Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022
no image

 Giả sử thu nhập của bạn là 7 triệu VND một tháng, bạn có thể sống ổn. Tôi sẽ giúp bạn bỏ số tiền đó vào 5 quỹ, lần lượt là 2 triệu, 1.5 triệu, 1 triệu, 700 ngàn và 1.8 triệu.

Quỹ #1 dùng để ăn uống. Đây là một cách sống đơn giản và bạn chỉ có thể được phép chi dưới 70 ngàn mỗi ngày. Bữa sáng gồm mì, một quả trứng, một cốc sữa. Bữa trưa hãy ăn đơn giản, snack (đồ ăn vặt) và hoa quả. Bữa tối hãy tự nấu hai món rau củ, và thêm 1 cốc sữa trước khi ngủ. Một tháng, tiền ăn uống sẽ khoảng 1.8-2M. Khi còn trẻ, cơ thể bạn sẽ không có vấn đề gì với chế độ ăn uống đó vài năm.

Quỹ #2 dùng để kết bạn, tạo quan hệ. Ngoài tiền điện thoại cỡ 300 ngàn, bạn có thể đãi bạn bè ăn trưa 2 lần mỗi tháng, 600 ngàn mỗi lần. Nên đãi ai? - Những người nhiều tri thức hơn bạn, hay giàu hơn bạn, hay đã giúp bạn trong sự nghiệp. Hãy làm đều như vậy hàng tháng. Sau 1 năm, tập hợp các mối quan hệ sẽ tạo ra giá trị to lớn cho bạn. Uy tín, ảnh hưởng, giá trị của bạn sẽ được ghi nhận rõ ràng. Bạn cũng đã xây dựng được hình ảnh người tốt và rộng rãi.

Quỹ #3 dùng để học. Mỗi tháng chi 200-400 ngàn mua sách. Vì ít tiền, bạn phải chú ý đến việc học. Sách mua rồi cần đọc kỹ và học những bài học và chiến lược được chỉ dẫn trong đó. Mỗi cuốn sách sau khi đọc, hãy "tiêu hóa" thành câu chuyện riêng của bạn, và đi kể cho mọi người khác để tăng sự tín nhiệm và hấp dẫn. Ngoài ra, dành 700 ngàn hàng tháng để đi học. Sau này có điều kiện hơn, hãy đi học những khóa cao cấp hơn. Việc đi học không chỉ để bạn thu thập kiến thức tốt mà còn là cơ hội để gặp gỡ những bạn cùng chí hướng bình thường không dễ tìm.

Quỹ #4 hãy dùng để du lịch nước ngoài. Hãy tự thưởng bằng cách đi ít nhất 1 lần mỗi năm. Tiếp tục lớn lên bằng trải nghiệm cuộc sống. Ở nhà nghỉ rẻ tiền (hostel) cho tiết kiệm. Sau vài năm, bạn sẽ đi được nhiều nơi và có nhiều trải nghiệm khác nhau – hãy dùng trải nghiệm đó như luồng năng lượng sạc tiếp tục cho đam mê trong công việc của bạn.

Quỹ #5 hãy đầu tư. Gửi ngân hàng 1.8 triệu và nuôi nó lớn dần như vốn ban đầu của bạn. Sau này có thể dùng vốn đó để kinh doanh nhỏ. Kinh doanh nhỏ là an toàn. Hãy gặp các nhà bán buôn sỉ và tìm sản phẩm để bán lẻ. Cho dù nếu bạn có mất tiền thì cũng mất ít thôi. Khi kiếm được tiền qua buôn bán, nó sẽ giúp bạn tự tin và can đảm, cũng như có được trải nghiệm hoàn toàn mới về cách điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Kiếm được thêm, và bạn có thể bắt đầu đầu tư vào những kế hoạch tài chánh và quỹ ổn định dài hạn cho chính bạn và gia đình. Cho nên dù cho chuyện gì xảy ra đi nữa, vẫn sẽ có đủ tiền và chất lượng cuộc sống sẽ không đi xuống.

OK, sau khi khổ sở 1 năm mà thu nhập của bạn vẫn là 7 triệu, thì tức là bạn chưa lớn lên thành người. Bạn phải tự thấy xấu hổ. Làm ơn đi vào siêu thị và tìm mua miếng đậu phụ nào cứng nhất, rồi đập nó vào đầu mình, vì bạn xứng đáng như vậy.

Nếu thu nhập của bạn đã thành 10 triệu, bạn sẽ còn phải nỗ lực nhiều. Bạn phải tìm thêm việc phụ trội, tốt nhất là bán hàng. Công việc bán hàng đầy những thách thức, nhưng đó là cách nhanh nhất để lĩnh hội nghệ thuật bán hàng – thứ kỹ năng sâu sắc mà bạn có thể mang theo bên mình trong suốt con đường sự nghiệp. Tất cả các nhà khởi nghiệp thành công đều là những tay bán hàng giỏi. Họ có khả năng bán ước mơ và khải tượng của mình. Bạn cũng sẽ gặp nhiều người có giá trị với bạn sau này trong sự nghiệp. Một khi bạn ở trong lãnh vực kinh doanh/bán hàng, bạn cũng sẽ biết được cái gì bán được, và cái gì không bán được. Hãy sử dụng khả năng nhanh nhạy với tình hình thị trường như một nền tảng để điều hành doanh nghiệp của bạn và nhận diện được sản phẩm có tiềm năng bán chạy trong tương lai.

Cố gắng mua quần áo và giày dép ở mức tối thiểu. Sau này khi bạn giàu thì bạn có thể mua tha hồ. Hãy tiết kiệm, và mua quà cho những người bạn yêu quý và kể cho họ kế hoạch và mục tiêu tài chính của bạn. Kể họ nghe sao bạn phải tằn tiện, kể họ nghe nỗ lực, định hướng và mơ ước của bạn.

Doanh nhân ở đâu cũng cần được giúp đỡ. Hãy xung phong nhận việc phụ trội mỗi khi có bất kỳ cơ hội nào. Điều đó giúp bạn rèn luyện ý chí và cải thiện các kỹ năng. Bạn sẽ bắt đầu phát triển tài hùng biện, và sắp tiến gần hơn đến mục tiêu tài chính của mình. Sang đến năm thứ hai, thu nhập của bạn sẽ phải tăng lên đến mức 17-18 triệu. Tối thiểu phải là mức 10 triệu, nếu không bạn sẽ không theo kịp với lạm phát.

