Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019
no image



1. Mỗi ngày
- Không làm cú, ngủ sớm dậy sớm, bảo đảm giấc ngủ 7 tiếng
- Dành 20-60 phút để học tiếng Anh, đọc sách
- Dành 20-40 phút để vận động tay chân
- Ăn chút hoa quả
- Dành 15-30 phút để chăm sóc da (sang lên nào!)

2. Mỗi tuần
- Gọi điện cho bố mẹ ít nhất 1 lần
- Dành 3-12 tiếng học tập hoặc nâng cao một kỹ năng nào đó
- Vào bếp ít nhất 1 lần, học nấu ăn, ít nhất bạn có thể chăm sóc cho bản thân
- Dành 2-6 tiếng tham gia các hoạt động tập thể hữu ích
- Cân 1 lần, kiểm soát tốt trạng thái cơ thể của bản thân
- Dọn dẹp sắp xếp phòng 1 lần
- Dành ra 20-40 phút để suy nghĩ lại, lên kế hoạch

3. Mỗi tháng
- Gửi một lời hỏi thăm cho người bạn đã lâu không liên lạc
- Dành một niềm vui bất ngờ cho người bạn yêu thương
- Hẹn người bạn, người hướng dẫn, đồng nghiệp quan trọng hay thân thiết, mời ăn một bữa cơm
- Dành khoảng thời gian từ 2-4 tiếng để ở một mình, đánh giá lại bản thân trong thời gian qua
- Xem một bộ phim điện ảnh
- Làm quen với một người bạn mới
- Đọc hết một cuốn sách

4. Mỗi quý
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch với hành trình ngắn khoảng 2-3 ngày
- Tặng cho bố mẹ một món quà
- Tặng cho bản thân một món quà
- Hỏi thăm người thân của bố mẹ
- Làm quen với một người rất đáng để bạn học hỏi
- Tham gia 1 một hoạt động giải trí như một buổi biểu diễn ca nhạc, một buổi hòa nhạc, một buổi diễn kịch, một cuộc triển lãm...
- Học thêm một kiến thức hay một kỹ năng mới
- Tâm sự mỏng với người yêu hoặc bạn đời về cuộc sống gần đây
- Duy trì ngoại hình xinh gái, đủ để đi thả thính

5. Mỗi năm
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch từ 5 ngày trở lên
- Kiểm tra sức khỏe toàn diện một lần, dẫn theo cả cha mẹ, người yêu
- Nếu ở xa nhà, hãy cố gắng về nhà ít nhất hai lần
- Dựa theo khả năng kinh tế của bản thân, đưa bố mẹ một bao lì xì thật to
- Sắp xếp lại đồ đạc, loại bỏ những món đồ bản thân không dùng đến nữa
- Đón một sinh nhật khác biệt
- Tự thưởng cho bản thân thứ mình thích, một món quà có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
- Qua sự cố gắng của bản thân ít nhất phải đạt được một điều đáng để ghi lại
- Cố gắng làm một bài tổng kết toàn diện về bản thân trong năm qua, và lập kế hoạch cho năm mới

Bạn cần sống thật tốt qua từng quý, từng tháng, từng tuần, từng ngày...Tích lũy những thành công nho nhỏ sẽ giúp bạn thấy cuộc sống thật ý nghĩa và mình có thể làm những điều lớn lao hơn nhiều!

_____________
READ MORE
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019
no image

Đọc thông điệp đầu năm 2019 của anh Vượng, chắc chả ai ngờ là giờ đây VIN đã bán Vinmart, VinEco, VinPro và Adayroi! thì đóng cửa. Vì anh đã chém là không thu hẹp mà chỉ mở rộng thêm mảng dịch vụ!

Anh Vượng vốn là thần tượng của biết bao người Việt. Đúng thôi, vì anh giàu nhất VN, là tỷ phú đô la. Đương nhiên anh là người giỏi, rất giỏi, nhiều người nghĩ là anh không thể sai. Vì người giàu luôn đúng! Thực tế anh đã từng sai, chẳng qua người ta lấp liếm đi để biến sai thành đúng. Cái sai đầu tiên của anh là tự nuôi quân để thiết kế xây dựng. Giá phải trả không nhỏ, nó khiến anh phải miễn phí dịch vụ 10 năm cho các cư dân “Roi” và “Tham”, là các dự án có thiết kế dở nhất.

Vừa rồi, anh VIN tiếp tục tặng điện thoại Vsmart cho cư dân Vinhomes như món quà tri ân, khiến nhiều người xôn xao, cảm phục! Anh tri ân thật không? Mình cho không. Đó cũng là thủ pháp biến sai thành đúng của VIN, giống như việc tặng phí dịch vụ nói trên mà thôi.

Tại sao lại nhận định như vậy?

Đó là do VIN đã sai khi sản xuất ồ ạt điện thoại với cấu hình thấp, bán không nổi thì đành phải tặng thôi, mà chả còn tặng ai được khác ngoài khách hàng cũ, với cái tiếng là tri ân. Vì điện thoại là món đồ công nghệ, ế thêm 6 tháng nữa thì cho cũng chẳng ai thèm lấy. Mấy cái điện thoại hàng tặng của VIN đang có cấu hình hạng bét so với các loại đt đang bán. Giá khoảng 2 triệu đồng. Cư dân Vinhomes có thu nhập từ trung bình khá đến cao, nên đảm bảo đa số không thèm dùng điện thoại này, họ sẽ đem cho hoặc bán lại. Điện thoại này chỉ hợp với người già và nghèo, trẻ con cũng không thích, do chơi game sẽ yếu.

Có nghĩa là VIN đã định vị sai đối tượng được tặng. Tặng cái người khác không cần là tối kỵ, sẽ khiến cho chiếc điện thoại trở nên bị coi thường, rẻ rúng. Lẽ ra, cư dân phải được tặng loại cao cấp nhất, nhì mới phải.

Cũng có thể, VIN muốn phát tán sản phẩm của mình theo kiểu rẻ tiền như phát tờ rơi ở ngã tư. Những cách đó là cách hạ cấp, không dành cho những sản phẩm được định vị thương hiệu ở mức cao. Hai triệu đồng cho một món quà thì không phải là nhỏ, nhưng thà rằng tặng rau sạch như trước, thì còn giá trị hơn. Vì rau sạch là sản phẩm cao cấp tuy giá trị thấp.

VIN có thêm chính sách bán bia kèm lạc là tặng xe Fadil hoặc voucher mua xe trị giá 350 triệu đồng khi mua shop house. Hành động này cũng gặp phải vấn đề gần giống. Vì xe Fadil là thương hiệu cấp thấp, dân có vài chục tỷ mua shop house của VIN sẽ ko mua xe đó. Thậm chí các dòng sedan hay SUV cũng rất khó để thuyết phục những người có mấy chục tỷ. Vì người giàu thì cần thương hiệu và sự an toàn tính mạng.

Nhưng việc kèm lạc đó lại khiến cho người mua đặt ra câu hỏi, phải chăng giá nhà đã bị đẩy cao thêm 350 triệu đồng để bù vào cái xe?! Thủ thuật bán hàng đương nhiên là phải thế. Chính điều đó có thể khiến cho việc bắt buộc kèm lạc này làm giảm đi khả năng tiêu thụ shop house, cho dù voucher có thể bán lại (kiểu gì cũng chỉ bán được nhiều lắm là giá 300 triệu đồng thậm chí thấp hơn hoặc khó bán).

