà sếp muốn tìm ở nơi làm việc là người có thể giải quyết vấn đề chứ không phải người có trình độ học vấn cao.

Cô gái đó có biết làm thế nào để giải quyết vấn đề không? Cô gái đó có khả năng, sự tự tin và nhiệt tình để giải quyết vấn đề của người khác không? Nếu vậy, cô ấy lo lắng về điều gì? Nếu không, cô ấy lo lắng về điều gì?

Điều cần làm bây giờ là bình tĩnh và xem xét lại những sự việc xảy ra trong cuộc sống của bạn. Hiện tại bạn có tài sản gì trong tay, bạn có thể làm được gì trong ngân sách đó. Ý tôi không phải nói về tiền bạc mà nói về tài nguyên trong con người bạn.

Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân, bạn có thể kinh doanh loại hình kinh doanh nào? Bạn có biết gì về sản phẩm không? Bạn có thích những sản phẩm bạn muốn bán hay không? Bạn có sẵn sàng giúp khách hàng của bạn giải quyết vấn đề?

Nếu không có những điều trên, vậy trong thời gian này không có công việc tốt liệu bạn có đồng ý từ bỏ việc kiếm tiền để đi bồi dưỡng và trau dồi bản thân không? Những quyết tâm, những ý tưởng và khả năng tôi gọi đó là ngân sách cuộc sống.

Khi bạn biết bạn cần phải làm gì, bạn nên bình tĩnh trở lại, nghĩ đến loại cuộc sống mà bạn thực sự muốn sống, đừng quan tâm đến những đánh giá của người khác. Bởi vì mỗi người trong số chúng ta đều là những cá thể độc lập và được sống dưới môi trường khác nhau.

Bạn có muốn sống dưới bầu trời nước Úc thêm một lần nữa không? Bạn có nhớ nụ cười của bạn lúc đó không? Nếu có hãy hít một hơi thật sâu, tận hưởng cuộc sống, suy nghĩ về mục tiêu sau đó quay trở lại đó mà không cần nhìn lại.

Nếu bạn bỏ học đại học, bạn nên vừa đi làm vừa bắt đầu học tập lại. Nếu bạn muốn kinh doanh trước tiên bạn cần phải làm quen với sản phẩm mà bạn yêu thích. Nếu bạn muốn kết hôn hãy để mình được yêu thương. Nếu bạn muốn chạm đến ước mơ bạn phải di chuyển ngay từ bây giờ. Nếu bạn muốn hạnh phúc đừng lo lắng về cách người khác nhìn thấy nó mà là cách bạn nhìn nhận về chính bản thân mình.
READ MORE
Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019
no image


Mai V. Phạm

22-1-2019

Ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và cũng là một trong những kẻ thù của tự do báo chí, từng dõng dạc tuyên bố : “Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất”.

Người Việt có lương tri đều hiểu câu khẩu hiệu vô nghĩa đó của ông Trọng là một sự dối trá trắng trợn, bởi người dân chỉ cần bước ra đường là cảm nhận được rõ rệt thực trạng lụn bại của Việt Nam. Không chỉ lừa đảo dân, ông Trọng và đồng đảng cũng tự lừa dối bản thân với câu khẩu hiệu xảo trá, bởi không ai rõ hơn Bộ Chính trị về thực trạng nguy ngập và kém cỏi của Việt Nam.

Những tưởng hình ảnh chị Dậu “khóc nức nở” đem bán con gái cho vợ chồng Nghị Quế để lấy tiền nộp sưu mà chế độ này lên án, đã không còn nữa. Nhưng hỡi ơi! Xót xa và đau quặn khi những hình ảnh chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt Đèn vẫn còn nhan nhản ở Việt Nam.

Báo Phụ Nữ Việt Nam tường thuật, nhiều bà mẹ ở tỉnh Nghệ An phải liều mạng sang Trung Quốc bán bào thai vì quá túng quẫn và nghèo đói. Chị Lữ Thị P. ở xã Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được người môi giới dẫn sang Trung Quốc, rồi bị giam lỏng chung với một người phụ nữ cùng xã, đợi ngày sinh con. Chị P. kể lại: “Sinh con xong, họ bế đi, cả hai về lại căn nhà trọ được vài bữa rồi trở về. Khi về đến nhà, mỗi người được trả 80 triệu đồng. Có tiền, vợ chồng em đã mua một chiếc xe máy và đem trả nợ”.

Còn chị Lương Thị M. cho biết, “sau khi sang Trung Quốc sinh con như các trường hợp khác, một nhóm người bản địa tới đưa con chị đi nhưng không trả tiền” và còn dọa “nếu không về Việt Nam sẽ giết”.

Theo ông Nguyễn Hữu Lượng, Chủ tịch xã Hữu Kiệm, cho biết, “đã có 22 người phụ nữ trên địa bàn xã vượt biên qua Trung Quốc bán bào thai trong khoảng 2 năm qua”. Đó chỉ là con số thống kê được của một xã. Trên thực tế, tổng số phụ nữ bán bào thai ở các tỉnh phía Bắc chắc chắn cao hơn rất nhiều.

Thời đại rực rỡ hay thời đại khốn nạn? “Thời đại HCM rực rỡ” mà không thể lo lắng được cho dân nghèo có được những thứ tối thiểu, để họ phải rứt ruột bán con, thì rực rỡ kiểu khốn nạn gì vậy?

