Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020
no image

Dưới đây là 10 phương pháp dưỡng sinh đơn giản và dễ làm theo, bạn nên sớm lên lịch để áp dụng càng sớm càng hữu ích.

10 bí quyết dưỡng sinh không tốn kém nhưng hiệu quả suốt đời

Ngày nay, khái niệm chăm sóc sức khỏe chủ động hay còn gọi là dưỡng sinh rất được mọi người hoan nghênh. So với việc phải điều trị bệnh, quá trình dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe mang lại lợi ích rất lớn.

Chỉ cần bạn chăm chỉ thực hiện các công đoạn dưỡng sinh mỗi ngày, có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh khác nhau, đặc biệt có thể trì hoãn sự lão hóa của cơ thể con người một cách hiệu quả. Điều này đã được các danh y thực hiện từ hàng ngàn năm nay và chưa bao giờ không đạt được hiệu quả như ý.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người tham gia vào các nhóm thực hành dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe chủ động ngay tại nhà, đặc biệt là dưới sự giới thiệu của nhiều người nổi tiếng.

Trên thực tế, chăm sóc sức khỏe hàng ngày không hề khó. Nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản và dễ học có tác dụng rõ rệt và hiệu quả tuyệt vời. Chúng ta có thể gắn bó lâu dài với những hành động nhỏ hàng ngày trong khi ý nghĩa của nó đối với sức khỏe con người là rất phi thường.

Dưới đây là 10 phương pháp dưỡng sinh đơn giản và dễ làm theo, bạn nên sớm lên lịch để áp dụng càng sớm càng hữu ích.

1. Chải tóc bằng lược gỗ hoặc bằng các ngón tay

Có nhiều huyệt đạo trên đầu, có thể khơi thông tất cả các loại kinh tuyến bằng cách chải tóc bằng lược gỗ hoặc tay. Khi chải đầu, những huyệt đạo này có thể được xoa bóp tốt để thư giãn não và tăng cường tốt hơn các kinh mạch và mô trên cơ thể, giúp kết nối và thông suốt giữa các cơ quan cơ thể.

Ngoài ra, việc mát xa đầu có thể tránh được tình trạng rụng tóc và các hiện tượng bệnh lý ở đầu khác. Vì vậy, thường xuyên chải tóc bằng lược gỗ hoặc các ngón tay, xoa bóp đầu có ý nghĩa rất lớn trong việc dưỡng sinh và tăng cường sức khỏe.

2. Cố gắng đi bộ thay vì xe

Đi bộ là một cách tốt để tập thể dục, vì vậy hãy chọn cơ hội để được đi bộ thay thế đi xe và các phương tiện khác là một cách tốt để duy trì sức khỏe.

Cách này không chỉ có thể thúc đẩy lưu thông máu của chân cũng như toàn bộ cơ thể, mà còn tăng cường các chức năng khác của cơ thể, thúc đẩy hiệu quả sự phân hủy mỡ trong cơ thể.

Đây là một giải pháp dưỡng sinh vô cùng tốt để duy trì sức khỏe ổn định, chỉ cần thay thế đi xe bằng cách đi bộ ở những nơi có khoảng cách ngắn, cự ly gần.

3. Ngâm chân

Có rất nhiều huyệt đạo ở lòng bàn chân, chúng được bố trí chằng chịt và phổ biến ở hầu khắp lòng bàn chân. Do đó, việc tạo cho mình thói quen ngâm chân có thể làm thông thoáng những huyệt vị này và kích thích bàn chân, tác động lên cơ thể, làm cho các kinh mạch thông thoáng, điều hòa, từ đó đạt được mục đích phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, có nhiều điều bạn cần lưu ý khi áp dụng biện pháp dưỡng sinh khi ngâm chân, điều này không thể thực hiện tùy tiện.

Ví dụ, nhiệt độ của nước ngâm chân không nên quá cao. Nói chung, nó phù hợp hơn trong khoảng 40-50 độ. Mặt khác, việc lựa chọn thời gian để ngâm chân cũng rất quan trọng. Thông thường, bạn nên ngâm vào lúc 9h đêm trước khi đi ngủ là phù hợp, có tác dụng dưỡng sinh tốt hơn.

Ngoài ra, cần dựa theo đặc điểm thể chất của từng cá nhân, bạn có thể thêm các thành phần khác vào trong nước ngâm chân để tăng hiệu quả phòng và chữa bệnh. Ví dụ như lá ngải cứu, gừng tươi… điều này cũng rất hữu ích để đạt được hiệu quả duy trì sức khỏe và dưỡng sinh lâu dài.

4. Ăn/uống canh trước bữa ăn

Các món canh thường được đánh giá là giàu dinh dưỡng vì thông thường được nấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong cùng một nồi, do đó mà tác dụng bồi bổ sức khỏe của món canh rất lớn, đặc biệt là các thành phần trong canh dễ được cơ thể hấp thụ hơn và có thể nuôi dưỡng dạ dày, đường ruột.

Vì vậy, duy trì thói quen ăn canh trước bữa ăn cũng là một cách tốt để duy trì sức khỏe, đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể dựa theo nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần để lên kế hoạch hợp lý trong việc lựa chọn các thành phần nguyên liệu khi nấu canh.

Đây chính là giải pháp ăn uống khoa học, mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe và dưỡng sinh tốt, hữu ích lớn trong việc kéo dài cuộc sống.

5. Chạy bộ chậm

Chạy bộ chậm có tác dụng tốt trong việc phục hồi chức năng của cơ thể con người, bài tiết dopamine của cơ thể, đồng thời cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong việc duy trì sức khỏe.