Động thái thứ 3 của VIN là công bố mỗi chiếc xe bán ra VIN chấp nhận lỗ 300 triệu đồng! Cách quảng bá sản phẩm này khá cũ và rẻ tiền. Giống hệt đi mua rau ngoài chợ. Người bán luôn mồm kêu phải chịu lỗ hoặc lãi không đáng kể dù có thể họ đang chặt chém. Kiểu ấy may ra bịp được các mẹ bỉm sữa.

Phải chăng VIN đã thay đổi cách PR, thay vì theo hướng chảnh chó thì hạ cấp, bình dân hóa?! Họ đang tự mâu thuẫn khi quảng cáo xe luôn mồm có từ đẳng cấp nhưng lại khoe là bán lỗ? Ai tin?

Mình cho rằng, thời điểm hiện tại là thời điểm khó khăn nhất của VIN, có thể nói là đứng trên bờ vực. Tuy tiền họ còn rất nhiều nhờ vào bất động sản siêu lợi nhuận, nhưng họ lại đang sở hữu 2 cỗ máy đốt tiền là ô tô và điện thoại. Nếu 2 ngành này mà không kịp có lãi sớm trong vòng 3-5 năm tới, thì có thể nó sẽ giết chết VIN. Vì BĐS sẽ ngày càng khó khăn, do thị trường dần tới điểm bão hòa. Bão hòa không phải do đa số dân đã có đủ nhà, mà là do người có đủ tiền mua nhà Vinhomes thì đã mua đủ. BĐS còn có chu kỳ suy thoái, nếu điểm đáy rơi vào trước khi 2 ngành công nghệ, chế tạo này có lãi thì VIN sẽ chết hoặc tan rã.

Lưu ý là các dự án BĐS của VIN phần nhiều là đã chạy thủ tục từ thời Thủ tướng 3X, dễ hơn thời điểm này nhiều. Khi mà anh em quản lý rón rén hơn trước, vì sợ vào lò. Mà dự án BĐS thành bại thì phụ thuộc chính vào quan hệ, để chạy thủ tục được nhanh. BĐS cũng là ngành mà có nhiều khoản chi bẩn nhất. Thế mạnh của VIN chính là việc mua lại đất công ở vị trí trung tâm để xây chung cư. Các dự án đó khó mà tránh khỏi có tiền nổi tiền chìm và lợi thế quan hệ mang tính quyết định.

Việc bắt anh Vũ, em trai anh Vượng, thực tế là cú dằn mặt của bác cả. Đó là lời cảnh báo chính anh, nếu anh không “làm người tử tế” thì anh cũng có thể bị hốt. Việc xử lý nguyên thứ trưởng Bộ QP, do liên quan đến việc bán đất QP, chắc chắn khiến anh phải suy nghĩ.

Việc bán Vinmart, VinEco, đóng cửa VinPro, Adayroi! (chắc do không ai mua), đơn giản là để cắt lỗ chứ không phải như những lời hoa mỹ mà báo chí, seeder bơm thổi. Theo mình biết thì mấy thứ này chưa bao giờ lãi, hoặc lãi rất ít. Nhưng vì BĐS có nhiều khoản tù mù, nên cần những thứ đó để xào nấu. Sắp tới, do BĐS bị thu hẹp, nên những những thứ đó phải bị đẩy đi thôi. Sản xuất ô tô, điện thoại, TV thì không cần phải xào nấu gì đáng kể so với BĐS.

Nói gì nói, mình ủng hộ anh Vượng chuyển hướng sang sản xuất, vì dù sao nó cũng bền vững hơn là BĐS. Nhưng thời điểm này, mình thấy lành ít dữ nhiều. Số phận của VIN sẽ phụ thuộc vào canh bạc Vinfast, VIN đặt cược cả tập đoàn vào đó. Vì thế, VIN có thể sánh vai được với các tập đoàn công nghệ thế giới hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào công PR, định hướng dư luận, để thuyết phục khách hàng. Không hề đơn giản.

Thế giới công nghệ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, những hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Motorola, Palm One, RIM (Blackberry), Ericson, IBM, HTC… một thời đình đám có thể chết hay ngắc ngoải sau 5 năm. Hàng chục năm nay, ngoài Tesla, cũng không thấy có hãng ô tô nào mới nổi lên nhanh kiểu thánh Gióng, mà chỉ thấy các hãng hàng trăm năm tuổi chết đi hoặc bị bán.

Nhiều người so sánh Vinfast với các hãng xe Nhật, Hàn, để kích động tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Họ sai lầm khi không thấy điều khác biệt rất lớn là lúc đó người dân Nhật, Hàn yêu nước thật sự, lòng dân về 1 mối, họ chấp nhận hi sinh quyền lợi cá nhân để vun đắp cho các hãng nội địa. Còn VN, lòng yêu nước đang bị phân hóa, anh em yêu nước cũng đông nhưng anh em chửi nước cũng đông, lòng dân ly tán, thì kích động được 1 ông yêu nước thì bị 3 ông ghét chế độ kéo ngược lại. Đó là thử thách lớn nhất của VIN trong công tác PR.

Mình thấy phương án PR của VIN có 1 sai lầm mang tính chiến lược, đó là chơi kiểu tư duy nhị nguyên, địch ta. Tức là cố tình đẩy mình vào thế là kẻ thù của anh em phản động. Tinh thần dân tộc đâu buộc phải đồng nghĩa với yêu chế độ. Mà thành phần phản động sẽ càng ngày càng đông, đó là tương lai của đất nước, như thế khách hàng tiềm năng của VIN sẽ càng ngày càng giảm.

Doanh nghiệp nội địa đi theo hướng PR dân tộc là đúng, nhưng vẫn có thể đi 2 hàng, phải để đường lùi, nhỡ sau này chế độ thay đổi thì DN vẫn phải trường tồn.

Tất nhiên PR kiểu 2 hàng là rất khó, cần trình cao, làm sao để không mất lòng phe nào. Nhưng không phải là không thể làm được. Ví dụ như phe anh 3X, rõ ràng là CS, nhưng nhóm PR của ảnh vẫn chăn được khối anh em dân chủ. Thế là cao thủ.