Trong khi đó, đại bộ phận đảng viên tham nhũng “ăn của dân không chừa thứ gì” và tiếp tục gây thất thoát và lãng phí. Theo báo cáo của thanh tra chính phủ, ít nhất 5 tỉ Mỹ kim ngân sách lãng phí, sử dụng cho mục đích tư lợi. Chỉ cần trích 1% trong tổng số tiền lãng phí mỗi năm, có thể chăm lo được cho hàng chục ngàn hộ rất nghèo, để các bà Mẹ không phải bán bào thai. Thêm vào đó, ‘Đảng ta’ còn trốn dưới danh nghĩa xây dựng tượng đài trị giá hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng để ăn cho thỏa sức. Số tiền lãng phí xây tượng đài có thể trợ giúp hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn hộ nghèo khác.

“Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất” mà ông Trọng tuyên bố, chắc chắn không phải dành cho người dân, mà là thời đại “rực rỡ” đối với đám tham quan ác ôn và không biết tủi thẹn. Trong “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ nhất”, đám đảng viên bòn rút ngân sách, vơ vét của dân, lấy tiền tham nhũng xây biệt phủ; trong khi hàng triệu người dân sống trong cảnh nghèo nàn và cơ cực đến mức tuyệt vọng.

Phải khẳng định rằng, không một người mẹ nào muốn bán con mình để lấy tiền. Khi tình cảnh quá túng quẫn, bị dồn vào đường cùng, họ “cố sống cố chết” bán bào thai vì sinh tồn. Còn nỗi đau nào nhức nhối hơn khi phải bán con vừa sinh ra vì quá nghèo? Còn gì khốn nạn hơn khi quan chức, đảng viên sống trong nhung lụa, trong khi hơn 1.5 triệu người nghèo cả nước đầu tắt mặt tối, quanh năm suốt tháng mà vẫn không thoát nghèo? Điều này chứng tỏ, rằng lực lượng lãnh đạo của đảng Cộng sản vô cùng tàn nhẫn và độc ác. Chúng là “lũ cướp có giấy phép” dùng quyền lực để làm giàu trên xương máu của dân.

Đảng cộng sản chỉ có một quyết tâm duy nhất là duy trì quyền lực cai trị hà khắc đối với nhân dân. Điều 4 Hiến pháp khẳng định quyết tâm này: không ai có quyền lãnh đạo đất nước ngoài đảng cộng sản. Quy định 90-TW được ông Trọng ban hành nhấn mạnh quyết tâm này: chỉ những người do Bộ Chính trị gật đầu phê duyệt mới được lãnh đạo đất nước. Quốc hội và Tư pháp là đám con rối, là bù nhìn.

Trong trái tim và tâm trí của phần lớn các đảng viên, không có chỗ dành cho Tổ Quốc và Nhân Dân. Người cộng sản chỉ có một mối tình duy nhất, đó là tình yêu quyền lực và sự giàu sang. Do đó, yêu cầu ‘Đảng ta’ có lòng nhân đạo với chính người Việt là một “nhiệm vụ bất khả thi” bởi nếu Đảng mà có lòng nhân thì đã không mang tên Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, không thể vì đảng nhất định “giả câm, giả điếc, giả mù” trước thực trạng khốn khổ của người dân Việt Nam mà quốc dân cũng im lặng hoặc vô cảm theo. Phải mạnh dạn tố cáo sự tồi tệ, tham nhũng, hung bạo, dối trá và ác độc của ĐCSVN.

Không có gì thỏa mãn chế độ độc tài cộng sản bằng sự chia rẽ và ganh ghét, bởi thế nó luôn tìm mọi cách để khoét sâu sự chia rẽ bằng mọi giá. Nói cách khác, điều khiến Bộ Chính trị lo sợ nhất chính là, khi người dân học cách bao bọc, trợ giúp, lắng nghe và đoàn kết với nhau. Người ta chỉ có thể liên kết được với nhau khi các bên đồng thuận về cách thức, tư tưởng nền tảng và giải pháp chung.

Trước khi nói đến đoàn kết, người Việt cần học nhất là tôn trọng và che chở cho nhau. Đại đa số người Việt đều là nạn nhân khốn khổ của chế độ cộng sản. Tại sao đều là nạn nhân mà không biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau khi có thể, mà lại tìm cách hại nhau? Đảng cộng sản không dí súng vào đầu người Việt bắt họ phải lường gạt, hoặc hãm hại nhau để làm giàu. Nhưng ở khá nhiều tỉnh và thành phố, người Việt tự hãm hại nhau bằng các hoạt động kinh doanh gian lận, bạo lực với nhau và thậm chí giết nhau vì những xung đột không đáng có.