Dù kiếm được bao nhiêu, luôn nhớ chia thành 5 phần tương ứng. Luôn tỏ ra hữu ích. Gia tăng đầu tư vào giao tiếp. Khi bạn gia tăng đầu tư vào giao tiếp, hãy mở rộng mạng lưới quan hệ, và thu nhập của bạn cũng sẽ tăng lên theo tỷ lệ. Đầu tư vào học hành, củng cố niềm tin vào bản thân, tăng chi tiêu cho du lịch để mở mang tầm nhìn, và tăng đầu tư cho tương lai, và kết cuộc là thu nhập của bạn cũng sẽ tăng.

Duy trì bảng cân đối đó, và dần dần bạn sẽ có nhiều dư dả. Đây là một vòng tròn bất di bất dịch của các kế hoạch trong cuộc sống. Cơ thể bạn sẽ càng ngày càng khỏe lên vì bạn có thêm dinh dưỡng và chăm sóc. Bạn bè sẽ có nhiều hơn, và cùng lúc đó bạn sẽ bắt đầu có những mối quan hệ có giá trị. Rồi bạn sẽ có những điều kiện để tham gia những khóa huấn luyện cao cấp và từ từ bạn sẽ tiếp cận được những dự án lớn và các cơ hội lớn hơn. Thoáng chốc, bạn sẽ từ từ nhận ra nhiều mơ ước khác cho mình, nhu cầu mua nhà, xe, và chuẩn bị một quỹ học bổng cho con cái trong tương lai.

Cuộc sống có thể được thiết kế. Sự nghiệp có thể lên kế hoạch. Hạnh phúc có thể được chuẩn bị. Bạn nên bắt đầu lên kế hoạch ngay bây giờ. Khi bạn còn nghèo, dành ít thời gian ở nhà và nhiều thời gian hơn ngoài đường. Khi bạn giàu rồi, hãy ở nhà nhiều hơn và bớt đi ra ngoài. Đây chính là nghệ thuật sống. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác. Khi bạn giàu lên, hãy tiêu cho mình. Nhiều người không biết đang làm ngược lại.

Khi bạn còn nghèo, hãy tốt với mọi người. Đừng tính toán. Khi bạn giàu lên, bạn phải học cách để mọi người đối xử tốt với bạn. Bạn phải học cách tốt hơn với bản thân. Khi bạn nghèo, bạn phải quẳng mình ra ngoài đường và để mọi người sử dụng hết con người của bạn. Khi bạn giàu, bạn phải giữ mình và không để mọi người dễ dàng lợi dụng bạn. Đây là những cách sống tinh vi ở đời mà nhiều người không hiểu.

Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền sao cho mọi người trông thấy. Khi bạn giàu, đừng khoe khoang. Hãy tiêu tiền cho bản thân một cách âm thầm. Khi bạn nghèo, bạn phải rộng rãi. Khi bạn giàu, đừng tỏ ra cho người khác thấy mình hoang phí. Vòng tròn cuộc sống bạn sẽ hoàn chỉnh và có đầy đủ căn bản. Đây sẽ là giai đoạn thanh bình.

Không có gì sai khi bạn còn nhỏ tuổi. Bạn không cần phải sợ nghèo. Bạn cần biết cách đầu tư cho bản thân, gia tăng sự khôn ngoan và tầm vóc của mình. Bạn cần biết cái gì quan trọng trong cuộc sống mình và cái gì cần đáng bỏ tiền vào. Bạn cũng cần biết mình nên tránh cái gì và không nên bỏ tiền vào đó. Đây chính là cốt lõi của sự kỷ luật. Cố gắng hạn chế tiêu tiền vào quần áo, nhưng chọn mua vài thứ có đẳng cấp. Hạn chế ăn uống ở ngoài đường. Nếu có thì hãy xác định bạn là người trả tiền cho những buổi ăn trưa hay tối đó. Khi đãi khách, hãy bảo đảm bạn chiêu đãi những người có mơ ước to hơn bạn, làm việc chăm chỉ hơn bạn.

Khi việc kiếm sống không còn là vấn đề, hãy dùng phần tiền còn lại để theo đuổi mơ ước của mình. Hãy tung cánh và dám nghĩ dám làm. Hãy sống một cuộc đời thật khác biệt !

Triết lý nổi tiếng từ đại học Harvard: số phận một người được định đoạt qua những gì mà người đó làm trong thời gian rảnh rỗi từ 8-10h tối. Hãy dành thời gian đó để học hỏi, suy nghĩ, và tham gia các bài giảng hay thảo luận có ý nghĩa. Nếu bạn kiên trì trong vài năm, thành công sẽ đến gõ cửa với bạn.

Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu, cứ nhớ phân chia thu nhập của bạn thành năm phần. Chăm sóc cơ thể để nó luôn khỏe mạnh. Đầu tư vào các quan hệ để bạn sẽ liên tục gặp những người mới để học hỏi những tri thức mới. Mở rộng mạng lưới quan hệ cũng sẽ có tác động quan trọng lên mức thu nhập mà bạn sẽ kiếm được sau này. Đi du lịch hàng năm và mở rộng chân trời của mình. Nắm bắt những thay đổi mới nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn siêng năng theo đuổi kế hoạch này, bạn sẽ sớm thấy mình thặng dư nhiều tiền trong tài khoản.

Cái gì đã qua thì cho qua. Đừng day dứt với những sai lầm cũ. Chẳng ích lợi gì khi khóc nhè vì bình sữa bị đổ ngã. Ai cũng mắc phải sai lầm. Quan trọng là bạn học được từ những sai lầm và tự hứa với chính mình không lặp lại. Nếu bạn bỏ lỡ những cơ hội nào đó, đừng day dứt, vì sẽ luôn có những cơ hội mới chờ đợi.

Khả năng mỉm cười khi bị hiểu nhầm chứng tỏ bạn là người có giáo dục. Khi bạn bị đối xử bất công và bạn mỉm cười bình thản, đó là sự rộng lượng. Khi bạn bị lợi dụng và bạn có thể mỉm cười, bạn là người cởi mở. Khi bạn bơ vơ và bạn có thể mỉm cười tâm đắc, bạn đang ở trong trạng thái bình yên. Khi bạn khốn cùng và bạn có thể cười lớn, bạn có tâm hồn hào phóng. Khi bạn bị khinh rẻ và bạn có thể bình tĩnh mỉm cười, bạn đang tự tin. Khi bạn bị người yêu bỏ rơi và bạn có thể cười về chuyện đó, bạn là người ngọt ngào.

Có nhiều người phải giành giật để kiếm sống, cho dù là bạn đang giàu hay nghèo. Ai cũng có thể học hỏi từ các bài học của Lý Gia Thành.