Dương Quốc Chính


(FB Dương Quốc Chính)
READ MORE
no image

Nói thật đi, bạn có nhớ 10 năm qua, mình đã có được những điều gì mình từng dự định, hay đã học được những bài học mới từ những sai lầm và trải nghiệm?
Lời hồi đáp 2010s: Bạn đã làm được gì trong suốt 10 năm qua? - Ảnh 4.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, trong suốt 10 năm vừa qua, mình đã đật được những điều gì? Học được những bài học gì và có những trải nghiệm gì? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua hashtag #10dieutoihocduoc để cùng nhìn lại 10 năm đầy ý nghĩa của thế hệ này nhé!
Bạn đang nghĩ rằng có phải quá "cliche" khi cứ tới cuối năm lại ngồi "hồi đáp", nhớ lại về một năm đã qua không? Tôi cũng không phải người hay có thói quen nhìn lại một năm thường xuyên, hoặc chí ít chỉ nghĩ trong đầu chứ không viết ra. Nhưng một thập niên đã trôi qua, 10 năm cuộc đời đã lần hồi về quá khứ. Thập niên 2010s, chẳng phải vốn là một điều đặc biệt với những lần đầu phải không?
Cuối năm 2009, tôi mới biết dùng Facebook, mạng xã hội vẫn còn manh nha với rất ít tính năng. Sự lan tỏa - tính "viral", là điều còn quá mới mẻ khiến người ta ít có động lực viết và chia sẻ trên Facebook. Hồi đó cũng ít trào lưu như bây giờ, 9x vẫn còn quá trẻ để viết ra những thứ truyền cảm hứng hay xúc động như vậy, 8x là một lớp người thực tế hơn còn 7x hay 6x sẽ chẳng bận tâm tới Facebook. Đến năm 2019, mọi thứ đã khác xưa rất nhiều - chúng ta có nhu cầu chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ và kết nối hơn bao giờ hết. Đó là động lực bên trong để tôi, và bạn, muốn nhìn lại quãng đường 10 năm đã trôi qua của mình. Còn động lực bên ngoài ư?
Cả một thế giới đầy biến động, cả một tuổi trẻ đầy mơ mộng. Những con đường mở ra, những cánh cửa đóng lại và cuộc đời vẫn chưa dừng lại.
Thập niên 2010s, tôi bước vào đại học rồi ra trường đi làm. Số năm tôi ngồi trên ghế giảng đường cũng ngang ngửa như quãng thời gian tôi lăn lộn với công việc. 10 năm ấy với tôi như một chiếc bập bênh, bên kia là học hành và thời sinh viên nhiệt huyết, bên này là ngày tháng làm quen với công việc với vấp ngã, đứng dậy rồi lại… vấp ngã. 10 năm nào chẳng có người bước ra khỏi trường học nhập cuộc vào biển lớn? Nhưng 10 năm của thập niên 2010s, hành trình học hành - công việc của chúng tôi được kể đan xen với nhiều hơn câu chuyện trầm cảm, khủng hoảng tuổi trẻ, vấp ngã, người trẻ Millennial biến động, kỳ vọng và thất vọng. Đó là 10 năm tôi được nghe không biết bao câu chuyện về những trăn trở cuộc đời, trượt dốc tinh thần, một lá thư xin việc bị từ chối giữa thị trường lao động đầy cạnh tranh, một lần buồn bã khi cánh cổng du học đóng lại. "Tao buồn quá", "Mày thấy tao có tệ quá không?", "Rồi tương lai mình sẽ như nào nhỉ?"; Facebook Messenger mà có thể lên tiếng, nó sẽ đòi trả lại hết nỗi buồn cho người dùng vì quá tải.
Nếu thập niên vừa qua đã là một quãng đường tệ nhất bạn phải đi, chắc chắn 10 năm tới sẽ bớt chông chênh hơn. Chúc mừng tất cả bạn bè của tôi và cả những người xa lạ ở bất cứ đâu trên thế giới, nếu bạn đọc được những lời chia sẻ này, chúng ta đã bước qua quãng đường 10 năm "thành công", chí ít cũng có chút thời gian bình tâm để nhìn lại một phần tuổi trẻ.
Thử bắt đầu bằng 10 điều chúng ta đã đạt được trong thập niên vừa qua đi, tôi trước.

1. Bước vào trường đại học thành công và hiên ngang rời khỏi trường đại học dù nỗi lo thất nghiệp đè nặng lên vai. Hóa ra mọi thứ không màu hồng như người ta nói.

2. Có một cuốn sổ tiết kiệm nhỏ để chứng minh tài chính khi đi du lịch

3. Đặt chân được tới hơn 10 quốc gia, yay!

4. Cái khó không phải là có thêm nhiều bạn, cái khó là biết buông bỏ những mối quan hệ độc hại và chấp nhận rằng càng lớn sẽ càng có ít bạn bè.

5. Nhận ra rằng 30 không phải là 20 lần hai. 30 là 30 - là khi sức lực và trí lực đã suy giảm. Thực tế cuộc sống khắc nghiệt vậy, đừng tô hồng nó.

6. Có trong tay thêm nhiều trách nhiệm cần phải đương đầu khi bước vào thập kỷ tiếp theo. Bỗng nhớ hồi đi học, cuộc đời nhẹ bỗng.

7. Hiểu được mình hơn, trong chính bản thân mình và trong mối quan hệ với xã hội. Tự dưng phải "nhét" vào đầu nhiều chính trị, lịch sử, triết học, xã hội học hơn; không còn hỏi "tại sao tôi phải quan tâm tới nước Mỹ hay Trung Quốc"?

8. Biết được đam mê và tìm được con đường cho bản thân: Viết lách.

9. Từng chán ghét việc học cho tới giữa thập kỷ và nhận ra rằng nếu không có kiến thức - dù là từ trường lớp hay đời sống, bạn sẽ bị lãng quên giữa dòng đời.

10. Chấp nhận bản thân là một cá thể không hoàn thiện.

10 năm là khoảng thời gian dài với nhiều người để quên đi số quần áo bạn đã mua, chính xác cuốn sách bạn đã đọc hay những lần ăn chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng của tuổi trẻ. Nếu bạn không nhớ mình đã đạt được điều gì, hãy thử trả lời những câu hỏi đơn giản hơn này, và theo trình tự xếp lại cuộc đời mình.
- Ai là người đã có ảnh hưởng nhất với cuộc đời bạn suốt 10 năm qua?
- Điều gì khiến bạn từng nhảy cẫng lên vì vui sướng?
- Bạn đã bao giờ nhận ra điều gì khiến bản thân sững sờ đến vài ngày?
- Công việc bạn đang làm, ngành học bạn đang theo đuổi có phải đam mê không?
- Tuyên ngôn sống nào bạn thực sự tâm đắc và liên tục phản chiếu lại cuộc sống?
Tôi gợi ý vậy thôi, còn phần trả lời còn lại là của bạn.

Thập niên 2010s đưa cho chúng ta vô vàn lựa chọn nhưng cũng lấy đi những con đường tưởng như bằng phẳng. Thập niên 2010s khiến chúng ta hoài nghi hơn về bản thân, về tương lai của người trẻ và liên tục đặt ra câu hỏi cho mỗi người: Chúng ta là ai và chúng ta tồn tại để làm gì? Tôi có Facebook để kết nối nhiều hơn trong 10 năm qua nhưng 10 năm đó tôi cũng lóng ngóng với các mối quan hệ bạn bè, để nhiều người rời xa mình hơn. Tinder cho tôi nhiều hơn lựa chọn yêu đương, hẹn hò nhưng lại lấy đi của tôi niềm tin vào một nửa đích thực của cuộc đời mình. Một thập niên ngắm nhìn những "ngọn đồi xanh hơn", từ Instagram tới Tinder, từ Facebook tới LinkedIn, tôi găm vào mình suy nghĩ cuộc đời ai cũng đẹp hơn mình, sẽ luôn có người tử tế và tốt đẹp hơn người yêu mình. Những liên kết càng nhiều thì càng dễ đứt gãy, có hàng trăm người bước vào cuộc đời mỗi người trong một thập niên, đổi lại hàng trăm người khác bước ra.


