Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Sới xóc đĩa của dân giang hồ ngày trước, người cầm cái phải là một tay anh chị có uy, uy ở đây là uy tín về tiền bạc đảm bảo, về câu nói ra thế nào sẽ làm như vậy, uy nữa là độ máu mặt, có anh em đông. Thêm nữa là tay xóc phải cân tay ngay bát, lệnh bán chẵn , bán lẻ phải rõ ràng. 


Hàng đầu từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự phiên họp Chính phủ. Ảnh: Quang Hiếu/VGP
Hàng đầu từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự phiên họp Chính phủ. Ảnh: Quang Hiếu/VGP
Sới chia làm 3 ngồi vòng quan bát đĩa thì đặt tiền chẵn bên phải, lẻ bên trái. Sới ngồi hai hàng thì chẵn bên trong, lẻ bên ngoài. Khi cái xóc xong đặt bát đĩa xuống, ai đặt đâu thì đặt, cái hô dứt tay là không ai xuống nữa. Sau đó nhà cái kiểm tiền đôi bên và quyết định bán chẵn hay bán lẻ hoặc cân. Sới bạc im phăng phắc, chỉ khi mở bát có tiếng ồ tiếc nuối.

Bạc loạn là tiếng chửi cãi nhau, cốp chát với nhau bên ngoài không xuống tiền mặt nhà cái, giằng co huyên náo. Bạc như thế thường là kẻ cầm cái không có uy tín hoặc canh bạc đã tàn, nhà cái không còn thiết tha gì nữa.

Đại hội 13 của đảng CSVN lần này theo lệ chỉ còn 2 lần họp trung ương nữa là tiến hành đại hội. Đến nay thì nhân sự chủ chốt vẫn chưa có hướng nào rõ rệt. Ông Trọng úp mở là trăng đến rằm trăng mới tròn.

Cứ như theo diễn tiến xảy ra thì bà Ngân, ông Trọng, ông Phúc, ông Vượng và thậm chí ông Nhân và Trương Hoà Bình cũng chưa có vẻ gì là giã từ chính trường, mặc dù họ đều quá tuổi.

Vấn đề là chẳng ai dám ý kiến nhắc nhở họ về và đưa ra người kế nhiệm. Bởi chính ông Trọng cũng mập mờ không rõ, dường như ông muốn ngồi thêm, và nếu như ông ngồi thêm kỳ nữa thì ông mở miệng nói những người trẻ hơn ông đến chục tuổi về là điều khó nói.

Giờ đặt trường hợp là tất cả trường hợp quá tuổi như Ngân, Phúc, Vượng, sáu Bình, Nhân...đều ở lại cùng với ông Trọng thì điều gì sẽ xảy ra?

Điều xảy ra là ông Trọng có thể chết bất thình lình giữa nhiệm kỳ, một cuộc xáo trộn tranh giành liệu có xảy ra không? Trường hợp ông không chết thì ông làm gì ở vai trò chủ tịch nước khi ông không thể đi đâu, không thể tiếp khách quốc tế, không thể tham dự những nghi lễ quốc gia? Về mặt đảng ông nằm trên giường bệnh chỉ đạo hay triệu kiến những bí thư tỉnh uỷ đến làm việc, như thế bọn thư ký của ông sẽ có rất nhiều quyền lực, bởi chúng đưa tin tức đến cho ông thế nào ông biết vậy, chúng cho ai vào gặp ông thì ông cũng biết vậy. Như thế rồi cũng tất loạn.

Vậy ông Trọng ở lại và cứ cho là ngồi được hết kỳ 13 rồi ông về hưu. Nhưng đến đây lại xaỷ ra trường hợp là các ông Phúc, bà Ngân cũng đòi ngồi thêm đến kỳ 14, lần này họ vin ông Trọng quá tuổi ngồi lại hai kỳ, vậy họ cũng muốn ngồi thêm kỳ 14 nữa thì sao, ai ngăn khi quyền lực trong tay họ.

Vả lại những hết nhiệm kỳ 13 sẽ quá tuổi như Tô Lâm, Nguyễn Văn Bình, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh họ cũng chỉ muốn ngồi thêm kỳ 14 với một lần quá tuổi thì sao?