READ MORE
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022
no image

 Hồi cấp 2 tôi mơ ước làm bác sĩ, lên cấp ba muốn làm lập trình viên; lúc vào đại học, tôi muốn làm việc cho công ty quảng cáo. Sau khi ra trường, tôi đi làm ở phòng kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng. Nay tôi đang dạy đại học.

Có những sự lung lay, thay đổi đó là bởi người trẻ chưa thể có tất cả trải nghiệm để trả lời đúng câu hỏi họ muốn gì. Hơn nữa, việc định hướng nghề nghiệp có thể lạc hậu nhanh chóng trước sự chuyển biến cực kỳ nhanh của thế giới bên ngoài.

Câu chuyện gần đây tôi gặp minh chứng cho điều này. Arthur, một trong những sinh viên giỏi nhất của tôi, vừa gọi điện nhờ tôi viết thư giới thiệu để đi học lại.

Arthur đang làm việc tại một trong ba ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới và vừa tham gia vào một thương vụ lên trang nhất của nhiều tờ báo tài chính hàng đầu vài tháng trước. Sếp của Arthur - cũng là người quen của tôi - nhận xét cậu ấy có tương lai xán lạn, và có thể là một trong những người trẻ nhất được thăng tiến trong nhóm của mình. Nhưng Arthur muốn đổi nghề.

Arthur nộp hồ sơ học công nghệ phần mềm tại một trường hàng đầu lĩnh vực này ở Anh nên cần thư giới thiệu.

Khi tôi hỏi vì sao muốn đổi nghề, cậu bảo, vì cảm thấy ngành đầu tư tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm... đều đang không theo kịp những thay đổi của công nghệ. Có nhiều bài toán thú vị mới cậu muốn giải quyết và cậu không còn cảm thấy thích hợp với môi trường của ngân hàng đầu tư.

Đây chỉ là một trong rất nhiều sinh viên làm trái ngành hoặc muốn đổi ngành, đổi nghề mà tôi nhìn thấy. Trong thế giới thay đổi hiện nay, ngày càng có nhiều loại việc làm mới xuất hiện, và các việc làm cũ mất đi. Những gì một người trẻ muốn hôm nay có thể không còn là thứ họ muốn nữa ngày mai.

Covid-19 góp phần làm cho sự thay đổi còn nhanh hơn và phức tạp hơn. Không ai có thể tưởng tượng một nền kinh tế thương mại điện tử trên nền Tiktok đang hình thành và tăng trưởng doanh thu cực nhanh. Nhiều văn phòng đang được rao bán ở Anh để chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm nhà kho cho các công ty bán hàng qua mạng. Nhiều ngân hàng đang trả hàng trăm nghìn USD một năm để thuê vài Tiktoker hoặc Youtuber giới thiệu sản phẩm đầu tư. Vài người họ mang lại doanh thu cao hơn cả đội ngũ tư vấn tài chính ngồi tại một chi nhánh.

Làm việc trái ngành, vì vậy, không còn hệ trọng. Thậm chí làm đúng ngành rồi vẫn muốn đổi nghề cũng trở nên bình thường. Không có chuẩn mực chung nào để đánh giá những thay đổi đó là xấu hay tốt. Chọn sai, thậm chí chọn đúng, rồi chọn lại là một phần của tiến trình sắp trở nên bình thường mới.

Tuy nhiên, có một rào cản đối với giới trẻ Việt Nam. Đó là chi phí cho "quyền chọn lại" rất đắt. Học phí đại học ở Việt Nam hiện là cao so với thu nhập bình quân. Các trường kinh tế tầm trung áp dụng mức thu 4-5 triệu đồng/ tháng; khối ngành y, dược 7-10 triệu đồng/ tháng. Trong khi, khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy thu nhập bình quân năm 2020 của người Việt đạt khoảng 4,25 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, một hộ gia đình, gồm hai vợ chồng, đi làm cả tháng chỉ đủ dồn sức nuôi một sinh viên đại học top giữa (bao gồm học phí và sinh hoạt phí), và không thể kham nổi chi phí đại học top đầu.

Điều đó khiến cho việc "chọn sai thì chọn lại" trở thành đặc quyền của một số bạn trẻ trong gia đình có điều kiện. Những người khác loay hoay với lựa chọn không đúng của mình, và có thể sẽ vật vờ với công việc không yêu thích suốt thời gian còn lại.

Arthur vay tiền của chính phủ để đi học và thấy sai, cậu lại vay tiền học lại. Arthur tất nhiên phải gánh những khoản nợ lớn hơn, nhưng cậu chỉ bắt đầu phải trả khi thu nhập vượt qua một ngưỡng nào đó. Trong số các quốc gia EU, Anh chi mạnh nhất cho các khoản vay sinh viên. Theo số liệu mới nhất từ Quốc hội, có tới 20 tỷ bảng chi cho 1,5 triệu sinh viên mỗi năm. Nợ xấu từ chính sách tín dụng sinh viên ở Anh cũng cao hàng đầu châu Âu. Chính phủ phải gánh những khoản đó và xóa nợ sau 25 hay 30 năm, tùy vào khoản vay.

Xã hội chấp nhận gánh lấy một phần chi phí cho người trẻ đi học, chính phủ làm mọi cách trong khả năng để duy trì cho người trẻ quyền được chọn lại. Lập luận của người Anh là, để có khoảng một phần ba đến một nửa dân số tiếp cận giáo dục đại học, số dư nợ tín dụng này là khoản không hề nhỏ. Nhưng toàn xã hội sẽ được hưởng lợi từ một dân số được giáo dục tốt. Người dân được hưởng lợi từ những bác sĩ giỏi, yêu nghề; những chính trị gia sáng suốt và tâm huyết; những nghệ sĩ tài năng, có thể nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và giá trị văn hóa cho số đông...

Chương trình Tín dụng sinh viên ở Việt Nam được triển khai từ năm 2007. Theo quan sát của tôi, chính sách này chưa hấp dẫn. Các số liệu cũng nói như vậy. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội TP HCM, đến tháng 3/2022, tỷ lệ cho vay sinh viên chỉ chiếm 4,8% tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này so với năm 2021 không tăng, dù các gia đình vừa trải qua đại dịch, khó khăn hơn về tài chính.

Có một số lý do. Thứ nhất là mức trần cho vay thấp, không đủ để sinh viên trang trải học phí. Từ 19/5, mức vay tối đa là 4 triệu đồng mỗi tháng, sau khi đã điều chỉnh tăng so với mức 2,5 triệu duy trì nhiều năm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục, chi phí học tập (gồm học phí và sinh hoạt phí) của một sinh viên hiện khoảng 6,5-9,5 triệu đồng một tháng. Mức 4 triệu chỉ đáp ứng được 61% mức chi tối thiểu và 42% mức chi tối đa.