Tóm lại, thực trạng khốn khổ, khốn nạn của dân tộc Việt Nam sẽ còn gia tăng. Tiếng khóc than của những bà mẹ bán con hoặc bị cướp con sẽ còn kéo dài, khi đảng Cộng sản vẫn giữ quyền cai trị Việt Nam. Muốn thay đổi thực trạng đau thương này, thiết nghĩ người Việt nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là tôn trọng, bênh vực và giúp đỡ nhau. Chưa học cách che chở nhau cũng như đối thoại với nhau, thì khó lòng liên kết thành nhiều khối mạnh để yêu sách dân chủ – tự do với nhà cầm quyền cộng sản. Như cụ Phan Châu Trinh đã dạy cách đây gần 100 năm rằng:

“Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động kỳ cho đến được công bình mới nghe. Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này, thì mai ắt cũng lấy quyền lực đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kỹ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

‘Đã biết sống thì phải bênh vực nhau’, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến. Cho nên mới có câu: ‘Không ai bẻ đũa cả nắm’ và ‘Nhiều tay làm nên bột’. Thế thì dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi lơ láo, sợ sệt, ù lỳ như ngày nay”.
READ MORE
Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019
no image

Mình ủng hộ với quan điểm của tác giả là phải loại bỏ đảng Cộng sản, dùng nguồn lực trong nước là mỗi cá nhân phải cố gắng nỗ lực hơn nữa, xuất phát từ lòng yêu nước của chính mình.

FB Trần Trung Đạo


Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc giành lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài khả năng của đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó đảng CSVN đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Cộng và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô trước đây hay Ấn Độ hiện nay cho thấy, một khi Trung Cộng đã nuốt vào thì khó nhả ra. Trung Cộng chỉ đàm phán khi biết không thể thắng bằng võ lực.

Không bao giờ CSVN có thể buộc Trung Cộng bước vào bàn hội nghị song phương hay đa phương bằng thái độ tương kính và bình đẳng. Chỉ có một Việt Nam văn minh, dân chủ, đoàn kết với một nền kinh tế cường thịnh, một quân đội trang bị bằng kỹ thuật chiến tranh tiên tiến là những phương tiện hữu hiệu trong đàm phán để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Cộng.

Giới cầm quyền CSVN quá lo cho nồi cơm riêng của họ đến nỗi quên rằng Trung Cộng cũng có nhiều thách thức kinh tế xã hội và hạn chế chính trị nội bộ cần phải vượt qua để có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và tiếp tục cạnh tranh với Mỹ, Nhật, Đức.

Quốc gia nào cũng cần ổn định để phát triển nhưng Trung Cộng cần ổn định hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng.

Kỹ thuật quân sự của Trung Cộng đã tiến xa so với thời kỳ chiến tranh với CSVN tháng Giêng 1979, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay cũng đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn trước.

Ngoài ra, các vấn đề tham nhũng, môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng, dân số già nua đang là những mối đe dọa trầm trọng tại Trung Cộng và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế trong tương lai gần.

Khẩu hiệu quen thuộc CSVN hay dùng là “đột phá”, “đột phá tư duy”, “đột phá lý luận” để đuổi kịp các nước láng giềng. Nguồn lực chính của mọi đột phá phải là lòng yêu nước. Thế nhưng, khi Trung Cộng biến Hoàng Sa của Việt Nam thành một thành phố cấp huyện thì không một tờ báo nào được phép đăng dù chỉ mỗi một câu để nói lên lòng yêu nước của người dân thì làm sao có thể gọi là đột phá?

Việt Nam có ba triệu người Việt đang sống ở nước ngoài, tinh hoa Việt Nam có mặt trong hầu hết các lãnh vực và trên khắp thế giới nhưng chưa bao giờ tổng hợp được.

Tất cả chỉ vì sự tồn tại của đảng CSVN.

Nhắc đến hai chữ “Cộng sản”, ngay cả những đảng viên có học chút ít cũng cảm thấy ngượng ngùng. Một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo nào trong nước được các tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài mời sang nghiên cứu hay giảng dạy, nếu không phải là đảng viên, điều mà họ luôn nhấn mạnh một cách hãnh diện rằng họ không phải là đảng viên cộng sản. Đối với các đảng viên, khi ra nước ngoài một trong những điều làm họ khó chịu nhất là bị hỏi ông hay bà có phải là đảng viên cộng sản, dường như một câu hỏi như vậy là một sự xúc phạm đến tư cách con người họ.

Để giành lại Hoàng Sa, Việt Nam phải lớn mạnh thật nhanh, và muốn vậy, chọn lựa đầu tiên của Việt Nam là bước ra khỏi cỗ xe cộng sản già nua lỗi thời hiện nay.

Chuyến tàu mới có thể làm cho không ít người Việt cảm thấy khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu nhưng chắc chắn đầy triển vọng tương lai.

Một thuận lợi mà Việt Nam hơn hẳn Trung Cộng và đã được chứng nghiệm nhiều lần trong lịch sử dân tộc, đó là lòng yêu nước. Trung Cộng là một nước lớn nhưng thường bị các nước nhỏ xâm lăng và cai trị nhiều chục năm, thậm chí nhiều trăm năm.

Nếu Việt Nam có được các điều kiện kinh tế chính trị, kỹ thuật quân sự tương xứng, hay cho dù có yếu hơn so với Trung Cộng, khi chiến tranh giữa hai nước xảy ra chắc chắn Việt Nam sẽ thắng.