Sẽ không có luật lệ gì hết, cứ ai có quyền lực sẽ đặt ra luật có lợi cho mình để ngồi tiếp giữ ghế, hưởng bổng lộc. Một đám lãnh đạo tham quyền, nại lý do này nọ để ngồi giữ ghế, chúng sẽ diệt hết những mầm mống nào trẻ hơn đang ở vị trí thay thế chúng, để thiên hạ thấy không có ai thay thế, chúng '' buộc vì tồn vong của đảng '' mà tiếp tục làm việc.

Nếu duy trì một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại như nhiệm kỳ trước, chỉ một mà thôi thì chọn ai?

Lại ông Trọng, ông chết nửa chừng thì sao? Việc mình ông Trọng ở lại về lý thì dễ hơn, vì ông có thể sửa đổi điều luật như dạng Putin, Tập Cận Bình ngồi đến hết đời, nhưng vấn đề nằm ở sức khoẻ của ông bất thường.

Ông Trần Quốc Vượng ? Ông không phải là tứ trụ, không ảnh hưởng, không uy tín gì, ông ở lại thì liệu dã tâm như Nguyễn Xuân Phúc có chấp nhận không?

Duy nhất ông Phúc ở lại, thế bà Ngân, ông Nhân và nhiều ông khác nữa có nghe hay không?

Giả sử tất cả những người quá tuổi đều về, thì gặp phải vấn đề là những người kế cận họ là ai. Dễ nhìn thấy ngay ông Phúc và ông Trọng đều nham hiểm với vấn đề người kế cận. Nguyên tắc của đảng CSVN làngười lãnh đạo phải có thêm trách nhiệm đào tạo và giới thiệu người kế cận. Lợi dụng điều này, ông Trọng đã chơi bài dìm người kế cận để không ai bảo mình tham quyền vì không có người kế cận, ông Phúc cũng bắt chước học theo. Hãy phân tích người kế cận của từng ông.

Ông Trọng đưa ông Vượng một người quá tuổi và quá lu mờ so với ông để vào vị trí kế nhiệm. Một người quá tuổi và quá lu mờ  thay thế ông thì chả phải để ông làm có hơn không? Đấy là suy tính đầy mưu toan của Nguyễn Phú Trọng.

Với Nguyễn Xuân Phúc thì còn nham hiểm hơn, kế nhiệm Phúc là phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, một tay mặt sắt chưa từng kinh qua quản lý kinh tế, quản lý địa phương, đối ngoại. Vừa qúa tuổi vừa không kinh qua kinh nghiệm quản lý kinh tế, nếu Sáu Bình quá tuổi mà làm thủ tướng thì chẳng phải cứ để Phúc làm tốt hơn không? 

Trọng và Phúc giống nhau là những kế nhiệm có vẻ ưu thế nhất thì không bị bệnh lạ thì cũng bị kỷ luật. Như ông Huynh và ông Quang bệnh lạ ngay sau khi ở vị trí kế nhiệm không lâu. Hoặc như ông Hoàng Trung Hải bị kỷ luật, ông Vương Đình Huệ vệ thay bí thư, Phúc lập tức truất luôn Huệ khỏi phó thủ tướng, không còn đường quay lại. Cả hai đều để kế nhiệm mình là người không bằng họ như Trần Quốc Vượng và Trương Hoà Bình.

Vậy là trường hợp quá tuổi  về hết cũng gặp khó khăn với người kế nhiệm, ai sẽ thay thế tổng bí thư, ai sẽ thay thế thủ tướng ?

Chẳng có ai khả năng cả, chả lẽ đưa Vương Đình Huệ quay lại làm phó thủ tướng để chuẩn bị kế nhiệm thì quá khôi hài vì phải làm thủ tục từ quốc hội, chính phủ một lần nữa.

Ở lại hết cũng dở, một vị trí cũng dở, về hết cũng dở.

Không biết trung ương 13 khoá 12 sẽ đưa ra phướng án nào,  đến giờ nơi lo lắng nhất là ban tuyên giáo chưa có được hướng chính xác để định hướng dư luận về những nhân sự chủ chốt khoá tới.

Người Buôn Gió 

Tagged
Different Themes
ĐỌC BÁO HAY - BÌNH LUẬN NGAY CHO NÓNG

Cùng nhau thảo luận về điều mà bạn quan tâm nào

0 nhận xét