Thời hạn vay của chương trình cũng quá ngắn - tối đa 10 năm, so với Brazil (12 năm), Nhật Bản (18 năm), Malaysia và Hàn Quốc (20 năm), Trung Quốc (23 năm).

Điều bất cập thứ ba là mức lãi suất - thời điểm năm 2021 là 6,6%/năm - khá cao so với các đối tượng ưu đãi khác của ngân hàng chính sách xã hội, như cho vay trồng rừng 1,2%/năm, cho vay nhà ở 3-4,8%/năm.

Điểm thứ tư là chương trình này khá hẹp về đối tượng thụ hưởng, chủ yếu dành cho các sinh viên mồ côi, gia đình khó khăn hoặc gặp rủi ro về bệnh tật, thiên tai... nên nó mang tính chất của một chính sách bảo trợ xã hội hơn là một chính sách đầu tư cho giáo dục.

Với những lý do trên, nhiều người trẻ thậm chí không đủ yên tâm vay để "chọn đi", chưa nói đến "chọn lại".

Không ai có thể chắc chắn chọn đúng nghề ngay lần đầu, trong một thế giới đầy thay đổi ngày nay. Điều quan trọng là làm sao để người trẻ được tự do tiếp cận giáo dục đại học và được sử dụng quyền chọn lại ít tốn kém nhất.


Hồ Quốc Tuấn

READ MORE
Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022
 CHÚNG TA THẬT RA ĐÃ CHẾT TỪ BAO GIỜ ?

22 tuổi, bạn tốt nghiệp đại học, vì chuyên ngành của bạn không dễ tìm việc, mấy năm đầu bạn phải chạy xe ôm, giao hàng nhanh.

24 tuổi, bạn tìm được việc làm, công việc tiền lương cũng không cao, còn thường xuyên phải tăng ca đến tận đêm khuya.

30 tuổi, bạn kết hôn, đối tượng do bà mối giới thiệu, cha mẹ hỏi bạn có thích cô gái ấy không, bạn gật đại: "thích ạ."

33 tuổi, sức khỏe bạn càng ngày càng kém đi, tăng ca càng ngày càng ít, tốc độ thăng tiến cũng càng ngày càng chậm. Cô vợ được thiên hạ ban cho kia nói với bạn: "con gái mình sắp lên mẫu giáo, song ngữ một tháng 6 triệu." Bạn nhíu mày, cô ấy không chịu được nữa, "con anh Lộc, một tháng 12 triệu kìa!" "anh đã như vậy, anh muốn con anh cũng thất bại sao?!" bạn im lặng, trở về phòng đưa vợ 12 triệu, tiền ấy bạn tính sinh nhật tự thưởng cho mình bộ máy tính mới.

36 tuổi, con vào lớp 1. Thầy nói năm lớp một rất quan trọng, bạn cười nói, vâng vâng vâng, xin thầy quan tâm cháu dùm em, thầy thấy bạn chưa hiểu, chỉ cho bạn đường sáng: "phụ đạo một tháng khoảng.v..v." năm lớp sáu, cô nói cấp hai rất quan trọng, bạn cười nói:"vâng vâng vâng, em đang tính lên đóng tiền học thêm cho cháu."

Có một ngày về đến nhà, con bé nói với bạn: "ba, con muốn học piano".

Dù bạn không còn phân vân nữa, câu "ba hiện tại mua không nổi" những tháng năm này bạn đã nói nhiều, nhưng lần này vẫn không thể nói nên lời.

cũng may con gái tương đối hiểu chuyện, bé nói: "không sao đâu ba, không được thì con học guitar cũng tốt." Bạn nhìn con gái ngoan, thấy vui vui trong lòng.

46 tuổi, con gái học phổ thông ở một trường không tồi lắm.

một ngày nọ, bạn đang họp, nhận được điện thoại của giáo viên, trong điện thoại nói con bạn đánh nhau ở trường, mời phụ huynh lên trường giải quyết. Bạn rụt rè xin cấp trên kém hơn bạn 5 tuổi cho nghỉ, tới trường lại bị thầy dạy dỗ một trận, "anh làm phụ huynh mà không biết dạy con", bạn cười cười, vâng vâng vâng.

49 tuổi, con gái lên đại học.

Chuyên môn con học, bạn nhìn vào chẳng hiểu gì. Bạn chỉ biết là công việc chắc chắn không dễ tìm, mà học phí lại cực cao.

một đêm nọ, bạn say khướt, về nói chuyện với con. Bạn nói những lời mà bạn từng rất ghét, "phải vì công việc sau này mà nghĩ, chọn nghề nào hot, đừng làm theo ý con nữa."

Bạn và con từ nói chuyện thành cãi lộn. Bạn phát hiện bạn già rồi, không cãi lại con gái nữa. Bạn nói không lại con bé, chỉ có thể hét: "tao là ba của mày đó!"

con bé nhìn bạn, biết có tranh luận thế nào cũng vô ích, bạn không muốn nghe nữa. Khi con bé về phòng, bạn nghe vọng lại một câu: "con không muốn sống giống như ba."

Bạn không biết sao lại ngồi khóc, 50 tuổi đầu ngồi khóc.

chắc là do rượu cay quá, có phải không?

chắc là do rượu cay quá rồi.

55 tuổi, con gái đi làm, dường như đã cảm thông với bạn một chút. 56 tuổi, con gái kết hôn.

bạn hỏi con có thích cậu trai kia không. Con bé quả quyết: "thích ạ." Bạn rất vui mừng.

60 tuổi, vất vả cả một đời, bạn muốn đi du lịch một chút.

Nửa kia đã bên bạn 30 năm qua, nhưng bạn vẫn thế thích cô ấy hay không cũng không rõ.

Bạn và cô ấy bắt đầu tính đường đi du lịch. Đã nhiều năm như vậy, cả hai vẫn bất đồng, vẫn cãi nhau. Rồi đâu cũng vào đấy, tất cả đã chuẩn bị xong, thì con gái nói: "ba má, chúng con bận rộn quá, giúp chúng con trông con nha?". Bạn rút vé máy bay, lại về như 30 năm trước.

70 tuổi, con của con gái cũng đã khá lớn, không cần mỗi ngày trông nom nữa. Bạn quyết định nói:"nhất định phải đi chơi một chuyến." Thế nhưng cây gậy trong tay chỉ có thể giúp bạn đi xuống vườn hoa dưới lầu mà thôi.

73 tuổi, bạn nằm trên giường bệnh viện, tỉnh lại sau hôn mê, xung quanh đầy người, bạn mơ mơ màng màng trông thấy bác sĩ lắc đầu, người chung quanh thần sắc trang nghiêm.