Tập thể dục bằng hình thức chạy bộ chậm để rèn luyệt sức khỏe rất phổ biến trong những năm gần đây và nó có thể có tác dụng chống lão hóa rất hiệu quả.

6, Ăn chậm nhai kỹ

Thói quen ăn uống tốt cũng là một cách tốt để duy trì sức khỏe, đặc biệt là ăn chậm nhai kỹ có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và ruột, từ đó có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.

Mỗi người nên tập cho mình thói quen ăn chậm nhai kỹ, lợi ích từ việc ăn uống đúng cách sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trong quá trình dưỡng sinh.

7. Thường xuyên mỉm cười

Một nụ cười đơn giản cũng có thể đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bạn cười vào mỗi buổi sáng để làm cho tâm trạng của bạn dễ chịu hơn.

8. Thực hiện các động tác kéo giãn cơ thể

Thói quen kéo giãn cơ thể như vươn vai, ưỡn ngực hay kéo toàn bộ chân tay ra các hướng khác nhau có thể thúc đẩy lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình lưu thông và vận hành trong mạch máu.

Do đó, duy trì thói quen thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ thể đơn giản sau khi làm việc có thể đạt được hiệu quả giữ sức khỏe tốt, mang lại lợi ích dưỡng sinh lâu dài.

9, Xoay mắt theo chiều kim đồng hồ

Mắt là cửa sổ của tâm hồn, phản ánh sức khỏe và sự tinh anh, nhanh nhẹn của mỗi người. Đồng thời mắt còn liên quan đến rất nhiều mạch máu và kinh mạch trong cơ thể.

Xoay mắt theo chiều kim đồng hồ giúp thư giãn các mạch máu và kinh tuyến, do đó làm giảm mỏi mắt và đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe, trong dài hạn mang lại tác dụng dưỡng sinh tuyệt vời.

10. Massage bụng

Massage bụng cũng là một thói quen đơn giản có thể thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Việc xoa bụng có thể thực hiện trong những thời gian bạn rảnh rỗi, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Thực hiện xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ đơn giản hàng ngày cũng là cách giúp phòng tránh sự xuất hiện sự tích lũy thức ăn thừa, cặn bã trong đường ruột, gây ra những tác hại bất lợi cho hệ thống tiêu hóa.

Qua nghiên cứu nội dung trên, chúng ta có thể thấy rằng trên thực tế, không khó để duy trì những thói quen chăm sóc sức khỏe chủ động mà không tốn tiền, nhiều trong số đó nằm trong khả năng hàng ngày của mỗi người, vì vậy không khó để bắt đầu từ các chi tiết nhỏ trong thói quen để đảm bảo sức khỏe lâu dài, nâng cao tuổi thọ.


*Theo Health/Sohu
READ MORE
no image

Thực tế chứng minh khả năng giữ cho “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” và duy trì tâm trạng lạc quan trong thời kỳ khủng hoảng đã đóng 1 vai trò quan trọng tạo nên thành công của Buffett.
7-loi-khuyen-warren-buffett-danh-tang-cho-nha-dau-tu-trong-mot-thi-truong-lao-doc

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett

Nếu nhà đầu tư muốn tìm kiếm những lời an ủi khi thị trường lao dốc, hãy tìm đến Warren Buffett. Nhà tiên tri xứ Omaha luôn xuất hiện trên tivi hoặc các trang báo lớn để đưa ra lời khuyên gần như trong mọi cuộc khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng 1973-1974, sự kiện Ngày Thứ Hai đen tối (19/10/1987), bong bóng dot-com (2000-2001) cho đến cú sụt giảm sâu sau vụ khủng bố 11/9 và cuộc Đại Suy Thoái (2007-2009)…

Ở Buffett luôn là 1 cái đầu lạnh giữ cho tâm trí bình ổn trước mọi sóng gió. Thực tế cũng chứng minh khả năng giữ cho “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” và duy trì tâm trạng lạc quan trong thời kỳ khủng hoảng đã đóng 1 vai trò quan trọng tạo nên thành công của Buffett. Từ năm 1965 đến 2017, giá trị vốn hóa của Berkshire đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 20,9%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng 9,9% của chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ.

Trong bối cảnh VnIndex đang ở trong giai đoạn điều chỉnh mạnh như hiện nay, hãy cùng nghiền ngẫm những lời khuyên đáng giá của huyền thoại Warren Buffett.

1. Bất cứ lúc nào cổ phiếu cũng có thể lao dốc rất nhanh và rất sâu
Trong bức thư gửi cổ đông năm 2017, Buffett cho biết: “Rất khó có thể đoán biết trước được giá cổ phiếu sẽ sụt giảm lớn như thế nào chỉ trong một thời gian ngắn.”

Khi đầu tư vào cổ phiếu, rủi ro xuất hiện khi đồ thị giá đảo chiều. Thực tế, cổ phiếu không thường xuyên xuống giá, nhưng với nhà đầu tư chúng luôn trong trạng thái phản ứng không thể lường trước.

Dưới đây là số liệu thống kê các mức sụt giảm lớn của thị trường trong 60 năm (từ năm 1948 -2007):

7-loi-khuyen-warren-buffett-danh-tang-cho-nha-dau-tu-trong-mot-thi-truong-lao-doc

(Nguồn: Capital Research and Management)

Một thống kê do Hiệp hội các nhà đầu tư độc lập Mỹ và CFRA Research cho biết trong 70 năm (từ giữa năm 1945 đến 2016): Chỉ số S&P 500 có 56 lần sụt giảm 5%- 9,9% trong 56 lần, 21 lần giảm 10%-19,9%, 9 lần giảm 20 – 39,9% và 3 lần giảm từ 40% trở lên.