10 năm trước, chúng bạn còn tíu tít trên sân trường cấp ba, ước mơ xa vời về những ngày tháng thành danh trên đường đời. Nhìn lại cuốn lưu bút ngày xanh, không phải một trang nữa đã được lật dở - cuộc đời của nhiều người có lẽ đã sang hẳn một cuốn sách mới, ít nhất là cũng làm lại cuốn hộ chiếu: Thảo giờ đã có 2 con, Linh giờ đã lấy chồng và đi định cư nước ngoài, Hùng vẫn đang dở dang với con đường tiến sĩ dù còn rất trẻ. Cũng có người đã nằm xuống mãi mãi, trong một mùa thu nắng vàng. Nếu một ngày gặp lại tất cả những người bạn cũ, chúng tôi sẽ chào nhau: "Thời gian trôi nhanh quá nhỉ, lâu lắm mới lại gặp mày".

Bố mẹ tôi già thêm 10 tuổi, đứa cháu họ ngày nào còn bé xíu giờ đã vào cấp ba, tôi cũng không còn là cậu thanh niên 18 tuổi nữa, gần 30 rồi chứ bé nhỏ gì nữa đâu. Bạn có thể mất vài chục năm để trưởng thành và hiểu được những giá trị của cuộc sống nhưng chỉ cần vài tháng, vài ngày thậm chí là trong một khoảnh khắc để vuột mất người thân trong gia đình. 10 năm đủ để bạn và tôi hiểu hơn được những lời dặn dò của bố mẹ, rằng "cố gắng học hành chăm chỉ con nhé", "đừng đi chơi về muộn", "ra ngoài phải hết sức cẩn thận"...
"Rồi ba mẹ cũng không ở bên con cả đời được, nếu không biết tự chăm sóc bản thân thì ai lo cho mày được" - bạn tôi kể rằng hồi còn học cấp ba, mẹ nó hay mắng vốn như vậy. Tháng mười một vừa rồi cũng là tròn một năm ngày mẹ nó qua đời. 10 năm, bạn là một người rất may mắn nếu chưa phải gạt nước mắt tiễn một người thân yêu nào rời khỏi nhân gian.

Sẽ không có quá nhiều lần 10 năm để chúng ta ngồi lại và nghĩ về cuộc đời - dù tôi biết bạn có thể ngồi hồi tưởng lại bất cứ lúc nào, ai cũng chờ một cái "cớ" để ngẫm nghĩ mọi thứ đã qua. Tôi tự hỏi rằng liệu khi 38 tuổi, tôi có thể dành nhiều tâm huyết để nghĩ về 10 năm đã trôi qua không? Và khi 48 tuổi nữa, tôi có còn đủ minh mẫn để viết lại mọi thứ không? Ở nửa sau của cuộc đời, sự tiêu cực có thể bủa vây lấy chúng ta: Sức khỏe giảm sút, trách nhiệm gia đình, áp lực con cái, những đam mê và ước mơ có thể phải gác lại từ khi bước qua ngưỡng 30. Ở thời điểm hiện tại, dù người ta có gọi chúng tôi là một thế hệ kiệt quệ, tôi vẫn thấy cuộc sống cho mình nhiều đặc ân để cân bằng với sự tiêu cực, từ đó mới có động lực để nhìn lại 10 năm đã qua.

10 năm qua, tôi biết yêu, ghen, từ bỏ và lại yêu.
10 năm, tôi được tới nhiều đất nước hơn số địa danh cả cuộc đời bố mẹ từng đặt chân tới.
10 năm, tôi hân hoan với tháng lương đầu tiên, chiếc điện thoại đầu tiên.
10 năm, tôi biết sức mình còn có thể leo núi, tham gia chạy bán marathon…
10 năm, tôi có những kỷ niệm và trải nghiệm thực sự đáng nhớ, ghi dấu ấn một tuổi trẻ cuồng nhiệt và mê say.
10 năm, tôi hiểu mình hơn sau bao tháng năm cố gắng hiểu người.

Còn bạn, một thập niên đã trôi qua để lại trong bạn những ấn tượng gì?
READ MORE
no image




Vậy, bạn cần những gì? Câu trả lời ở đây:

1. Phải giỏi chuyên môn, nếu kinh doanh thì sản phẩm phải chất lượng
Không ai muốn tới phòng mạch của bác sĩ chuyên môn kém.

Không ai muốn gửi gắm con cái tới lớp học của giáo viên chuyên môn kém.

Ngược lại, mỗi khi đổ bệnh chúng ta thường tìm tới phòng khám của bác sĩ có tiếng, đầu ngành, trưởng khoa. Mỗi khi gửi gắm con theo học, bạn thường tìm tới những thầy, cô giáo kỳ cựu và danh tiếng nhất.

Nếu kinh doanh bằng chuyên môn. Dĩ nhiên chuyên môn của bạn phải tốt hoặc xuất sắc.

Trong khi đó nếu kinh doanh sản phẩm thì sản phẩm của bạn phải chất lượng cao. Hãy nhìn người ta xếp hàng khi iPhone ra mắt. Hãy nhìn những người đi xe Đức là không bao giờ quay trở lại xe Nhật, Hàn. Hãy nhìn những chiếc đồng hồ Rolex, một khi mua một chiếc là bạn sẽ mua tiếp chiếc thứ 2.

Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể kiếm tiền bằng cách bán sản phẩm rẻ mạt với số lượng lớn. Tuy nhiên khách hàng không bao giờ tìm tới sản phẩm "cùi bắp" của bạn lần thứ 2 cả. Trong khi với sản phẩm chất lượng thì họ cứ bán quanh năm, ngày qua ngày, tháng qua tháng.

Nên nhớ, nếu kinh doanh bằng chuyên môn thì chuyên môn của bạn phải giỏi. Nếu kinh doanh sản phẩm thì sản phẩm của bạn phải chất lượng.


2. Phải giỏi tư duy hệ thống, tư duy chuỗi
Tư duy hệ thống là tư duy của những người muốn nhân bản số tiền mình kiếm được lên gấp nhiều lần.

Chẳng hạn khi đồng nghiệp hài lòng với việc bán được 1 hợp đồng là bạn đang nghĩ cách bán được 100 hợp đồng rồi.

Khi đồng nghiệp bán được 1 chiếc xe là bạn đang nghĩ cách bán được 100 chiếc xe rồi.

Nếu bạn kiếm tiền theo dạng đếm cua trong lỗ, thì là tư duy bán thời gian. Điều này mâu thuẫn nặng nề với tư duy hệ thống, tư duy chuỗi có thể mang tới lợi nhuận và phát tài.

Cùng một công sức như vậy, tôi muốn bán hàng cho 100 người chứ không phải 1 người.

Cùng một thời gian như vậy, tôi muốn kiếm tiền từ 100 người chứ không phải 1 người.

Đó là tư duy hệ thống, tư duy chuỗi mà bạn cần phải trang bị nếu muốn kiếm được thật nhiều tiền.

3. Phải giỏi bán hàng, marketing

Khách hàng cũng như người bình thường thôi, rất muôn hình vạn trạng. Có người thì dễ thương, lịch sự, thân thiện. Có người thì khó chịu, thất thường đến mức "muốn đốt vía cho xong".

Tuy nhiên nếu bạn cãi nhau tay đôi hay chửi bới khách hàng, đó là khi kỹ năng bán hàng của bạn còn non nớt.