Bạn nhận ra, bạn sắp chết rồi.

bạn không có chút sợ hãi.

bạn đột nhiên tự hỏi,

ta thực ra đã chết từ lúc nào?

bạn nhớ đến hôn lễ năm 30 tuổi,

hóa ra, lúc đó, bạn đã chết rồi.

Trước lúc lâm chung 3 giây, 73 năm cuộc đời bạn tua ngược lại về trước, 1 giây, 2 giây trôi qua, mặt bạn không chút cảm xúc.

Giây thứ 3, bạn đột nhiên cười.

Đó là năm 15 tuổi, bạn trông thấy một cậu bé đang ngậm một ổ bánh mì, đeo cặp đi theo một đám học sinh khác. Cậu bé ấy đi qua ban công cô bé nhà bên, hướng mắt nhìn về phía cửa sổ.

Đó là cô bé mà bạn thầm thương năm 15 tuổi,

Bạn nghĩ không ra nàng trông như thế nào, bạn cố gắng nhớ lại.

3 giây trôi qua, người bên cạnh đột nhiên gào khóc, bạn rơi vào màn đêm không hay biết gì nữa.


Comment
Áp lực cuộc sống khiến người ta không dám sống cho mình
Ngẫm lại còn quá nhiều điều nuối tiếc chưa làm. Lấy 1 th chồng lôn nhừ, cả tuổi trẻ cắm đầu với trách nhiệm. Nhiều lúc chỉ ước có đc 1 giây phút sống cho bản thân mình. Có kiếp sau xin thà làm ngọn cây cành cỏ. Đời người chẳng ngắn chẳng dài. Chớp mắt 1 cái đã sắp sag 30. Tự thấy cả 1 đời gắn liền với trách nhiệm
May quá, mình sẽ sống 1 đời thảnh thơi vui vẻ! Không vì đến tuổi mà kết hôn, không vì cần người chăm sóc tuổi già mà sinh con, không áp lực công việc mưu sinh cơm áo gạo tiền. Mỗi ngày đều làm việc mình thích!
Chết từ khi mọi người xung quanh quàng cho mình quá nhiều trách nhiệm hơn những gì mình có thể
Ai rồi cũng phải lớn cả thôi ! đôi khi muốn trở về lúc trẻ mà nhận ra mình còn nhiều cái phải gánh vác
Thực tại của cuộc sống công nghiệp. Khi mà không có thời gian cho việc khác
Hư cấu hay ko tôi ko biết chứ tôi sống qua 30 tuổi y chang như ông ấy viết, chỉ là chưa tới lúc chết
Đôi lúc mệt mỏi muốn buông bỏ tất cả, cứ trách sao cuộc sống này dài quá áp lực quá đau thương quá. Nhưng rồi sẽ có lúc nào đó chúng ta đối diện với cái chết, phút giây cuối cùng ấy nhớ về cuộc đời của mình không biết sẽ mỉm cười với tất cả mọi chuyện hay rơi nước mắt vì những chuyện không thành, ấm ức, tiếc nuối.

READ MORE
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2022
no image

Tôi cho mình thời hạn năm năm để bước ra khỏi vùng an toàn, rồi từng bước nếm 'mùi đời' với đầy chua cay, thăng trầm và đau khổ.

Con người ta thường khó chịu vì muốn cùng lúc những thứ mâu thuẫn nhau. Chúng ta vừa muốn mình giỏi giang, thành đạt, hiểu biết, nhưng lại sợ khó khăn, ngại thử thách và không chịu rời khỏi vùng an toàn. Cái gì cũng có giá của nó. Đừng nhìn bề ngoài để đánh giá một ai đó và đừng nhìn cuộc sống của người khác mà nghĩ nó dễ dàng.

Bản thân tôi cũng là một người ở trong vùng an toàn suốt nhiều năm. Đến một ngày, muốn đổi việc, nên tôi học đủ thứ, trải nghiệm rất nhiều để tìm ra một công việc mới phù hợp với bản thân. Vậy mà, dù rất cố gắng, tôi vẫn không thể tìm được. Tôi tự thấy, nếu tiếp tục ở lại chỗ cũ làm việc thì chỉ vài năm nữa, có lẽ tôi sẽ không còn dám mạo hiểm như thời trẻ nữa. Tôi không muốn mình sống như vậy cả đời, vì mỗi đêm đều bị ám ảnh tới mức không ngủ được khi nghĩ đến công việc hiện tại.

28 tuổi, tôi cân nhắc hoàn cảnh, thấy cha mẹ mình vẫn khỏe mạnh, thu nhập, nhà cửa ổn định, bản thân không có quá nhiều gánh nặng. Tôi tự nhủ, nếu bây giờ không cho mình một cơ hội thay đổi, thì chắc chắn tôi sẽ phải hối hận sau này. Nghĩ là làm, tôi cho mình thời hạn năm năm để bước ra khỏi vùng an toàn. Sau thời hạn đó, nếu vẫn không ổn, tôi cũng chuẩn bị một công việc ổn định khác để bắt đầu lại từ đầu. Vậy nên tôi sẽ không có gì phải hối tiếc cả.

Và tôi nhảy việc, ra ngoài tự kinh doanh, học hỏi. Tôi làm nhiều ngành, thất bại cũng nhiều, mất niềm tin đủ kiểu khi trải nghiệm. Đúng là cuộc sống không phải chỉ có màu hồng. Tuy tôi đã chuẩn bị khá nhiều kiến thức, kỹ năng, tinh thần và chấp nhận thử thách, nhưng mọi thứ (thất bại) không vì thế mà dễ chịu hơn. Nhiều lúc, tôi rất mệt mỏi khi khó khăn ngoài đời lúc nào cũng trực chờ sẵn, không suôn sẻ như những gì mình tưởng tượng lúc trước khi bắt đầu.

"Mùi đời" quả thực đầy chua cay, thăng trầm và đau khổ. Khó có thể diễn tả hết bằng lời những gì tôi đã phải trải qua khi so sánh với cuộc sống ấm êm khi xưa. Nhưng đó là sự đánh đổi đáng giá. Điều đó giúp tôi ngày càng tự tin và hiểu bản thân hơn. Vấp ngã rồi lại đứng lên, tiếp tục cố gắng và chấp nhận có thể lại tiếp tục vấp ngã lần nữa, đó là những điều mà môi trường an toàn không bao giờ dạy ta được.