Thị trường sụt giảm là điều tất yếu sẽ xảy ra, khó có thể tránh khỏi – và chúng có đủ loại kích cỡ và hình dạng.

2. Tránh xa vay margin
Theo lời Buffett, “Đầu tư không phải là một trò chơi nơi người có IQ 160 thắng IQ 130. Nếu như bạn có một trí tuệ bình thường, bạn chỉ cần giữ mình trong một tâm trạng ổn định trong lúc nhiều nhà đầu tư khác lao vào rắc rối là đã có lợi thế .”

Trong khi nhà đầu tư dễ quyết định sai lầm do tác động của đồ thị giá hoặc biến động cảm xúc của chính mình, thì rất tiếc họ lại thường tự đưa mình vào tình huống ngặt nghèo hơn bằng cách vay thêm tiền từ công ty chứng khoán (vay margin). Họ không biết rằng số tiền lãi phải trả sẽ làm hao mòn tài khoản của họ.

Buffett viết: “Thậm chí dù chỉ mượn một khoản tiền nhỏ và cho dù bạn vẫn đủ vững trước một thị trường đang lao dốc, thì những dòng tít đầu trang nhất của các tờ báo và những lời bình luận cay cú từ nhiều người mà bạn không biết cũng đủ để tâm trí của bạn trở nên lo lắng và rung động. Và một tâm trí không ổn định thì sẽ dễ ra quyết định sai.”

3. Đừng dự đoán thị trường tiếp theo ra sao
Đừng tốn thời gian dự đoán thị trường sẽ ra sao trong thời gian tương lai. Chỉ cần biết điều gì đến sẽ đến,

Trong bức thư gửi cổ đông năm 2017, Buffett từng chỉ ra trong hơn 53 năm về trước đã có bốn lần cố phiếu Berkshire đã sụt giảm hơn 37%. Lần lớn nhất là vào khoảng thời gian tháng Ba năm 1973 đến tháng Một năm 1975, giảm đến 59%. Sau đó, cổ phiếu Berkshire lại chịu thêm một số lần tổn thất nặng.

“Không ai có thể nào biết trước được điều đó sẽ xảy ra. Màu xanh của hàng loạt các cổ phiếu trên bảng giá có thể chuyển sang đỏ bất cứ lúc nào, mà không cần phải qua ngưỡng vàng.” – Warren Buffett từng nói.

Với các đợt lao dốc từ thị trường chứng khoán trong nước, cộng thêm ảnh hưởng đồng thời từ các thị trường nước ngoài, tài khoản các nhà đầu tư phải gánh chịu đầy những đau đớn. Nhưng không quan trọng bạn mong muốn tránh nó ra sao, dự đoán thị trường biến động tương lai là điều không thể.

4. Đừng mua bán cổ phiếu theo các hình ‘nến’ xanh đỏ
“Charlie và Tôi nhìn cổ phiếu với góc nhìn cho rằng đó là doanh nghiệp mà Berkshire sẽ sở hữu, không phải là các dấu hiệu mua đi bán lại thông qua các hình ‘nến’ xanh đỏ trên đồ thị kỹ thuật, hay là mục tiêu về ‘giá’ mà các chuyên gia đưa ra hay các quan điểm được đưa tin rầm rộ trên giới truyền thông. Thay vào đó, chúng tôi đơn giản chỉ tin rằng nếu mô hình kinh doanh mà chúng tôi đầu tư vào là thành công (và đa phần đều như thế) thì tức là chúng tôi thành công.” – Warren Buffett.

Trong một thị trường con gấu, đa phần các doanh nghiệp với mô hình kinh doanh tốt và có lợi thế cạnh tranh lớn sẽ thường ít chịu ảnh hưởng rớt giá so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Trong lá thư gửi cổ đông thường niên năm 1994, Buffett đã giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư nên tránh việc dự báo thị trường: “Nếu chúng ta suy nghĩ đúng đắn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cho rằng doanh nghiệp đó hấp dẫn, chúng ta sẽ là những kẻ ngốc nếu như không hành động chỉ bởi vì những dự báo không hay về thị trường. Nếu bạn phán đoán đúng về doanh nghiệp, dù sao đi nữa bạn sẽ có được kết thúc tốt đẹp”.

Buffett cũng cho rằng sẽ là.”sai lầm lớn” nếu như không đầu tư vào một doanh nghiệp vĩ đại chỉ vì những lo ngại về thị trường. Năm 11 tuổi, Buffett bắt đầu mua cổ phiếu. Đó là vào năm 1942, khi mà nước Mỹ đang chìm trong rắc rối của Chiến tranh thế giới thứ hai với đầy rẫy những câu chuyện đáng sợ như thế chiến, vũ khí nguyên tử, khủng hoảng lạm phát, và hàng thập kỷ bất ổn chính trị. Theo Buffett, nếu như nhà đầu tư tránh xa thị trường bởi những nỗi lo mang tính vĩ mô như thế này, họ sẽ đánh mất những cơ hội lớn để nâng tầm ảnh hưởng tài sản của mình.

Ngược lại, theo Buffett, môi trường tệ nhất đối với một nhà đầu tư dài hạn lại chính là 1 thị trường đang tăng điểm một cách phi lý và đà tăng ấy lại kéo dài.

“Điều tuyệt nhất đứng từ góc độ Berkshire Hathaway mà nói, là đã đi qua nhiều giai đoạn thị trường lao dốc… Chúng tôi là những người mua hàng, và nếu bạn là những người mua hàng ở các cửa hiệu tạp hóa, bạn sẽ rất thích thú khi giá hàng hóa giảm dần hàng ngày… Điều mà chúng tôi sợ là thị trường tăng điểm một cách phi lý trong suốt thời gian dài”.