Với marketing thì cũng không có gì khác. Muốn bán được hàng thì bạn phải có thông điệp. Bạn sẽ gửi thông điệp tới ai? Những người khách thân quen, những người khách đang chuẩn bị mua hàng, rồi những người khách chưa bao giờ nghĩ tới việc mua hàng?

Giỏi bán hàng và giỏi marketing là 2 yếu tố bắt buộc để kiếm được thật nhiều tiền. Nếu không giỏi 2 thứ này, bạn vẫn có thể kiếm được tiền, nhưng số tiền kiếm được sẽ chẳng đáng là bao.

4. Phải giỏi nói hoặc viết

Cuối cùng đó là khả năng giao tiếp của bạn. Nếu gặp khách hàng ngoài đời bạn phải biết cách giao tiếp. Giao tiếp sao để khách hàng thích mình, muốn ký hợp đồng với mình.

Trong khi nếu làm online, bạn càng phải giỏi việc kết nối và truyền tải thông điệp nhiều hơn.

Bán hàng trên website hay Facebook là một ví dụ. Muốn bán được hàng thì bạn phải viết giỏi. Viết sao người khác hứng thú với sản phẩm của bạn. Viết sao để người khác thôi thúc mua sản phẩm của bạn.

Trong khi với những kênh khác như Youtube thì bạn phải nói giỏi. Nói sao để người khác muốn nghe mình nói. Nói sao để truyền tải được thông điệp mình muốn tới khách hàng.

Giỏi nói hoặc giỏi viết là 2 yếu tố bắt buộc để kiếm được nhiều tiền. Nếu bạn không giỏi 2 kỹ năng này, bắt buộc bạn phải rèn luyện, hoặc sẽ phải chi ra rất nhiều tiền để người khác nói thay và viết thay cho bạn.

Kết luận

Đến giờ bạn đã biết mình phải giỏi cái gì để kiếm được nhiều tiền rồi đúng không? Tất nhiên những thứ tôi kể trên không dễ gì để đạt được. Nếu dễ thì có lẽ ai cũng trở thành triệu phú, tỷ phú hết rồi. Thế nên bạn phải học hỏi, trau dồi từng ngày để nâng cao trình độ hiểu biết, mở rộng kỹ năng và biến bản thân thành người giỏi nhất.
READ MORE
no image

Những người dám nói về tiền với sếp là những nhân viên giỏi.
Ai cũng có nhiều việc phải làm trong công ty và bạn làm việc thật tốt thì bạn được trả lương và thưởng là lẽ đương nhiên. Nhưng ở nhiều công ty, nếu bạn không quan tâm nhiều đến lợi nhuận, người khác sẽ nghĩ rằng bạn giả tạo, không có trách nhiệm với công việc của mình. Một số công ty xem công việc và phần thưởng là quan trọng như nhau nên họ rất chú trọng vào tiền thưởng để khuyến khích nhân viên. Bạn làm việc nghiêm túc và mạnh dạn đàm phán về phần thưởng thì ông chủ sẽ đánh giá cao bạn.

-01-
Nhàn đã làm việc trong ngành bất động sản 7 năm và cô ấy đã phàn nàn với tôi: "Sếp tôi đã chuẩn bị gần 10 tỉ đồng trong mấy ngày qua và thông báo với cả công ty rằng đây là tiền thưởng cuối năm nay. Các phương tiện truyền thông liên tục chụp ảnh và đưa tin. Ai cũng khen công ty cô thưởng hậu hĩnh. 

Nhàn gọi điện thoại cho cha cô và nói rằng: "Cha, con sẽ gửi rất nhiều tiền thưởng cuối năm năm nay, chúng ta có thể mua nhà ở khu chung cư cao cấp rồi." Những tưởng được mua nhà cho cha nhưng chỉ sau vài ngày, cô được sếp gọi vào và bảo hãy cầm một phần tiền thưởng trước đi rồi tính. Mặc dù năm nay rất mệt mỏi và thường xuyên làm thêm giờ, nhưng nghĩ đến việc nhận tiền thưởng trong nhiều năm, cô cảm thấy rằng công sức bao năm của cô là xứng đáng.
Ông chủ tồi nói về ước mơ của bản thân, ông chủ tốt nói chuyện về tiền bạc với nhân viên: Sếp của bạn thuộc tuýp người nào? - Ảnh 1.
Nhưng sếp tiếp tục nói: "Nhàn này, dạo này công việc khó khăn, cô làm tốt dự án sắp tới đây, tiền thưởng của cô chỉ có tăng lên thôi, mà tăng rất nhiều nữa. Người trẻ bây giờ, tích lũy kinh nghiệm là quan trọng còn tiền bạc thì khi nào lấy chả được. Đừng quá thực dụng thế chứ. Thế giới này có rất nhiều điều quan trọng hơn tiền bạc, chẳng hạn như những giấc mơ…"

Sau những lời đường mật đó là nỗi uất ức, cô gọi cho cha và bảo giấc mơ mua nhà của họ đã tan thành mây khói rồi.

Hầu hết các ông chủ đều thích nói về ước mơ, cảm xúc, học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành nhưng không phải sếp nào cũng thích nói về tiền. Những ông chủ tồi chỉ nói về ước mơ và cảm xúc của chính mình với nhân viên. Chỉ có những ông chủ tốt mới nói chuyện với nhân viên về tiền bạc.

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của một người sếp tốt đó là làm sao để nhân viên kiếm được nhiều tiền hơn và có một cuộc sống tốt hơn.

Nếu bạn là người làm công ăn lương rồi mới lên làm sếp, thì bạn sẽ hiểu được nỗi khổ cực của nhân viên và bạn sẽ muốn nhân viên của mình cũng có tiền thay vì cố tìm cách sa thải nhân viên giỏi.



Báo đáp cha mẹ cũng cần tiền và việc này cần được làm thường xuyên. Tiền sách vở, tiền học của con cái, cơm áo gạo tiền mỗi năm đều tăng khiến cuộc sống thật căng thẳng. Tiền thuê nhà quá cao, giá thịt cũng tăng lên nhưng tiền thưởng vẫn mãi trường tồn theo năm tháng.  Nhân viên đang nỗ lực và chăm chỉ tứng ngày để có tiền đón tết vui vẻ. Sếp không phải trả tiền cho nhân viên theo kiểu làm từ thiện mà là họ nhận ra giá trị của nhân viên và khuyến khích nhân viên cống hiến. Nếu bạn thực sự quan tâm đến nhân viên của mình, bạn nên sử dụng tiền để thể hiện sự quan tâm đó.

Ở một số công ty đặt ra quy luật ngầm như sau: Khi bạn làm đủ một năm và chăm chỉ thì bạn sẽ nhận được đủ tiền thưởng. Nếu bạn làm không tốt trong một tháng nào đó thì công ty sẽ bắt đầu hoài nghi về lòng trung thành và tính chuyên nghiệp của bạn, họ sẽ có những hành động thiết thực để bảo vệ cái lợi của họ. 10 tháng bạn đang làm tốt, đã tích lũy được 10 tháng không tiền thưởng, nhưng nếu có điều gì xảy ra trong tháng  thứ mười một thì 10 tháng tích lũy của bạn gần như đã bị lãng phí.

Bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ khi nhận tiền thưởng hay cảm thấy tội lỗi vì nghỉ việc sau khi nhận tiền thưởng cuối năm. Miễn là bạn làm việc chăm chỉ trong năm nay và bạn có niềm tin vào tiền thì sau khi nhận thưởng cuối năm, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.

Hãy nhận biết và đối xử với loại giao dịch lao động này giữa bạn và công ty. Đừng cố nói rằng tôi làm vì đam mê, không cần tiền. Nếu không làm vì tiền thì tiền đâu bạn tiêu?
Ông chủ tồi nói về ước mơ của bản thân, ông chủ tốt nói chuyện về tiền bạc với nhân viên: Sếp của bạn thuộc tuýp người nào? - Ảnh 2.


-03-
Bạn và công ty về cơ bản là mối quan hệ hợp tác và việc nói về tiền và lợi nhuận là điều tự nhiên.

Khi bạn làm việc chăm chỉ, bạn cần biết rằng những người có ước mơ và thực sự theo đuổi ước mơ nên nhận được nhiều hơn và họ nên được khen thưởng chứ không phải bị trừng phạt.

Điều quan trọng hơn là nếu một người muốn theo đuổi ước mơ của mình, trước tiên anh ta phải sống sót. Một số công ty chỉ trả vài triệu đồng mỗi tháng và sự sống còn của nhân viên đã trở thành một vấn đề lớn, tiền lương không đủ để thuê nhà chứ đừng nói đến việc mua nhà.

Bên cạnh đó, giá thành ngày một tăng cao từ thực phẩm, học phí, xăng dầu… Nhiều ông chủ luôn cảm thấy trong tiềm thức, ông là chủ và nhân viên là người hầu. Theo thời gian, nhiều nhân viên không dám nói về việc tăng lương, và tiền thưởng cuối năm. Tuy nhiên, bạn cần phải rõ ràng rằng tiền lương và thưởng cuối năm bạn nhận được không phải do người khác trao cho bạn mà đó là do bạn tự kiếm mà có. Trong các doanh nghiệp hiện đại, họ liên tục cải cách và không ngừng tích hợp các nguồn lực. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thực sự trở nên mờ nhạt. Nó không phải là mối quan hệ việc làm, càng không phải là mối quan hệ phụ thuộc, mà là mối quan hệ hợp tác để đôi bên cùng có lợi. Bạn và nhà lãnh đạo của bạn tạo ra giá trị và phân phối lợi ích. Tôi làm công việc của mình và nhận được tiền lương và tiền thưởng mà tôi xứng đáng. Không ai nợ ai trong quá trình này.

Một nhà lãnh đạo luôn chỉ cung cấp cho nhân viên vài triệu đồng nhưng thường yêu cầu nhân viên nỗ lực với mức lương 30 triệu một cách tự tin. Điều này sẽ chỉ dẫn đến cả hai bên tan rã. Doanh nghiệp phải trở nên mạnh mẽ hơn và ông chủ và nhân viên phải thay đổi nhận thức. Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ theo kiểu truyền thống rằng: "Tôi trả tiền cho bạn làm việc" thì chắc chắn bạn sẽ không thuê được nhân viên có năng lực. Nhân viên sẽ cảm thấy rằng họ chỉ đang làm việc để kiếm tiền và họ sẽ không thể hòa nhập hoàn toàn vào công ty và quan tâm đến số phận của công ty.

Do đó, bạn muốn làm việc với cái tâm thì hãy dám nói về tiền với sếp và nói về lợi nhuận. Đặc biệt là nhân viên của các công ty khởi nghiệp, những người đã hy sinh thời gian, sức khỏe, nhan sắc và cuộc sống ổn định cho công ty, họ xứng đáng nhận được lợi nhuận cao hơn.

READ MORE
Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019
Nguyễn Tường Thuỵ - Tiến sĩ Phạm Chí Dũng như tôi được biết

Tôi chỉ biết đến Tiến sĩ Phạm Chí Dũng sau khi anh bị bắt lần đầu vào ngày 17/7/2012. 6 tháng sau, công an Tp HCM kết thúc điều tra, trả tự do cho anh mà chẳng có một lời giải thích nào. Tôi tò mò tìm hiểu và ngày càng rất thú vị về con người này. Lần đầu tôi gặp anh và nhiều nhân sĩ trí thức Sài Gòn tại nhà chị Dương Thị Tân vào ngày 14/8/2013. Tôi vào là để đi dự phiên tòa phúc thẩm cháu Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra ở Tân An (Long An) 2 ngày sau đó.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Từ bỏ hoan lộ

Phạm Chí Dũng sinh ra trong một gia đình có công với chế độ. Bản thân anh, trước khi bị bắt lần đầu cũng làm việc tại các cơ quan Đảng như Ban Tôn giáo, Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Anh cũng từng làm thư ký cho ông Trương Tấn Sang khi ông này làm Bí thư Thành ủy.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, Phạm Chí Dũng ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam vì cho rằng đảng này không đại diện và phục vụ cho quyền lợi cho nhân dân. Đây là một dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời anh. Anh chính thức ly khai với ĐCSVN, đi vào con đường dân chủ.

Tuy vậy, sự thay đổi không thể là đột ngột mà nó là một quá trình. Có lẽ, anh đã nung nấu và hành động từ nhiều năm trước, có thể ở tuổi trên dưới 40. Việc năm 2012, anh bị bắt để điều tra về hành vi biên soạn tài liệu chống nhà nước, nhằm lật đổ chính quyền đã nói lên điều đó.

Đây là một điều rất đáng quý ở Phạm Chí Dũng. Với học vị tiến sĩ và tài năng, với vị trí công tác của mình, với lý lịch gia đình và với tuổi còn khá trẻ nhưng vào đảng từ rất sớm (khi ra khỏi tổ chức này thì anh đã có 20 năm tuổi đảng), anh có thể có nhiều cơ hội trên con đường hoan lộ. Nhưng Phạm Chí Dũng không theo con đường mà nhiều người đang đi.

Nguyễn Công Trứ có câu:

Đã mang tiếng ở trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông.

Cho đến bây giờ, con người, nhất là giới gọi là có chữ vẫn ảnh hưởng sâu sắc về quan niệm lập thân của đạo Nho. Lập thân ở đây là lập danh, tức là phải đỗ đạt, phải làm quan để vinh quy bái tổ. Quan niệm này đã làm bao nhiêu người khốn khổ vì nó, nhục nhã vì nó và tha hóa cũng vì nó.

Quan niệm của Phạm Chí Dũng khác. Trước hết anh xác định trách nhiệm công dân. Anh không tìm đến danh, vì nếu thế, anh đã yên trí với vị trí của mình trong bộ máy chính trị để từ đó mà lên cao hơn nữa. Vị trí của anh khi ấy là điều thèm muốn của nhiều người. Anh luôn trăn trở phải làm gì cho núi sông chứ không phải là để có danh gì. Háo danh và danh hão đều xa lạ với anh.

Quan niệm phải làm gì cho non sông đất nước khiến Phạm Chí Dũng rẽ hẳn sang hướng khác, chấp nhận thiếu thốn, bị sách nhiễu và tù đày trong khi con đường hoạn lộ của anh đang rộng mở. Mấy ai dám từ bỏ tất cả để trở thành con người có hiếu với đất nước như anh?