Nói vậy để thấy, khi còn trẻ, chúng ta hãy ráng trải nghiệm, quẳng mình ra cuộc đời để còn biết "mùi đời", chứ không về già muốn "nếm" cũng không còn đủ sức mà làm nữa. Thứ cần làm là chuẩn bị tinh thần và cả đường lui cho bản thân trước khi dấn thân vào thử thách. Tự tin là tốt nhưng ảo tưởng sức mạnh, ko xem xét hoàn cảnh, không lường trước rủi ro là tự đẩy mình vào hố sâu tuyệt vọng. Nên hãy hoạch định lại nghiêm túc cuộc đời mình.

Nhấn mạnh thêm rằng, đam mê không tự gõ cửa nhà bạn vào một ngày đẹp trời. Nếu chán việc hiện tại, hãy đi tìm việc khác, lên mạng tìm kiếm, xem yêu cầu và thử thách thế nào rồi dấn thân. Cuộc sống chỉ có sẵn sự nhàm chán và vô vị, còn niềm vui và sự thú vị đều do bạn phải chủ động đi tìm.

Không có ai tự nhiên sinh ra đã giỏi và biết hết tất cả, cứ học và làm rồi nâng vốn sống lên. Không có thành công và hạnh phúc nào dễ dàng cả, nếu có chỉ là giả tạo. Những người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, họ cũng đã phải trải qua hành trình gian nan như bao người người chưa thành công khác. Có điều, họ chấp nhận, cố gắng và vượt qua tất cả để có được thành công.

Nếu ai đó hỏi tôi, sau bao nhiêu đắng cay, vất vả đã trải qua, liệu có hối hận không về quyết định dấn thân của mình? Câu trả lời của tôi là "không hề". Tôi chỉ ước gì mình đã can đảm sớm hơn. Không biết bao nhiêu lần, tôi thấy quá sức chịu đựng, khóc lóc, hối hận, tự trách bản thân sao lại chọn con đường này? Nhưng sau mỗi lần như thế, tôi lại mạnh mẽ và tiến xa hơn.

Không biết rồi tôi có lại thất bại và muốn quay về đường cũ hay không ít nhất suy nghĩ đó không tồn tại lúc này. Tôi chờ mong đến một ngày, tôi sẽ quen với khó khăn và trắc trở đến nỗi sẽ mỉm cười với chúng.

READ MORE
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022
no image

 Bài của anh Thuc Pham Awake 

"Tuy hiếm nhưng cũng có tờ báo dám nói lên sự thật. Nếu các bạn muốn có thêm thông tin chi tiết hơn thì với 6 năm rưỡi đã sống ở Mỹ, mình sẽ nói rõ hơn về thu nhập và chi tiêu ở Mỹ dưới đây.

2 vợ chồng người Mỹ có thu nhập trung bình 130.000 đô/năm là điều hoàn toàn bình thường. (65.000/ng/năm)

Họ sẽ trả thuế thu nhập, tiền đóng an sinh xh, đóng quỹ hưu, quỹ tiết kiệm+đầu tư tự nguyện, bh y tế... mất 40% (Tiền đóng các quỹ này về sau về hưu là đc trả 4.000, 5.000 lương hưu mỗi tháng chứ có mất đi đâu mà thiệt). Như vậy thực nhận là 78.000/năm, hay 6.500 đô/tháng. 

Với số tiền đó, họ chi cho:

- 2.000 đô trả góp cho căn nhà giá trị 500.000 đô (nhiều nơi giá nhà thấp hơn, 300.000 là mua được nhà đơn lập). Bao gồm tiền gốc, tiền lãi, thuế nhà đất, bảo hiểm nhà. (Sau 15 hoặc 30 năm, căn nhà là của họ, và giá trị lúc đó nhiều khả năng sẽ gấp rưỡi hiện nay là ít)

- 800 tiền ăn 4 người (vợ chồng con cái). Tiền này để mua đồ ăn chất lượng cao là thịt thà cá mú, hải sản, rau hoa quả, kem, sữa chua..., thường là ăn ko hết, thỉnh thoảng vứt sọt rác, khá là phí.

- 300 điện, ga, nước, internet, TV, phim (netflix, amazone prime...), dùng thoải mái vì điều hoà, máy đun nước nóng chạy 24/24.

- 150 phí bảo hiểm 2 ô tô (giả định là xe bình dân và hồ sơ tay lái tốt đẹp).

- Xăng 420, giả định là 1 xe chạy thường xuyên 80 đô/tuần, 1 xe thỉnh thoảng đi, cứ 2 tuần đổ 50 đô, với giá xăng đang cao xấp xỉ 5 đô/gallon hiện nay. Trc đây thì ko nhiều đến mức như trên.

Như vậy sau khi trừ đi các khoản chi tiêu ko thể cắt bỏ đó, họ còn lại 2.830 đô/tháng. 

Họ có thể "cất đi" 1.000 để làm quỹ dự phòng.

Còn 1.830, khá là xông xênh để mua quần áo, giày dép, sách vở, đi du lịch, ăn nhà hàng...

Quần áo giày dép... ở Mỹ ko đắt hơn VN mà chắc chắn là đồ xịn, ko phải tháng nào cũng mua quần áo. 

Sách vở đồ dùng học tập thì tốn cực kỳ ít so với VN, cả năm có khi chỉ mua cỡ 100 đô. 

Ăn nhà hàng 30-50 đô/người (kể cả tip) là thuộc tiêu chuẩn khá cao rồi. 1 tuần ăn 1 lần hoặc thưa hơn.

Đi du lịch tự lái xe ra biển chỉ tốn vài trăm đô. Còn nếu bay đi Hawaii hay Mexico, vùng Caribê trọn gói thì tầm 2.000 cho 2 người, 3 đêm, ko phải là quá đắt đỏ, nếu 1 năm chỉ đi 1 lần, hoặc 2 năm cả nhà 4 người đi 1 lần.

2 con trong độ tuổi ptth trở xuống học trường công miễn phí. Nếu học đh công của bang quê nhà, học phí dưới 15.000/năm nhưng còn có học bổng, trợ cấp nên có khi chỉ trả 1 nửa, thậm chí ít hơn.

Các con từ 14 tuổi trở lên có thể đi làm cho vui, cũng kiếm được bét thì 1.000/tháng để tự mua các đồ các con thích.

Vậy thì giá xăng tăng lên chỉ là muỗi đối với phần đông người Mỹ, mặc dù ko phủ nhận là vẫn có người kêu ca, điều đấy ko có gì lạ.

Nhưng lương 7 tr, 8 tr/tháng ở VN mà xăng VN đắt hơn xăng Mỹ nhưng bà con VN lại một lòng ca ngợi sự lãnh đạo tài tình và ko kêu ca gì thì đấy mới là chuyện lạ nhé.