5. Tiếp tục giữ vững bản thân cùng thị trường
Đừng là một nhà đầu tư run sợ đến mức rút tiền khỏi thị trường. Hãy tiếp tục với danh mục đầu tư của mình từ trước đó.

Lịch sử cho thấy qua cơn khủng hoảng thì thị trường sẽ liên tục tăng và tạo ra sức hút lớn cho các nhà đầu tư. Trong hơn 100 năm qua, dù vượt qua 13 cuộc suy thoái kinh tế, chỉ số Công nghiệp Dow Jones vẫn tăng 10,3% mỗi năm.

Trong bức thư gửi cổ đông năm 2012, Buffett viết: “Cuộc chơi vẫn còn rất hấp dẫn, Charlie và tôi cho rằng sẽ là một sai lầm lớn nếu nhà đầu tư cố gắng rời khỏi thị trường chỉ vì đi bói vận đen-đỏ ở một ván bài tarot, hay nhờ dự đoán của ‘chuyên gia tài chính’, hay chỉ là do thay đổi tạm thời của đồ thị giá. Rủi ro mất tiền dành cho nhà đầu tư nếu ra khỏi thị trường như vậy là quá lớn, nếu đem ra so với việc họ tiếp tục trụ lại trên thị trường.”

6. Lợi dụng rằng thị trường đang xấu, mua thêm cổ phiếu mới
Còn tốt hơn là chỉ giữ vững danh mục, nhà đầu tư có thể tìm chọn – mua sắm thêm cổ phiếu mới.

Trong một thị trường con bò tót, nhà đầu tư thường hiếm khi tìm thấy một mức giá phải chăng để chọn lựa mua cổ phiếu tốt- dù doanh nghiệp có tốt, cổ phiếu vẫn có thể được bán ở mức giá cao khiến họ không mua nổi được.

Nhưng trong một thị trường lao dốc ầm ầm, thì đó là cơ hội hiếm hoi để họ dễ dàng có thể tìm thấy được giá cổ phiếu của một doanh nghiệp tốt (cho là nhà đầu tư đã lựa chọn được) đang được bán ra ở mức chiết khấu tương đối phải chăng- và họ có thể dốc túi tiền ra mua.

Buffett cho biết, “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam!”. Hay nói cách khác, khi những cơn sụt giảm lớn của thị trường đến… thì đó là cơ hội trời cho để cho những nhà đầu tư dám xông tay vào, trong trường hợp họ không phải lo lắng về nợ nần.8 of 9

7. Tập trung giữ cổ phiếu với mục tiêu dài hạn
Đừng tập trung vào các dự báo kinh tế ngắn hạn hay các tít nóng phổ thông trong lúc thị trường đang lúc lao dốc. Nhà đầu tư không phải là các nhà giao dịch thường xuyên. Họ nhìn nhận các doanh nghiệp với góc nhìn dài hạn.

Trong bức thư gửi cổ đông năm 2017, Buffett viết:

“Cổ phiếu lên và xuống, mà những biến động này nhiều khi chẳng liên quan gì đến giá trị thực sự mà doanh nghiệp đó đang tích lũy. Nhưng theo thời gian, Ben Graham đã nói đúng: “Trong ngắn hạn, thị trường là cỗ máy bỏ phiếu. Trong dài hạn, thị trường là bàn cân”.
READ MORE
Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020
no image


Cuộc đời mình (admin 3) đã gặp rất rất nhiều người có trí nhưng không có tiền, và bản thân cũng đã từng trải qua cảm giác đó, chỉ vài tháng thôi nhưng đó là khoảng thời gian hơn cả khủng khiếp. Họ đủ trí để biết mọi lời khôn khéo trên đời, chẳng hạn như "hãy biết đủ, hãy vui với những gì mình có, vẫn còn hơn bao người bất hạnh khác" chẳng hạn. Nhưng tất cả chỉ là cảm giác thoả mãn phút giây, sau đó lại rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, giữa một bên là nhu cầu khẳng định giá trị bản thân, nhu cầu thể hiện cái tôi (nhu cầu cao nhất của tháp Maslow) và một bên là không có nguồn lực tài chính thực hiện. Lực bất tòng theo tâm mình muốn thì có gì đau đớn bằng. Mình thường gặp họ ở các quán cà phê đô thị lớn, các quán nhậu hơn mức bình dân nhưng dưới mức sang, và rất nhiều người đang sống trên mạng, cầm điện thoại hay laptop cả ngày và mắt đắm chìm nhìn vào đó, xem hết tin này tới tin khác, coi hết FB người này tới người khác. Mình cứ "hi" là họ "hi" lại liền.

Thà không có trí nhiều, như 1 anh nông dân ngây thơ nào đó, cứ xong việc đồng áng thì lăn ra ngủ, nông sản ế thì khóc, nông sản cao giá thì cười, không có tiền thì ra đồng bắt ốc hái rau. Với họ, việc không có tiền không có gì khủng khiếp lắm. Như chú công nhân vui vẻ với tiền công nhật kiếm được, chủ ứng tiền thì ghé vỉa hè làm chai bia, xài hết tiền rồi về ngủ, mất việc với họ cũng nhẹ nhàng, thôi đi xin việc khác kiếm cơm qua ngày. Nếu đời vậy thì cũng bình yên, không có gì đáng chê trách cả. Nhưng với người có trí, khi nhìn thấy người khác có được cái mà mình mong muốn, mà mình lại không có được, một cảm giác vô cùng khó chịu giằng xé trong đầu họ. Cảm giác ganh ghét, đố kỵ và tự nhủ không nên ganh ghét đố kỵ nữa, vậy là xấu lắm đó tôi ơi. Và thấy người thành công ngã ngựa, cảm giác đan xen là vừa hả hê lại vừa buồn thương. Và với bản thân mình, vừa tự tìm cách an ủi lại tìm cách trách móc. Cảm giác này sẽ dẫn con người theo 2 hướng:

1. Hướng tiêu cực là trở thành NGƯỜI BẤT ĐẮC CHÍ, chê hết thảy, cho rằng ai cũng dở kém hơn mình, nhưng họ thành công vì gặp thời, may mắn, thực dụng kiếm tiền (tìm 1 số lý do khách quan nào đó), còn mình thì "sẽ có hướng đi riêng, không ai thành công hơn ai cả". Họ chỉ nể những người nào đó mà thật sự họ không biết rõ (ví dụ các danh nhân lịch sử học đọc được qua trang sách, hoặc các tỷ phú USD họ cũng đọc được trên sách báo chứ họ làm gì có cửa quen biết với họ). Một cảm giác vừa cay đắng vừa xót xa vừa kiêu hãnh, rất đặc trưng của nhóm người này. Và họ tự ái dữ dội, bất cứ lời chê nào cũng là ngòi nổ thùng thuốc súng chất chứa trong lòng họ bấy lâu.
TỰ ÁI là tự mình yêu mình, chỉ có ở nhóm người còn ở vị thế rất thấp. Còn người có thành tựu thực sự, hoặc ở tầm cao, họ không hề có tự ái. Người tự ái còn nguy hiểm ở chỗ là suy diễn rất kinh, vì họ nghĩ "ai ai cũng nói đến họ", câu nào cũng "chắc là nói mình đây"...trong khi thực tế là mình vô danh, đâu có đáng để người ta nói đâu. Mình tự nghĩ thế thôi.

2. Với người có trí mà không có tiền, nếu theo hướng tư duy tích cực thì họ sẽ nhận ra vấn đề, tự mình một ngày NGỘ ra và tự mình có giải pháp, một cách quyết liệt. Bàng hoàng nhận ra mình không giỏi, không ngon, không cao sang như mình nghĩ, mình đã rất tào lao rồi, mình đã lãng phí thời gian quá rồi, thường là có 1 cú sốc gì đó rất lớn. Ví dụ bị bệnh nan y, hoặc người thân qua đời mà họ không giúp được. Họ thấy được cái chết là cái chính bản thân họ sẽ phải đối diện trong tương lai, QUỸ THỜI GIAN ĐỜI NGƯỜI KHÔNG CÒN DÀI NỮA, và bắt đầu trưởng thành. Không còn bàn bạc chuyện phiếm nữa. Hạ cái tôi, bỏ cái sĩ diện hão, bắt đầu lao ra làm một cách thực tế, vội vã làm. Họ sẽ bớt lười biếng (vì nhóm này thích đọc sách, đọc tin tức, thấu hiểu nội dung và hiểu biết rất nhiều đông tây kim cổ, thích viết và thích nói, chỉ có làm là không được vì bản thân có bệnh lười biếng, nhất là hoạt động thể chất). Thất bại rất nhiều khi ra làm, vì họ là người thiếu kỹ năng và nhiều chứng bệnh SĨ còn rơi rớt khiến họ rất khó làm việc với người khác. Nhưng cuối cùng thì họ có thành tựu. Lớn nhỏ thì tuỳ may mắn của đời người. NHƯNG KHÔNG LÀM THÌ TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ MAY MẮN. Thần may mắn thích mùi mô hôi người, ông ấy chỉ xuất hiện khi ta đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

Những người trẻ có trí mà "biết mình biết ta" sớm, chịu lao động sớm thì bước vô nhóm CÓ TRÍ VÀ CÓ TIỀN. Dù ở đâu, họ cũng tự tìm niềm vui, phong lưu khoáng đạt, khẳng định được giá trị bản thân mình. Niềm vui của họ không phải vì sở hữu tài sản cá nhân, mà là giúp người, giúp quê hương.
READ MORE
Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020
no image



Trí tuệ 1: thế giới là thị trường, kiếm tiền là tín ngưỡng

1. Sự tàn khốc của thương trường, là môn học đầu tiên mà bất cứ ai có khát vọng làm giàu đều phải tiếp nhận, không muốn tiếp nhận thực tế tàn khốc này, tốt nhất đừng nghĩ tới thành công.

2. Vì mục tiêu kiếm tiền và phát tài, dù có nghèo tới đâu, cũng hãy đứng giữa những người giàu.

3. Kiểm soát tốt cảm xúc, đặc biệt phải cự tuyệt sự tức giận, tịnh tâm lắng nghe tiếng gọi của tiền tài.

4. Thời gian cũng là một loại sản phẩm, có thể biến tiền "từ không thành có".

5. Ở nơi thương trường, chiếm lợi thế tâm lý, giỏi đánh vào lòng người là cái vốn lớn nhất.

Trí tuệ 2: chú trọng vào tư duy mang tính chiến lược, đừng chấp ngộ với thủ đoạn

6. Làm ăn kinh doanh, nếu chỉ có khôn lỏi, sẽ chỉ kiếm được chút tiền, biến khôn lỏi thành trí tuệ mới có thể kiếm được nhiều nhiều tiền.

7. Biết tính tiền mới biết kiếm tiền.

8. Tận dụng tốt tư duy ngược, sử dụng một cách thông minh các quy tắc trò chơi kinh doanh khác nhau, thay vì bất lực trước các quy tắc.

9. Trong nguy cơ có cơ hội, khủng hoảng trong kinh doanh thường có thể là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận.

10. Trí tuệ là "bồn tụ bảo" của các doanh nhân, chỉ có những suy nghĩ trí tuệ mới có thể biến "vật phẩm" thành "hàng hóa".