Việc giành lại Hoàng Sa và các đảo trong quần đảo Trường Sa là một khả năng, một triển vọng chứ không phải chỉ là một giấc mơ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, trước hết phải tập trung sức mạnh dân tộc để dời cỗ xe ngựa già nua lạc hậu cộng sản hiện nay sang bên lề lịch sử.
READ MORE
Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019
no image

Không ai có thể sống một cuộc đời như ý: Đừng làm nô lệ cho ngày hôm qua hay ngày mai, hãy chỉ biết đến ngày hôm nay thôi

Bạn đã quá để tâm đến thế giới bên ngoài và quên mất việc đi tìm ý nghĩa thực sự cho cuộc sống của mình. Điều bạn cần làm chính là trân trọng những giây phút bình dị nhất từ ngày hôm nay, nếu có cố gắng điều gì đó, hãy cố gắng từ giây phút này. Đừng để đến khi bạn không còn có mặt trên cõi đời này nữa, khi bạn không thể tự ăn uống, tự đi lại, bạn mới thấy tiếc nuối. “Hối hận” luôn là thứ cảm xúc đáng ghét nhất.

Trong cuộc sống, con người luôn có những lựa chọn. Ngay cả những người nghĩ rằng “Từ trước tới nay, tôi không có quyền cũng chẳng đủ dư dả để mà lựa chọn” thì trên thực tế, họ vẫn luôn có xu hướng chọn những thứ mình cho là “tốt”, chỉ là bản thân không nhận ra mà thôi. Điều đó có nghĩa bạn ở hiện tại là kết quả hoàn hảo nhất của những lựa chọn nối tiếp, và sau này bạn vẫn có thể lựa chọn cho mình cuộc đời tốt đẹp hơn thế.

Thông thường, bạn coi trọng điều gì, và sẽ lựa chọn thứ gì?

Khó ai có thể sống một cuộc đời như ý. Việc nuôi dạy con cái vừa nhàn nhã đôi chút, bạn định bụng “Làm việc nào” thì lại phải tiếp tục chăm sóc cha mẹ già, dù có muốn làm việc này, muốn sống ở chỗ kia cũng mãi mà không thể tìm được một công việc, một căn nhà phù hợp.

Chắc hẳn sẽ không ít người trong chúng ta từng có suy nghĩ “Đời tôi chẳng có lấy một việc gì như ý.” Nhưng, sự thật có phải như thế hay không? Thực tế là, mỗi chúng ta vẫn đang lựa chọn mỗi ngày.

Buổi sáng, nghe tiếng chuông báo thức, có dậy hay không là do bạn tự quyết định. Chọn đến công ty bằng đường nào cũng nằm ở bạn, bắt tay làm việc gì trước tiên vẫn là bạn. Dù là công việc hay cách sống, nhất định ở đâu đó sẽ tồn tại những lựa chọn.

Kể cả người đã “chạy chỗ này chỗ khác để tìm việc nhưng đều trượt cả, kết cục phải vào chỗ duy nhất này” cũng không có chuyện đã ứng tuyển hết tất cả công ty trên đời. Ngay tại thời điểm nộp đơn ứng tuyển cũng đã phần nào lựa chọn “Mình có hứng thú với công ty này không?”, “Có khả năng vào được không?” rồi. Vả lại khi lựa chọn, làm gì có ai chọn phương án bất lợi cho mình.

Chắc chắn tại thời điểm đó, bạn đã chọn phương án mình cho là “tốt hơn”. Vì vậy, cuộc đời hiện tại của bạn là kết quả của vô số những lựa chọn trong quá khứ, và là kết quả tốt nhất có thể.

Thế nhưng khi còn khỏe mạnh, chẳng mấy ai hiểu được điều đó. Hầu hết chúng ta đều phải đợi tới khi mắc bệnh, hoặc cận kề giây phút từ giã cuộc đời mới nhận ra sự thật này. Khi bệnh tật, cơ thể không còn tự do nữa, lựa chọn của ta sẽ đột ngột bị thu hẹp lại.

Không ai có thể sống một cuộc đời như ý: Đừng làm nô lệ cho ngày hôm qua hay ngày mai, hãy chỉ biết đến ngày hôm nay thôi - Ảnh 1.
Ngày còn khỏe mạnh, chân ta có thể đi được tới bất kì đâu, miệng ta có thể ăn được bất cứ món gì trong phạm vi khả năng tài chính cho phép. Nhưng một khi cơ thể mất tự do, đi ra cửa hàng tiện lợi đối diện, thậm chí ra đến nhà vệ sinh thôi cũng đủ khó khăn rồi. Đồ ăn thức uống bị hạn chế, và trong một vài trường hợp, chúng sẽ được truyền vào cơ thể bằng ống dẫn thay vì đi qua đường miệng như thông thường.

Tôi hay nghe bệnh nhân than thở rằng:

“Giá mà tôi được đi siêu thị lần nữa.”

“Giá mà tôi được ăn sushi đến no căng bụng lần nữa.”

Và, “Thì ra từ trước đến giờ, tôi vẫn được thoải mái lựa chọn điều mình thích”.

Nhưng thực ra chừng nào bạn còn sống, chừng ấy bạn vẫn có thể tự do lựa chọn. Chẳng hạn, một bệnh nhân không thể tự đi tới nhà vệ sinh có thể chọn dùng bỉm hay dùng bô. Người bị liệt có thể chọn nhờ ai làm người chăm sóc. Cũng có nghĩa rằng tất cả chúng ta vẫn luôn luôn “lựa chọn phương án tốt hơn” cho đến tận giây phút cuối cùng.