READ MORE
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022
no image

 Công việc công sở cho tôi địa vị và tiền bạc, nhưng lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, lãng phí, nên tôi quyết định nộp đơn nghỉ việc.

Đọc bài viết "Muốn nghỉ việc nhưng không dám", tôi cũng muốn chia sẻ về câu chuyện tương tự của bản thân. Tôi là một kỹ sư xây dựng, trước kia từng làm ngoài, sau về nhà nước làm được tám năm, đã có biên chế. Năm nay, tôi 37 tuổi, đã ly hôn, có một con gái đang ở với mình.

Nếu làm tiếp công việc hiện tại, có thể tôi vẫn có tương lai về địa vị, tiền bạc. Nhưng bản thân tôi thấy công việc này nhàm chán, lặp đi lặp lại, ngày nào cũng dập khuôn tám tiếng. Trong khi đó, môi trường làm việc cũng khiến tôi càng ngày càng thấy không phù hợp, lãng phí thời gian. Tôi nhận ra bản thân mình không tạo ra được giá trị tương ứng dù cùng sử dụng tám tiếng ở công sở mỗi ngày. Thế nên, tôi đã quyết định xin nghỉ việc.

Sau khi nghỉ làm, tôi về làm trang trại, kinh doanh bên mảng thực phẩm sạch. Khu vực tôi ở đang khá thiếu nguồn cung mảng này, đồng thời tôi vẫn có thời gian để dành cho con. Kể từ khi bắt tay vào công việc mới, tôi thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều.

ôi có cảm giác mình đang được sống một cuộc đời khác vậy: cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hơn, đầu óc sảng khoái hơn, mọi thứ đều tuyệt vời hơn rất nhiều. Mỗi ngày với tôi đều là một ngày ý nghĩa khi được làm chủ thời gian của mình, thỏa sức sáng tạo, lo liệu ổn thỏa ở trang trại là tôi có thể đi đây, đi đó để hưởng thụ cuộc sống.

Các bạn thấy tình cảnh của tôi đấy, "gà trống nuôi con" với vô vàn áp lực về mặt kinh tế, nhưng tôi vẫn dám nghỉ việc, dám tự xây dựng sự nghiệp riêng mà vẫn sống tốt. Thời buổi này đã quá khác xưa, chỉ cần bạn chịu khó học hỏi, chịu dấn thân để làm là hoàn toàn có thể đảm bảo cho gia đình một cuộc sống tốt.

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản, lãng phí thời gian với công việc hiện tại, hãy nhanh chóng bước ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Nếu đã sẵn sàng nghỉ việc thì hãy dám làm mọi thứ mình muốn. Ngay cả khi không kiếm được nhiều tiền thì ít nhất bạn cũng đã dám sống, dám chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Vậy có gì mà sợ hãi hay hổ thẹn?

READ MORE
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022
no image

 Bạn bè xung quanh tôi than không có tiền mua nhà, đất nhưng họ để "thời gian chết" quá nhiều.

Tôi thấy mấy bạn chưa mua được nhà đất bị nhạy cảm quá với chữ bất động sản, và thường than trách dân buôn đất. Đất không hề dễ buôn, có người mua vài lô rồi hàng năm trời vẫn chưa thoát được hàng kia kìa.

Muốn có những thứ người khác không có (nhà, xe...) thì phải chấp nhận cường độ làm việc và rủi ro mà không phải ai cũng dám làm. Nhiều người cứ than tiền khó kiếm, hay giá bất động sản quá cao. Nhưng tôi thấy họ toàn làm tàn tàn ngày tám tiếng, ra là về ôm điện thoại chơi game, lướt Facebook, Tiktok mấy tiếng đồng hồ.

Đi làm thì muốn vào các công ty được nghỉ thứ bảy, chủ nhật. Tôi hỏi thứ bảy, chủ nhật được nghỉ làm gì, họ bảo đi du lịch, đi về quê, ngủ, đi nhậu với bạn bè..

Còn tôi làm việc từ 8h sáng đến 23h. Thứ bảy, chủ nhật vẫn ngồi phân tích thị trường, đọc tin tức, xem lại các công việc của công ty riêng, xem lại các khoản mục đầu tư, cái nào nên bỏ tiền thêm và cái nào nên rút tiền về.

Tôi tận dụng thời gian để làm việc và suy nghĩ, học hỏi tìm hiểu rất nhiều về "kiếm tiền" hoặc tiền đẻ ra tiền trong thời gian ngắn nhất. Nhiều bạn bè liên tục lập ra kế hoạch đi du lịch tận hưởng tuổi trẻ, còn tôi tận dụng tuổi trẻ để kiếm tiền. Tuổi trẻ đầu óc minh mẫn linh hoạt, sức khỏe còn tốt thì phải tận dụng để kiếm tiền thôi.

Người nào cứ bảo cuộc sống ngắn ngủi nên phải tận hưởng. Còn tôi quan niệm đời còn dài, lo làm trước đã, từ từ mới hưởng thụ.


READ MORE
no image

 VỀ CÔNG VIỆC

1. Ở nơi làm việc, không tồn tại cái gọi là "không thể thay thế", chúng ta chỉ có thể không ngừng nâng cao năng lực làm việc của mình, để bản thân bị đào thải muộn một chút.

Mặc dù chúng ta thường hay nhấn mạnh cái gọi là "không thể bị thay thế", nhưng trên thực tế, ai cũng đều có khả năng bị người khác thay thế cả. Đi làm lâu rồi, bạn sẽ phát hiện ra, thứ bạn biết, người khác cũng biết, thứ bạn không biết, người khác vẫn biết, đừng quá kiêu ngạo cho rằng mình giỏi giang tới đâu, cũng không cần phải thấy bản thân mình vô dụng.

2. Người khác không có nghĩa vụ phải dạy bạn cái này cái kia. Cấp trên không có nghĩa vụ phải dạy bạn, học được hay không là bản lĩnh của mình, kiếm được tiền thì nó cũng sẽ vào túi của mình chứ không phải túi của người khác. Quy sự ngu ngốc, vô tri của mình về thành trách nhiệm của người khác, nó chỉ nói lên một điều rằng bạn không biết tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.

Năng lực trao đổi công việc, quản lý cảm xúc, nghiệp vụ cốt lõi… tất cả đều phải tự mình chủ động đi tìm tòi, học hỏi, người khác cũng chẳng có nhiều thời gian, cuộc sống mà, ai chẳng bận rộn.

3. Khóc cũng vô dụng, đáng yêu cũng chẳng được gì, chỉ xinh đẹp thôi là không đủ, bởi lẽ nếu không có giá trị, không có thực lực, người khác sẽ không chú ý tới bạn.