Trí tuệ 3: trước khi làm kinh doanh hãy làm người, làm người phải có trí tuệ hạng nhất

11. Làm ăn kinh doanh bắt đầu từ quảng bá bản thân, xây dựng một thương hiệu cá nhân hoàn hảo, tiền, tự nhiên không khó kiếm.

12. Dựa vào nguyên tắc làm người để làm ăn kinh doanh, tuyệt đối sẽ không bao giờ xảy ra sai lầm.

13. Làm người mà không có nhẫn nại, làm ăn kinh doanh rất khó để kiếm được nhiều tiền.

14. Kẻ tham lam, nhất định có chỗ sơ hở.

15. Đối đãi với khách hàng, phải dịu dàng như đối xử với phụ nữ.

16. Thành công lớn trên thương trường là nhờ tính cách chứ không phải khôn lỏi.

17. Trên thương trường, thất bại lớn nhất chính là không nhận được sự tin tưởng.

Trí tuệ 4: mượn lực, chỉ những người không bản lĩnh mới mong dựa vào một mình mình phát tài

18. Tiền của người khác là chiếc chìa khóa sáng chói nhất giúp bạn làm ăn kiếm lời.

19. Giỏi dùng người, mượn cái đầu thông minh của người khác để kiếm tiền.

20. Tiền nếu đã đủ thì ai cũng làm ăn kinh doanh được, quan trọng là phải biết cách dùng ít tiền nhưng vẫn làm ăn được lớn.

21. Buộc mình lại một chỗ với những người theo đuổi lợi ích, bạn cũng sẽ được phân chia lợi ích.

22. Dùng lợi ích giữ chân người khác, bỏ ra trước, có được sau, lúc cần tiêu tiền thì hãy tiêu.

Khi bạn nghèo rớt mồng tơi, hãy thử tư duy kiếm tiền của người Do Thái, 90% có thể lật thân  - Ảnh 4.
Trí tuệ 5: tiền kiếm tiền, hơn nhiều người kiếm tiền

23. Luôn để tiền lưu động, đừng để tiền mốc meo trong ngân hàng.

24. Kiếm "tiền của người giàu" dễ phát tài hơn.

25. Tiền từ phụ nữ, tiền nhờ miệng, là hai loại tiền không bao giờ cạn kiệt.

26. "Người theo đuổi tiền" nhất định không bằng "tiền theo đuổi tiền", muốn làm ăn lớn, muốn kiếm nhiều tiền, mà không hiểu thao tác vốn, vậy thì sẽ rất khó.

27. Nỗ lực phát huy công hiệu và giá trị của mỗi một đồng tiền.

Trí tuệ 6: luôn có ý thức về nguy cơ mọi lúc mọi nơi

28. Rèn luyện ý thức về nguy cơ, ngăn chặn một cách chắc chắn những lỗ hổng và nguy cơ có thể xảy ra.

29. Dám mạo hiểm, nguy hiểm cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao.

30. Người làm ăn kinh doanh hãy kết bạn với toán học, "biết số" không bao giờ là thiệt.

31. Để tránh bị lừa, một vài công việc hãy bỏ tiền ra thuê người giám sát, số tiền này đáng để tiêu.

32. Dựa vào đầu tư để kiếm tiền, nhất định phải có ý thức ngăn chặn thua lỗ.

33. Làm ăn kinh doanh, đáng sợ nhất là không biết mình sai ở đâu.

Trí tuệ 7: làm ăn kinh doanh phải trông thời thế mà làm

34. Thời thế không tốt chưa chắc bạn đã không tốt, thời thế càng không tốt, nhiều khi ngược lại càng dễ kiếm tiền.

35. Xem trọng công việc thu thập tin tức.

36. Theo dõi sự lưu động của thời thế mọi lúc, ngắm chuẩn xu hướng tương lai.

37. Kẻ ra tay trước là kẻ mạnh.

38. Cố gắng nhìn trước vài bước để tránh mất tiền.
READ MORE
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020
no image

Ai làm được 10 điều này trước tuổi 30 là đã dự trữ được "kho báu đời người", trải qua đại dịch cũng không dễ gì lung lay

Những người tự mài giũa bản thân từ khi 20 tuổi, khi 30 tuổi sẽ có đủ bản lĩnh đối phó với mọi biến cố từ bên ngoài. Họ giống như sư tử, dù ở phương trời nào cũng trở thành chúa sơn lâm.

Đại dịch rồi sẽ qua đi, nhưng những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế xã hội nói chung sẽ còn lâu nữa mới hồi phục. Nhiều người mất việc, loay hoay với cuộc sống nhiều khó khăn... Trong chúng ta, không ai thích việc bỗng nhiên thất nghiệp, nhưng cũng chẳng ai dám đảm bảo việc mình sẽ giữ vững được vị trí công việc mãi mãi.

Rất nhiều người luôn muốn tìm kiếm và theo đuổi một công việc ổn định, có mllkk,ột mức thu nhập đều đặn. Bởi lẽ, sự ổn định thường đem đến cho người ta cảm giác an toàn, nhàn hạ. Thế những, trong thời đại ngày nay, công việc duy nhất từ đầu cho tới lúc nghỉ hưu là một điều gần như bất khả thi.

Thay vì đi tìm sự ổn định ở từ bên ngoài, chìa khóa cho sự ổn định thực sự đến từ chính năng lực của bản thân. Bí quyết là nâng cao năng lực cá nhân, bồi đắp bản lĩnh để đối phó với những điều mang tính không ổn định.