Những ai còn đang bực bội vì “Không được sống như mình muốn”, hãy thử nghiêm túc nhìn những thứ mình đang “chọn” trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần bạn nhận ra rằng ta đang có rất nhiều lựa chọn tưởng như đương nhiên, chắc chắn bạn sẽ mong muốn khẳng định bản thân. Và từ ngày mai, bạn sẽ cẩn trọng cân nhắc từng lựa chọn của mình.

Câu hỏi: Hãy thử nhìn lại cuộc sống hàng ngày cũng như cuộc đời mình từ trước tới giờ và viết ra “những thứ bạn đang tự mình lựa chọn”, “những thứ bạn đã lựa chọn được”.

...

Nếu chỉ còn một năm để sống, bạn sẽ mong muốn điều gì?

Nếu bạn là một người ngày nào cũng tất bật “việc phải làm chất thành núi”, hãy thử ngừng tay để nhìn lại xem trong số đó có việc gì “không cần làm cũng được” hay không. Làm vậy sẽ giúp bạn nhìn ra đâu là việc mình thực sự phải làm và thực sự muốn làm.

Hôm nay, điều bạn thực sự muốn làm là gì?

Ngày nào cũng vậy, chúng ta bị những việc “phải hoàn thành” rượt đuổi sau lưng. Nào là “phải làm việc”, “phải dọn dẹp”, “phải gặp gỡ bạn bè”… Nhiều đến nỗi nếu thử đếm sẽ không dứt ra được mất. Rồi những việc “muốn làm” chỉ thoáng hiện ra trong đầu, bạn cũng sẵn sàng đưa nó vào lịch trình, dần dà, chúng biến thành những việc bạn “phải làm” từ lúc nào không hay.

Càng nhiều việc “phải làm”, con người càng trở nên khổ sở. Khi không thể hoàn thành được những việc “phải làm”, bạn sẽ tự trách “sao phân bổ thời gian kém thế”, hoặc bị những việc ấy đuổi theo dồn dập, bạn sẽ chẳng còn rảnh rang mà tận hưởng cuộc sống. Những người như vậy không ngờ lại chiếm số đông.

Hãy thử bình tĩnh nhìn lại mọi chuyện. Hiện tại, việc bạn “phải làm” có đúng là việc cực kì quan trọng với bản thân bạn không? Hay trong số những việc bạn nghĩ rằng mình “phải làm” chắc chắn không có việc gì có thể “mặc kệ” chứ? Nếu đã quá mệt mỏi với những việc “phải làm”, hãy thử bỏ bớt gánh nặng trên vai để giao phó cho ai đó xem.

Không ai có thể sống một cuộc đời như ý: Đừng làm nô lệ cho ngày hôm qua hay ngày mai, hãy chỉ biết đến ngày hôm nay thôi - Ảnh 2.
Trước đây, tôi có một nữ bệnh nhân trạc tuổi ngũ tuần. Chị luôn bị ràng buộc bởi những việc “phải làm”. Khi còn khỏe mạnh, chị làm việc tại một công ty và từng được giao phụ trách một số dự án lớn, đồng thời chị cũng phải một thân một mình chăm sóc người mẹ già mắc bệnh đãng trí. Đột nhiên, chị bị chẩn đoán mắc ung thư, cơ thể cứ thế mà yếu dần đi.

Chị đã nói thế này: “Từ trước tới nay, tôi sống vì mẹ. Bị bệnh thế này, điều tôi đau đớn nhất chính là không thể chăm sóc mẹ được nữa.”, “Tôi phải chăm sóc mẹ cơ mà”, “Tôi là một kẻ vô dụng”.

Thấy chị luôn đau đáu trong lòng những trăn trở ấy, tôi đã hỏi: “Chị có nghĩ rằng từ giờ, dù xảy ra bất cứ chuyện gì, mẹ chị cũng sẽ bình thản đón nhận không?”

Trước câu hỏi của tôi, chị đã mất mấy ngày, cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời. Đó là, giao việc chăm sóc mẹ cho các chuyên gia. Chị đã trút bỏ được gánh nặng “tự chăm sóc mẹ” đeo đẳng mình bấy lâu.

Nhưng có một việc “phải làm” mà chị không bỏ. Đó là, chụp chung với mẹ một tấm hình. Chị đem việc ấy bàn với tôi khi bệnh tình ngày càng xấu đi nhanh chóng, không biết còn cầm cự được mấy ngày nữa. Tôi đã phải gấp rút chuẩn bị, và may mắn thay, buổi chụp ảnh đã diễn ra tốt đẹp.

Năm ngày sau, chị qua đời.

Khuôn mặt rạng rỡ của chị ở trung tâm bức ảnh đẹp và nhẹ nhõm. Phải chăng là do đã hoàn thành “việc quan trọng phải làm” kia?

Câu hỏi: Hãy thử viết ra tất cả những việc bạn “phải” làm. Trong số đó, đâu là việc bạn “muốn thực hiện bằng mọi giá” khi chỉ còn lại chút ít thời gian? Đâu là việc bạn “không cần làm cũng được”?