Trong công việc, có quá nhiều chuyện khiến bản thân có lúc phải cảm thấy suy sụp, nhưng tới cuối cùng, vẫn phải tự mình tiêu hóa hết.

4. Hoặc là nhịn hoặc là biến. Đây là nguyên tắc cốt cốt lõi trong công việc, nhận thức rõ được điều này, bạn sẽ bớt phàn nàn lại, thay vào đó nghĩ cách làm sao để nâng cao năng lực, kiếm nhiều tiền hơn.

5. Bất kể là nam hay nữ, có tiền hay không có tiền, kiếm nhiều hay kiếm ít, đều cần phải có cho mình một công việc, đó là lòng tự tôn cơ bản nhất của mỗi người. Có tiền rồi, thỉnh thoảng ở nhà chán quá không có việc gì làm thì đi ra ngoài kiếm cái gì đó giải khuây. Không tiền thì sống kiểu bức bối, muốn ra ngoài đi đây đi đó xem xem cũng chẳng có dũng khí mà đi.

VỀ TÌNH CẢM

1. Tình cảm là một bộ phận cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, nhưng nó không phải là toàn bộ. Nếu không gặp được đối tượng thích hợp, vậy thì hãy đi tìm mục tiêu sống thích hợp, khiến mình trở nên tốt hơn.

2. Không phủ nhận toàn bộ quá khứ của một người, ép đối phương phải xóa bỏ đi hết những đoạn tình cảm trong quá khứ, trải nghiệm trong quá khứ cũng là một phần trong cuộc sống của mỗi người. Đây là thứ không thể xóa bỏ được, thay vì cứ mãi vấn vương vì nó, chi bằng tập trung sức lực đi "kinh doanh" cho tốt cái hiện tại, tạo ra những kí ức vui vẻ mới, đó mới là điều quan trọng.

Có bao nhiêu bạn trai/bạn gái thì đã sao? Người hiện tại của họ chẳng phải chính là mình ư? Nếu cứ quá để ý, chi bằng chia tay, việc gì phải tự chuốc mệt vào thân làm gì.

3. Càng lớn càng khó thích một người, đây là sự thật, không phải vì không còn tồn tại tình cảm đơn thuần nữa, mà là bởi bản thân không còn đơn thuần như trước kia nữa: vấn đề phải suy nghĩ nhiều hơn, tiêu chuẩn chọn người thương cũng cao hơn, không còn đơn nhất như xưa, không còn giống như khi còn trẻ, cứ thích là thích thôi. Vì vậy, không cần trách người khác, cũng không cần trách mình, bởi lẽ, chúng ta đều giống nhau.

4. Không cần vì người khác mà từ bỏ cuộc sống vốn có của mình. Người yêu bạn, sẽ luôn ủng hộ những việc mà bạn đang làm và muốn làm, người không yêu bạn, dù có hi sinh bao nhiêu cũng chẳng thay đổi được gì.

5. Một tình yêu trưởng thành, một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nói về chuyện tiền bạc sẽ chẳng làm tổn thương hai bên, không dám nhắc tới chuyện tiền bạc mới là nguy cơ. Một mối quan hệ lành mạnh là mối quan hệ dám đường đường chính chính nói về chuyện tiền bạc, về tương lai, chứ không phải mập mờ, luôn tìm cớ để trốn tránh.

VỀ CUỘC SỐNG

1. Không biết nói điều này có thừa thãi quá không, nhưng sức khỏe quả thực rất quan trọng, đặc biệt là sau khi đi làm, sau khi va vấp với cuộc sống, sau khi thực sự trưởng thành. Cố gắng đừng suốt ngày cắm mặt vào điện thoại, ngủ sớm dậy sớm. Đừng ngồi lì mãi một chỗ ở văn phòng, thỉnh thoảng đứng lên đi lại, vặn người, và nhớ, kịp thời giải tỏa căng thẳng áp lực, đừng cái gì cũng kìm nén, giữ nó ở trong lòng. Tâm lý có khỏe mạnh, cơ thể mới khỏe mạnh.

2. Người nhà thì ra cũng ngày một trở nên già hơn, cô đơn hơn, có thời gian, hãy về ở bên cạnh họ, nói chuyện với họ nhiều hơn.

3. Hình thành cho mình thói quen bôi kem chống nắng, nó quả thực hữu ích trong việc chống lão hóa.

4. Cha mẹ nuôi nấng chúng ta quả thực rất không dễ dàng gì, quan trọng là dù chúng ta có bình thường tới đâu, có không nổi bật tới đâu thì họ vẫn luôn yêu thương chúng ta nhất.

READ MORE
Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022
Một cuộc hôn nhân không hoàn hảo cũng có thể là một cuộc hôn nhân khá phi thường.

 Chồng tôi bóp kem đánh răng ra khỏi tuýp như một đứa trẻ. Đó hẳn là một thói quen mà anh ấy không bao giờ bỏ được.

 Còn tôi để cốc cà phê và cốc nước của mình khắp nhà như một cậu thiếu niên.

 Đôi khi anh ấy n,hổ kem đánh răng của mình lên gương trong phòng tắm.

 Tôi cũng để tủ mở.

 Anh ấy thực sự rất tệ trong việc gấp quần áo.

 Tôi để lại sách và vở của tôi nằm ngổn ngang.

 Nhưng sau mười ba năm chung sống, chúng tôi hiểu rằng những điều này không đáng để đối phương cằn nhằn.  Chúng ta không cần phải đề cập đến điều đó hoặc gây ồn ào.  Vì vậy, tôi rửa sạch kem đánh răng của anh ấy và anh ấy nhặt tất cả ly cốc của tôi và đem rửa.

Và chúng tôi cảm ơn nhau vì đã làm những điều đó vì nhau.

 Giống như chồng tôi khóa cửa và tắt hết đèn mỗi tối trước khi đi ngủ.

 Và anh ấy cảm ơn tôi (trước mặt bọn trẻ) vì đã nấu bữa tối hoặc đăng ký cho chúng tham gia các hoạt động, học tập trên lớp.

 Trở thành một đồng đội tốt không có nghĩa là hoàn hảo.  Nó có nghĩa là chấp nhận những sai sót của nhau bởi lẽ - con người là con người.

 Con người cố gắng hết sức để yêu thương nhau.

 Con người mắc sai lầm - hàng ngày.

 Con người đôi lúc lộn xộn bừa bãi và sau đó dọn dẹp.

 Điều tôi học được trong hôn nhân là một cuộc hôn nhân không hoàn hảo cũng có thể là một cuộc hôn nhân khá phi thường.



READ MORE