Tôi tin rằng anh thành tâm, nhiệt huyết ngay từ thuở thanh niên, khi anh ký lá đơn xin vào ĐCSVN. Hẳn là anh vào đảng để mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước chứ không để vinh thân phì gia. Nhưng rồi thời gian làm anh nhận ra, đó không phải là con đường anh có thể đi và đành đoạn tuyệt với nó, dù là đau đớn.

Tài năng và tâm huyết.

Từ năm 20 tuổi, Phạm Chí Dũng đã theo đuổi nghiệp văn chương. Anh từng xuất bản 2 tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn. Nhưng rồi, anh dành tất cả tâm huyết cho viết báo và quên hẳn chuyện văn chương. Có lẽ anh cho rằng về việc đưa thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin, truyền tải tư tưởng, báo chí có thế mạnh hơn.

Ngày 29/04/2014, tổ chức Phóng viên Không Biên giới công bố danh sách “100 anh hùng thông tin” năm 2014, trong đó Việt Nam 3 người được vinh danh gồm Nhà báo Trương Duy Nhất, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Hai tháng sau đó, ngày 4/7/2014 tại Sài Gòn, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam được thành lập. Phạm Chí Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội với sự đồng thuận tuyệt đối, như là việc đương nhiên phải thế.

Hôm sau, có một Hội nghị các tổ chức xã hội dân sự họp ở Chùa Liên Trì. Trong cuộc họp, tôi thông báo về tình hình thành lập Hội Nhà báo Độc lập. Khi tôi nói đến việc tôi được bầu làm Phó chủ tịch Hội, mọi người lên tiếng chúc mừng. Nhưng ý tôi không phải thế. Tôi đưa tay về phía Phạm Chí Dũng và nói: “Ý tôi là tôi rất vui và vinh dự được giúp việc cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng”. Nghe bạn bè kể lại, anh khen tôi khiêm tốn, có lẽ cũng vì cả câu này. Nhưng đó là câu nói rất thật.

Sức viết của Phạm Chí Dũng thật ghê gớm. Hầu như không ngày nào, website Việt Nam Thời báo và các báo khác như VOA, Người Việt… không xuất hiện vài bài viết của anh. Anh là một cây bút phản biện xuất sắc với những bài bình luận sắc sảo. Giọng văn của anh mẫu mực, không xô bồ, không dùng ngôn ngữ miệt thị nhưng vô cùng thẳng thắn, thẳng thắn đến mức làm đối tượng khó chịu. Anh không né tránh lĩnh vực nào, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, từ “giới chóp bu” (chữ anh hay dùng), những chuyện đấu đá trong nội bộ đến các vấn đề bức xúc ngoài xã hội, từ trong nước ra ngoài nước… Tôi không hiểu anh lấy đâu ra kiến thức rộng như thế.

Tôi hay quan tâm đến sức khỏe của Phạm Chí Dũng. Nhìn anh với dáng vẻ như thể chỉ có da bọc xương, tôi hỏi thì anh bảo tạng người em nó thế, không thể khác được. Thế nhưng trong con người gầy gò, vẻ ốm yếu ấy là một năng lượng khủng khiếp. Tôi chưa từng biết đến cây bút nào viết khỏe như anh. Tôi đã chứng kiến có lần anh “viết bài” như sau: Anh đi chầm chậm vài bước, rồi quay lại vài bước, tay lúc chắp đằng sau, lúc day lên trán và đọc như đọc chính tả. Tôi nhìn anh rất ngạc nhiên, không hiểu anh đang làm gì. Đến câu: “xong chưa?” thì tôi mới biết anh đang “viết bài”. Ở một góc bàn, một cô gái nào đó ôm laptop đang gõ theo lời anh. Đến khi anh dừng đọc thì bài viết đã xong và anh gửi đi luôn. Khác hẳn với tôi, một bài viết có khi phải đánh vật cả buổi.

Say sưa với công việc, Phạm Chí Dũng bỏ qua tất cả những việc vặt vãnh. Ngoài việc bày tỏ chính kiến của mình trong các bài viết, hầu như anh không để ý đến những gì người ta nói về anh, kể lời khen và những lời dị nghị. Ngoài thái độ vui vẻ khi giao tiếp, anh không thể hiện những cảm xúc như buồn bã, cau có, nóng giận. Lúc nào, cũng thấy anh đăm chiêu suy nghĩ như nung nấu một điều gì. Khi thành lập Hội Nhà báo Độc lập, có một số người nghi ngờ anh, công khai nói rằng anh vẫn là an ninh cộng sản được “cài cắm” dưới vỏ bọc khác. Có lẽ người ta chỉ đơn giản để ý đến một thời anh làm việc ở các cơ quan đảng mà suy ra. Sau, những nghi ngờ này cũng giảm dần, không thấy nhắc lại nữa.

Phạm Chí Dũng biết cả nhưng anh không thanh minh, ra lời. Nếu buộc phải tranh cãi, anh cũng nói hết sức ngắn gọn, như thể anh sợ tốn thời gian vào những việc vô bổ hoặc không quan trọng. Anh cũng chẳng bao giờ nhắc tới những chuyện ấy với tôi. Anh vẫn cứ căng mình ra, lầm lũi làm việc như thể anh rất xót xa khi thời gian cứ chầm chậm trôi mà không bao giờ quay trở lại.

Tôi cũng một thời say mê văn thơ như Phạm Chí Dũng. Năm 2010, tôi đã chế bản 2 tập thơ và 1 tập truyện ngắn. Nhưng rồi bị báo chí tự do cuốn hút, tôi đành bỏ đấy. Có lần niềm say mê cũ thức dậy, tôi làm bài thơ tình rồi gửi anh đọc cho vui. Anh đáp: “Đến bây giờ mà anh còn viết những thứ này à?

Nguyễn Tường Thuỵ

READ MORE
UBS: Kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục trong nửa sau của 2020

UBS nhận thấy “một sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa sau của 2020, đặc biệt là trong quý 4”...


Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục trong nửa sau của năm 2020, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung "giảm nhiệt" và chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương phát huy tác dụng.

Trên đây là nhận định của ông Adrian Zuercher, người đứng đầu mảng phân bổ tài sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc công ty quản lý tài sản UBS Global Wealth Management, đưa ra trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC ngày 5/12.

"Hiện đang có nhiều bấp bênh xung quanh vấn đề thương mại, ảnh hưởng đến dự báo của chúng tôi về tăng trưởng kinh tế", ông Zuercher nói, và cho biết thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp lên hàng hóa của nhau là "một trong những rủi ro chính" mà UBS nhận thấy đối với tăng trưởng toàn cầu.

Dưới sức ép của thương chiến, kinh tế thế giới tăng trưởng yếu trong 2019, nhưng ông Zuercher nói rằng UBS nhận thấy "một sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa sau của 2020, đặc biệt là trong quý 4".

Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn đang đàm phán nhằm đạt thỏa thuận thương mại giia đoạn 1, nhưng khả năng đạt thỏa thuận này trong 2019 vẫn khá bấp bênh. Giới chức Trung Quốc cũng từng nói họ không kỳ vọng bước vào đàm phán thỏa thuận giai đoạn 2 với Mỹ trước bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, một phần vì họ muốn chờ xem liệu ông Trump có đắc cử nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Thậm chí, vào hôm thứ Ba tuần này, ông Trump còn nói ông sẵn sàng chờ đến sau bầu cử 2020 mới chốt thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc.