*Trích từ cuốn sách Sống hết mình cho ngày hôm nay, tác giả Taketoshi Ozawa.
READ MORE
no image

nguồn Facebook
Mình thấy tác giả viết khá đúng và hay. Nỗi khổ của việc nhà nghèo nó cũng giống như nỗi khổ của 1 nước nghèo vậy. Và còn tệ hơn khi người đó lại không chịu cố gắng nỗ lực để thoát nghèo. Với mình nghèo thì không phải tội, nhưng cứ để đất nước, bản thân mình chìm đắm trong cái nghèo thì tội phải không ??

1. Không dám yêu đương, sợ không thể đưa cho đối phương một cuộc sống mà họ muốn.

2. Mua hàng phải xem giá trước tiên.

3. Người ta cầm hàng hiệu ra khoe tôi cũng chẳng biết người ta đang khoe, bởi tôi chẳng biết chút gì về chúng cả.

4. Nghèo đói là tạm thời, nhưng tự ti sẽ đi theo cả đời, còn có bóng ma nữa.

5. Khả năng kinh tế không theo kịp khả năng thẩm mỹ.

6. Giỏ hàng web mua sắm online chật ních, sau lại xoá đi từng cái, từng cái.

7. "Đợi ba kiếm đủ tiền rồi mua cho con nhé." Nghe rất ấm áp, nhưng cũng rất đau lòng.

8. Nhạy cảm với mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc.

9. Thực ra tôi cực kì sợ lúc mình bị bệnh.

10. Khám sức khỏe hồi cấp Hai: suy dinh dưỡng.

11. Càng ngày càng nhận ra rằng: tiền là vạn năng.

12. Ra Bắc vào Nam, trước giờ chỉ dám mua vé tàu hoả, xe khách, không dám đi máy bay.

13. Chưa từng mua bất cứ giày dép, quần áo gì trên 300k.

14. Mặc dù idol tổ chức concert ngay thành phố tôi sống, tôi cũng chỉ có thể đứng ở ngoài cửa sân vận động nghe cả buổi ca nhạc đó thôi.

15. Không có cách nào để cha mẹ có thể làm những việc họ yêu thích.

16. Không dám đi ra ngoài chơi cùng bạn bè, sợ đến lúc thanh toán không kiếm đâu ra được số tiền lớn như thế, rồi bị hiểu nhầm rằng muốn ăn chùa.

17. Chững chạc hơn bạn cùng lứa, không có cái tuổi thanh xuân tươi đẹp vô tư, tự ti, còn rất tự trọng, cố chấp.

18. Tiểu học, giáo viên làm thống kê phương thức liên lạc của phụ huynh. Thầy hỏi: "Số điện thoại nhà em là gì?" Tôi nói nhà không có điện thoại. "Điện thoại của mẹ em?" Tôi nói mẹ không có điện thoại. "Thế điện thoại của ba em?" Ba cũng không có điện thoại. Sau đó, cả lớp cùng cười. Giây phút đó, dường như nói thật cũng là một sai lầm. Từ đó về sau, tôi luôn cúi đầu, không muốn phải chịu đựng tiếng cười đùa bởi "nói sai" nữa.

19. Từ cấp Ba đến Đại học, mỗi lần đến lúc nộp học phí, đều phải lên bục giảng nói rõ về gia cảnh của bản thân. Những con mắt đồng tình của kẻ khác, giống như một mũi tiêm vậy. Chưa từng khóc, chỉ học được một điều: Về sau tuyệt đối sẽ không để con cái trải qua giống tôi.

20. Biết tại sao người xung quanh đều yêu đương mà tôi thì không không? Bởi vì nghèo. Xem phim không cần tiền à? Ăn cơm không cần tiền à? Ngày kỉ niệm, sinh nhật, lễ tình nhân tặng quà nhau không cần tiền à? Với cái điều kiện kinh tế eo hẹp như này, nuôi mình còn không xong nữa là. Tiếp tục FA thôi.

21. Chưa từng ăn qua các món ăn sang trọng, rất khẩn trương, sợ không biết cách ăn, không biết cách dùng dao nĩa, rồi bị người cười chê. Chưa từng vào các cửa hàng sanh chảnh, cả người không tự nhiên chút nào.

22. Cái áo supreme cả chục triệu bạc của người ta, lúc đầu tôi còn nghĩ nhãn hiệu là superme.

23. Sự rụt rè, không dám tỏ rõ tiếng lòng mà nghèo đói mang lại, có lẽ sẽ đi theo bản thân cả đời.

24. Lời nói vụng về, giao tiếp kém, tự ti ăn sâu vào trong máu.

25. Sợ nhất là bốn chữ "môn đăng hộ đối".

26. Tôi kể về bạn cùng phòng của tôi vậy. Lúc học cấp Ba, trong nhà cho rất ít tiền tiêu vặt, ba mẹ nói rằng ăn cơm ở canteen là được rồi. Một lần nọ, có bạn phát tờ rơi giới thiệu về quán ăn vặt của chị bạn ấy cho cả lớp, chỉ không phát cho bạn tôi. Bạn tôi mới hỏi sao không phát cho cậu ấy, bạn kia ngay trước mặt cả lớp nói rằng: Dù sao cậu cũng có mua nổi đâu.