Đa số tất cả cuộc sống của chúng ta khi bước vào độ tuổi 30 sẽ gặp rất nhiều thay đổi quan trọng về sự nghiệp. Có những người bắt đầu chạm ngưỡng 30 tuổi đã gặp phải rất nhiều khủng hoảng, khó khăn về sự nghiệp. Nhưng cũng có những người khi bước vào tuổi 30 rất nhẹ nhàng vì thời trẻ họ đã có sự chuẩn bị rất tốt cho tương lai. Để chuẩn bị tốt nhất cho bước ngoặt tuổi 30, hãy ghi nhớ 10 điều quan trọng này:

Đừng chi tiêu nhiều tiền để học đại học nhưng không học chuyên môn

Hiện nay, có nhiều bạn trẻ thường có xu hướng thi vào nhưng trường đại học nổi tiếng, danh giá và theo học những ngành hot. Có người thì do sự sắp đặt, mong muốn của bố mẹ, có người thì chạy theo đám đông. Chính vì vậy, thường xảy ra tâm lý không yêu thích hoặc phát hiện không đủ khả năng theo học nhiều người chán ngành nghề, không chú trọng học chuyên môn.

Việc học không chú trọng chuyên môn sẽ gây ra lãng phí thời gian, số tiền lớn khi học các trường dành tiếng và có thể còn mang thêm một món nợ khi ra trường. Và sau khi tốt nghiệp đại học bạn không đủ khả năng làm việc trong ngành đã học vì vậy bạn sẽ phải mất một thời gian dài để tự học cách làm việc mới có thể ổn định kiếm tiền. Điều đó khiến cuộc sống của bạn càng áp lực. Tốt hơn hết, khi chọn ngành học đại học cần xác định ngành phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

Tránh nợ thẻ tín dụng

Nợ thẻ khi là sinh viên không phải là tình trạng hiếm xảy ra hiện nay. Nhiều bạn trẻ không thể kiểm soát thói quen chi tiêu và sống tiết kiệm vì thế đã có các khoản nợ từ khi còn là sinh viên. Mặc dù thẻ tín dụng rất tiện lợi, tuy nhiên nhiều người đã phải khốn đốn bởi các món nợ khi chưa có thu nhập ổn định. Việc sử dụng thẻ tín dụng hợp lý, cẩn thận chính là chìa khóa để quản lý tài chính trước khi không có khả năng kiếm tiền hoặc nền tảng kinh tế ổn định.

Học cách sống tiết kiệm

Nhiều người cho rằng khi ra tường đi làm, cuộc sống của họ đã tự do và bắt đầu sống buông thả hơn. Họ không có khái niệm quản lý tài chính, không tính đến việc tiết kiệm. Đó thực sự là suy nghĩ sai lầm, bởi mới bắt đầu đi làm bạn sẽ chưa va chạm với những khó khăn ngay. Nhưng sau một thời gian, nhu cầu cuộc sống, các khoản chi tiêu thay đổi, bạn cần lo cho gia đình hay xảy ra những biến cố..., những kho khăn bắt đầu xuất hiên.

Phương pháp tốt nhất chính là suy trì cuộc sống tiết kiệm, đơn gian, chi tiêu phù hợp với nhu cầu cần thiết và khả năng thu nhập của bạn.

Hiểu tầm quan trọng của kế hoạch nghỉ hưu

Ở ngưỡng tuổi 22, 23 để tính về kế hoạch nghỉ hưu có lẽ với nhiều người nó thực sự là quá sớm. Nhưng đó là việc cần thiết bạn cần phải làm, là bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Mặc dù chính phủ có các quy định phải trả bảo hiểm lao động hoặc các gói hỗ trợ khác nhưng khi về hưu, chúng ta không thể có được số tiền này một cách dễ dàng hoặc có thể sẽ bị giảm vì nhiều lý do khác...Vì vậy, lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tuổi già của bạn là một giải pháp cần thiết.

Có thêm nhiều nguồn thu nhập, phát triển nghề tay trái

Hiện nay, kinh tế xã hội phát triển nên mức sống của chúng ta cũng ngày một cao hơn, kéo theo đó là nhu cầu chi tiêu cũng tăng. Nếu chỉ trông chờ tiền lương của một công việc chính sẽ khiến việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày sẽ rất áp lực, gò bó. Không những thế bạn không thể tiết kiệm.

Khi rơi vào những tình huống bị động bất ngờ xảy ra bạn chỉ có thể bất lực. Vì thế chuẩn bị những công việc tay trái như kinh doanh online, kinh doanh nhỏ,... sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập, cuộc sống sẽ bớt thụ động và là công việc phòng bị chắn chắn khi bạn nhảy việc hay tạm thời thất nghiệp.

Mạnh dạn đảm nhận trách nhiệm cao cả

Khi làm việc, trước một dự án lớn nằm trong khả năng và sự cố gắng của bạn. Hãy dũng cảm đứng dậy, đối đầu với áp lực và nhận lấy cơ hội làm việc, cơ hội chứng minh sức mạnh của bản thân. Đây cũng chính là cơ hội giúp bạn học hỏi kinh nghiệm làm việc lớn. Nhà lãnh đạo sẽ nhìn nhận khả năng, cho bạn cơ hội phát triển và việc tăng lương trong tương lai là điều chắc chắn xảy ra.

Biết làm chủ thế mạnh của mình và cần có kĩ năng đàm phán

Khi bạn ở độ tuổi 20, bạn có thể sẽ kiếm ít tiền nhưng bạn sẽ không kiếm được một số tiền nhỏ như vậy mãi. Bạn cần đầu tư vào phát triển điểm mạnh của bản thân, trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức của nhiều lĩnh vực. Khi nắm trong tay thế mạnh của bạn thân, và cũng từ nền tảng kiến thức đó bạn sẽ có cơ sở để đàm phán để khai thác được đúng giá trị của bản thân và đấu tranh cho phúc lợi của chính mình.