"Chúng tôi thấy kinh tế Mỹ đang thực sự giảm tốc, và chúng tôi nhận thấy khả năng sẽ có một thỏa thuận giai đoạn 1. Kế hoạch áp thuế của Mỹ lên hàng Trung Quốc vào giữa tháng 12 có thể được hoãn hoặc thậm chí xóa. Đó sẽ là một việc tốt để nền kinh tế Mỹ hồi phục dần", ông Zuercher dự báo.

Theo kế hoạch, chính quyền ông Trump sẽ áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12. Nếu hai bên đạt thỏa thuận giai đoạn 1 trước thời điểm đó, hoặc đàm phán có tiến triển, thì Washington có thể dừng tay. Nếu không, thuế quan này sẽ được thực thi.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra vào đầu năm 2018, nền kinh tế châu Á đã theo chiều hướng đi xuống, theo ông Zuercher. Tuy nhiên, nhà quản lý tài sản này cũng cho rằng thương chiến không phải là nhân tố duy nhất gây suy giảm tăng trưởng toàn cầu.

Sự giảm tốc này còn do việc các ngân hàng trung ương trong 2018 "bắt đầu xóa bỏ một số biện pháp kích thích tăng trưởng" đã triển khai từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, ông Zuercher nhấn mạnh.

Đối mặt với tình trạng tăng trưởng giảm tốc, các ngân hàng trung ương đã quay trở lại "in tiền, mua tài sản, và hạ lãi suất", và tất cả các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng đối với nền kinh tế, ông Zuercher nói.
Thăng Điệp

(vneconomy.vn)
READ MORE
no image



7.

6. Vâng, đây là bí mật để thành công: hãy có một sản phẩm tuyệt vời. Đây là điểm chung duy nhất mà tất cả các công ty vĩ đại đều có. Nếu bạn không thể xây dựng một sản phẩm mà người dùng yêu thích thì thế nào bạn cũng thất bại mà thôi. Tuy nhiên, founder lại cứ tìm kiếm mấy mánh khóe khác (ngoài sản phẩm tốt — ND). Làm startup là một quãng đường trong cuộc đời của bạn mà mọi thứ mánh khóe đều không thể dùng tới. Một sản phẩm tốt là cách duy nhất để phát triển bền vững. Bởi vì cuối cùng công ty của bạn sẽ trở nên quá lớn đến nối những trò “hack” sẽ không còn hiệu quả và bạn phải tăng trưởng bằng chính những khách hàng mong đợi sản phẩm của bạn. Đây là điều quan trọng nhất để hiểu về những công ty cực kì thành công. Chẳng hề có con đường nào khác cả.

5. Càng về sau việc phân chia cổ phần càn khó khăn­ hãy chia cổ phần càng sớm càng tốt ngay từ đầu. Cổ phần chia cho các founder gần như bằng nhau là tốt nhất. Tuy vậy, trong trường hợp có hai founder thì tốt nhất là để một người có nhiều hơn một ít cổ phần để tránh deadlock nếu các founder chia tay nhau

4. Trường hợp tốt nhất cho là có một cofounder tốt. Trường hợp tốt nhì là chỉ mình bạn làm founder. Trường hợp tồi tệ nhất là có một cofounder tồi tệ. Nếu mọi thứ diễn ra không tốt đẹp, hãy chia tay cofounder càng nhanh càng tốt.

3. Những founder tốt cũng thường là những người cực kì phản hồi rất nhanh nhạy. Đây là dấu hiệu của sự quyết đoán, tập trung và quyết tâm để làm được mọi thứ. Founder mà không giao tiếp tốt thường kém cỏi. Kĩ năng giao tiếp là một kĩ năng vô cùng quan trọng cho founder. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây là kĩ năng quan trọng nhất cho founder những lại ít được đề cập tới. Các startup công nghệ cần ít nhất một founder người có thể xây dựng sản phẩm hay dịch vụ của công ty và ít nhất một người nữa có thể (hoặc sẽ có thể) giỏi bán hàng và nói chuyện với người dùng. Tất nhiên, một người có thể đảm nhiệm cả hai vai trò này

2. Một team trung bình không thể tạo nên các công ty vĩ đại. Một trong những điều chúng tôi quan tâm nhất là năng lực của founder. Nhưng khi tôi còn đầu tư vào các startup ở giai đoạn sau, tôi cũng quan tâm nhiều như vậy đến năng lực của các nhân viên công ty đó. Điều gì làm nên một founder tuyệt vời? Các tính cách quan trọng nhất, gồm có: bền bỉ, quyết tâm, tài giỏi và tháo vát. Sự thông minh và niềm đam mê cũng rất quan trọng. Những tính cách này quan trọng hơn kinh nghiệm và đặc biệt quan trọng hơn những thứ kiểu như “thành thạo ngôn ngữ X hay framework Y” Chúng tôi nhận thấy rằng những founder thành công nhất là kiểu người rất dễ chịu để làm việc cùng vì bạn sẽ cảm thấy “anh/cô ấy sẽ làm được thôi, bất kể khó khăn thế nào”. Đôi khi bạn có thể thành công chỉ nhờ vào ý chí mà thôi.

1.Sẽ ra sao nếu bạn không có một ý tưởng nào nhưng vẫn muốn khởi nghiệp? Tôi nghĩ là đừng nên. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn có ý tưởng trước và khởi nghiệp chỉ là cách để bạn mang ý tưởng đó tới thế giới. Chúng tôi đã cố gắng làm một thí nghiệm bằng cách rót vốn cho những team startup đầy tiềm năng nhưng chưa có ý tưởng nào cả. Chúng tôi hi vọng rằng họ sẽ đưa ra một ý tưởng hay ho nào đó sau đó. Nhưng cuối cùng họ đều thất bại. Tôi nghĩ rằng, mộ phần lý do là bởi những founder giỏi thường có rất nhiều ý tưởng tốt (quá nhiều là đằng khác). Nhưng vấn đề lớn hơn cả là, một khi bạn đã khởi nghiệp, bạn phải nhanh chóng bám lấy một ý tưởng và nó không thể quá điên rồ được (vì bạn sẽ phải trở thành một công ty chứ). Thế rồi, rốt cục bạn lại đi theo một ý tưởng nghe có vẻ hợp lý nhưng lại na ná một cái khác. Đây là sự nguy hiểm giả giai đoạn pivot (* Pivot là giai đoạn startup không đạt được những gì đã đặt ra nhưng có một vài tài sản có thể tái sử dụng để hỗ trợ kế hoạch mới của mình.) Nên tốt hơn cả là đừng cố ép buộc mình phải đưa ra được một vài ý tưởng khởi nghiệp nào đó. Thay vào đó, hãy học về thật nhiều thứ khác nữa. Học cách lưu ý các vấn đề ­những cái còn chưa hiệu quả. Học về những xu hướng công nghệ mới quan trọng. Làm những thứ bạn thực sự hứng thú. Ra khỏi cái “kén” của mình để gặp gỡ những người thông minh và thú vị. Một lúc nào đó, ý tưởng sẽ tự xuất hiện.
READ MORE