27. Bỏ chữ "từng" đi ạ. Nghèo đói vẫn luôn mang lại ảnh hưởng cho tôi.

28. Hồi nhỏ mơ mộng hoàng tử cùng lọ lem, sau này lớn rồi mới phát hiện chỉ cần đối phương gia cảnh tốt hơn tôi là tôi đã không dám tiếp cận rồi.
READ MORE
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019
no image

nguồn facebook
Hôm rồi tôi có đi ăn trưa cùng anh giám đốc người Nhật, anh tâm sự với tôi rằng: Không hiểu những người làm xuất nhập khẩu, hải quan nước anh có quan tâm đến người dân không?
Tôi nhìn anh ngạc nhiên, anh nói tiếp:
Nhìn đường phố Hà Nội đâu đâu cũng xe điện, đâu đâu cũng bán xe điện, mà những chiếc xe điện này đa phần là hàng từ Trung Quốc. Tất cả những chiếc bình ắc quy của xe đạp điện ấy đều được họ tận dụng từ những chiếc bình ắc quy ô tô đã qua sử dụng một thời gian dài. Giờ họ gia công lại và chế tạo thành xe đạp điện, nên nó có giá thành rất rẻ. Người Việt Nam tham của rẻ nên đã nhập nó về một cách vô tội vạ, chẳng có cơ quan chức năng nào đứng ra kiểm soát chúng.
Tôi nói, vấn đề này em chưa từng được nghe qua, anh nói ra em mới chợt bừng tỉnh. Vì nhà em có cái xe mua của Trung Quốc, mới đi được chưa đầy hai năm nó đã lăn đùng ra chết. Đi hỏi thì họ bảo nó đã không còn tích được điện nên phải thay cái mới. Mà cái bình đó đem về cũng chẳng dùng được nên em vất luôn nó đi.
Anh nói tiếp: Hôm rồi tôi có lên trên Sóc Sơn, chỗ người ta tập kết rác để xem xét tình hình thế nào. "Vì người Nhật rất quan tâm đến rác thải, họ xem xét từ cái nhỏ ấy để đánh giá về tình hình phát triển của khu vực họ muốn đầu tư".
Anh nói, trông thật khủng khiếp, trước mắt anh tràn ngập toàn là những chiếc bình ắc quy hỏng đã qua sử dụng, vứt bỏ ngổn ngang, những chất trong bình chảy ra tràn ngập cả một khu. Anh biết đấy, các chất trong bình ác quy toàn là hóa chất độc hại như a xít, đồng, kẽm, dung dịch điện phân, chì, v.v... Chúng chẳng được xử lý gì cả, vẫn để nguyên xi một góc. Những chất độc ấy có chôn xuống đất thì nó sẽ ngấm vào lòng đất, xuống nguồn nước, v.v..., cứ thế rau củ quả người ta trồng gần đó cũng sẽ bị ô nhiễm. Qua nhiều năm, ăn phải những hóa chất độc hại từ những chiếc ăc quy kia họ sẽ bị đủ các bệnh về tim mạch, mắt, ung thư v.v...
Thật quá là đáng sợ.
Người thành phố có tiền, họ sẽ sử dụng những dịch vụ tốt hơn, sạch sẽ hơn. Chỉ khổ những người dân ven thủ đô phải hứng chịu đủ thứ rác thải từ thành phố đổ về. Vô tình, họ đang tự tàn sát lẫn nhau bằng chính sự kém hiểu biết của mình.
Nếu cứ nhập xe đạp điện một cách vô tội vạ như vậy, chỉ 5 hoặc 10 năm nữa, Việt Nam sẽ thành bãi rác của châu Á. Các công ty, doanh nghiệp đổ dồn về đây để xây dựng nhà xưởng và sản xuất. Trong khi đó, ý thức người dân còn chưa cao, làm sao hiểu hết được những hệ lụy mà những chiếc xe đạp điện kia mang đến. Cái mác xanh, thân thiện môi trường chỉ là cái nhìn trước mắt, còn về lâu dài là cả một hệ lụy không hề nhỏ.
Nhìn anh có vẻ đăm chiêu, tôi hỏi tiếp: Vậy theo anh thì nên làm sao?
Anh nói, đất nước tôi đa phần sử dụng xe đạp điện và xe máy điện đạt chuẩn, những chiếc bình ác quy đều là sản phẩn tốt, có thể xử lý được sau khi hết hạn sử dụng. Bởi công nghệ xử lý rác thải cũng tiên tiến và khoa học hơn Việt Nam rất nhiều, chuyện để những chiếc bình ắc quy ngổn ngang không xử lý như vậy là tuyệt đối không có.
Tôi nghĩ Việt Nam muốn tốt lên chắc phải còn một quãng đường xa nữa.
READ MORE
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019
no image

FB Nguyễn Anh Tuấn

5-1-2019

Bộ Y Tế là cơ quan quản lý Y tế cấp nhà nước, trực thuộc Chính phủ.

Bộ Giáo Dục là cơ quan quản lý Giáo Dục cấp nhà nước cũng, trực thuộc Chính phủ cũng.



Thế Bộ Chính Trị có phải là cơ quản quản lý Chính Trị cấp nhà nước, trực thuộc chính phủ? Dưới quyền điều hành của Thủ Tướng? Không mới hay. Bộ Chính trị không có bộ trưởng. Không do Quốc hội phê duyệt lãnh đạo bộ, theo đề nghị của thủ tướng, như các bộ khác. Hiến Pháp, Pháp luật Việt Nam, không có một dòng nào về Bộ Chính Trị. Bộ Chính Trị không tồn tại trong Hiến Pháp, hoạt động ngoài vòng Pháp Luật.


Vậy Bộ Chính Trị là cái giống gì?

Tổng quát thì, nước ta có khoảng 4 triệu đảng viên cộng sản. 4 triệu đảng viên này, bầu chọn nội bộ, ra 200 Uỷ viên trung ương của đảng này. 200 Uỷ viên trung ương này, bầu chọn nội bộ ra 19 người (khoá 12), gọi là các “Uỷ viên Bộ Chính Trị”.

19 Uỷ viên Bộ Chính Trị này, chính là những vị được nội bộ đảng cộng sản bầu chọn để nắm quyền cao nhất, điều hành các công việc nội bộ của đảng cộng sản. Đó hoàn toàn là chuyện nội bộ của đảng cộng sản. Còn về bộ máy nhà nước và các hoạt động của nó, thì:

Về mặt chính thức, để hợp Hiến, hợp Pháp hoá bộ máy Nhà nước, cũng như các hoạt động của nó, trước Công dân cả nước, cũng như Quốc tế, sau mỗi kỳ tổng tuyển cử bầu ra các Đại Biểu Quốc Hội, đảng nắm đa số ghế trong Quốc hội, đề cử ứng viên nắm giữ các vị trí lãnh đạo nhà nước như:

Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch nước

Thủ tướng



Để Quốc Hội bỏ phiếu thông qua.

Chính phủ, cùng các bộ ban ngành trực thuộc Chính phủ, tổ chức bộ máy, cũng như tổ chức hoạt động điều hành quốc gia, dưới sự bỏ phiếu thông qua, và giám sát của Quốc hội. Như thế là hợp Hiến, hợp Pháp, phù hợp với thông lệ – hợp tác quốc tế.

Thế nhưng, bởi vì nước ta chỉ có duy nhất một đảng, là đảng cộng sản. (Mọi công dân có ý tưởng thành lập đảng khác, đều bị quy tội chống đảng cộng sản – suy diễn ra là chống nhà nước, phản cách mạng, bị bắt bỏ tù ráo.). Thế nên 95% đại biểu Quốc Hội là đảng viên đảng cộng sản. Thế nên mặc dù Danh chính ngôn thuận, thì Quốc Hội là do cử tri cả nước bầu ra, được coi là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhưng trước khi Quốc Hội bấm nút thông qua bất cứ quyết sách lớn nào của Quốc gia, các đại biểu Quốc hội, là đảng viên đảng cộng sản, thay vì suy nghĩ và lựa chọn như là để đại diện cho ý chí nguyện vọng của các cử tri đã bầu ra mình, thì lại còn phải nghe lệnh từ các lãnh đạo đảng mình.

Kiểu như: “Các đồng chí đảng viên, phải thực hiện nghị quyết của Bộ Chính Trị.”; “Việc này, Bộ Chính Trị đã có chỉ đạo, các đồng chí phải bỏ phiếu theo nghị quyết, không được làm trái.” Thế là quyết sách của Quốc Hội, thay vì vì Dân, vì Nước, thì lại thành ra là vì lợi ích riêng của đảng cộng sản.

Thế là, Quốc Hội trở thành bù nhìn. Hoạt động của Quốc Hội thành ra là diễn kịch cho Nhân Dân và Quốc tế xem – một vở kịch tốn một tỷ mỗi ngày. Để hợp thức hoá ý chí của nội bộ đảng cộng sản. Mà lẽ đương nhiên, chả có lãnh đạo đảng nào lại không chăm chăm chỉ vì lợi ích của đảng mình, nhất là khi cử tri không có đảng khác để bầu.

Đảng cộng sản ở Việt Nam đương nhiên là muốn duy trì mãi cái thế độc quyền cai trị, cái thế mặc nhiên ăn trên ngồi trốc, cái thế cao hơn tất cả, cao hơn, ở trên Hiến Pháp, nằm ngoài vòng Pháp luật của họ. (Đảng viên cộng sản, sau khi bị kỷ luật đảng, khai trừ ra khỏi đảng, thì các cơ quan bảo vệ Pháp Luật mới được vào cuộc điều tra, khởi tố, xét xử.)

Như cựu Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, ngay sau khi về hưu đã dám có một vài phút nói thật: “Chế độ ta là một chế độ phong kiến, các Uỷ Viên Bộ Chính Trị (cán bộ lãnh đạo đảng cộng sản) như các vị vua tập thể.”

Thế đấy. Bộ Chính Trị là một nhóm người, vốn là lãnh đạo nội bộ của đảng cộng sản, bằng những chiêu trò vi phạm Hiến Pháp, ngoài vòng Pháp Luật, đã đang chi phối, chỉ đạo mọi quyết sách của Quốc Hội và Chính Phủ, vì lợi ích nội bộ của đảng cộng sản, mà không ít khi là đi ngược lại ý chí nguyện vọng của Nhân Dân, tổn hại cho đất nước.

Là một Công dân, một cử tri, ta cần nhận diện rõ sự thao túng biến Quốc Hội – cơ quan quyền lực cao nhất – thành trò cười như thế này, của cái bọn có tên là Bộ Chính Trị, để suy xét và đưa ra quyết định của mình, trước và trong mỗi kỳ bầu cử, mà mình tham gia.
READ MORE