Đừng ngại nhảy việc

Trước tuổi 30, nhảy việc là điều không thể tránh khỏi. Nhiều bạn trẻ thường ngại nhảy việc vì sợ thất nghiệp, sợ phải thay đổi môi trường... Nhưng tất cả những lý do đó đều không hề đúng. Còn trẻ bạn hoàn toàn có quyền nhảy việc khi có nhu cầu thay đổi môi trường làm việc, tăng lương, tìm mỗi trường hoặc công việc thích hợp, học hỏi để tự mở khởi nghiệp...

Tuy nhiên, nếu bạn nhảy việc nhiều thì điều đó có thể trở thành trở ngại cho sự nghiệp tương lai của bạn. Các công ty sẽ ngại tuyển dụng những nhân viên ít cam kết gắn bó với tập thể, bạn sẽ khó tìm được công việc ưng ý và dễ trở nên mất phương hướng. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ khi nhảy việc để tìm được công việc phù hợp thay vì cố gắng tồn tại một nơi bạn không hề yêu thích.

Biết cách từ chối

Đối với những người ở độ tuổi 20, điều khó khăn nhất là học cách “từ chối”. Họ thường khó có thể từ chối lời rủ rê của bạn bè, lời đẩy việc và nhờ vặt của đồng nghiệp... Chính vì không thể từ chối đã khiến bạn dễ gặp phải những khó khăn về tài chính, mâu thuẫn xã hội và công việc bạn làm hộ người khác đến ngập đầu. Hãy “học” cách “từ chối” để chủ động bảo vệ bản thân sự phức tạp của xã hội.

Lập ra những mục tiêu ngắn hạn cho bản thân

Như Lão Tử đã từng nói "Cuộc hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân". Bạn có thể bước bước đầu tiên trên cuộc hành trình giành chiến thắng của mình bằng cách đặt ra những mục tiêu cá nhân thực tế.

Bạn có thể đặt ra những mục tiêu rất lớn cho cuộc đời mình, nhưng làm thế nào để đạt được nó thì chưa nghĩ tới. Thay vì ngày ngày suy nghĩ về mục tiêu xa đó, hãy chia nhỏ thành những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn và nỗ lực để hoàn thành những mục tiêu nhỏ. Việc đó dễ dàng hơn nhiều và giúp bạn bước từng bước tới gần với mục tiêu của cuộc đời.

Theo Aboluowang
READ MORE
no image

Họp lớp đại học, tiền lương của bạn bè từ 5 triệu đến 500 triệu, tôi nhận ra: Không phải bạn không có năng lực kiếm tiền, mà là do bạn không dùng đúng cách!

Đọc sách, học hỏi, tăng giá trị bản thân, chỉ là phương tiện để chúng ta có thể đạt đến mục tiêu của mình. Khi bạn hoàn thiện phương tiện rồi, hãy nỗ lực hết mình, dùng nó đầu tư cho cuộc sống để đạt được mục tiêu.

Đừng để "tiền lương chết" liên lụy đến bạn

Cách đây một thời gian, vì tình hình dịch bệnh nên bỏ lỡ ngày họp lớp định sẵn mọi năm. Lớp trưởng lớp tôi liền đứng ra lôi kéo mọi người vào group lớp nói chuyện.

Mọi người đều khá là bất ngờ vì số lượng thành viên tham gia đông đúc nhất từ trước đến nay, có đến 35/38 bạn tham gia vào group chat. Sau đó đều đúc kết ra một nguyên do đó là ai nấy đều đang thực hiện cách ly xã hội, nên mọi người đều đang rất nhàm chán.

Nói chuyện một hồi, mọi người vẫn không bỏ qua được một chủ đề nhạy cảm mà nhiều người không muốn nhắc đến: Tiền lương, nhà cửa!

Cậu "Minh còi" dễ khóc trước kia giờ đã trở thành một người đàn ông trưởng thành, mạnh mẽ. Hình đại diện cậu ta để là hình chụp vợ cùng con gái.

Nghe nói bây giờ cậu ta đang làm việc trong bộ phận đầu tư của một công ty chứng khoán, thu nhập cố định, có một căn nhà riêng ở trung tâm thành phố, chỉ cần kéo rèm cửa sổ liền có thể ngắm nhìn được khung cảnh toàn thành phố.

Nghe qua, nhiều người chắc chắn đang mơ mộng được như thế!

Nhưng thực tế, cậu ta đang gánh trên lưng món nợ khổng lồ. Hằng tháng phải làm việc cực lực để trả tiền thế chấp mua nhà lúc trước.

Hoàng "phá phách" cũng đã có công ăn việc làm ổn định, nhiều người chê cười cậu ta chỉ giữ chức bán hàng ở một công ty điện tử tầm trung. Nhưng chỉ bạn bè thân thiết mới biết được mỗi đơn hàng cậu ta lấy được đều trên hàng chục tỷ. Tiền lương và hoa hồng đều không nhỏ.

Còn có một bạn học nữ khác, "mọt sách" từ trước, không nghe ai khuyên răn liền tự mình đổi ngành, còn tốn thời gian học lên tiến sĩ. Ai cũng bảo cô ấy làm việc vô dụng, nhưng hiện tại người ta đang là chuyên gia tư vấn tâm lý bên New York, đi máy bay chỉ ngồi khoang hạng nhất...

Ừm, thế còn những bạn còn lại thì sao?

Đa số đều đang mệt mỏi và lo lắng về mức lương chết của mình. Trước đây, họ còn dám chê khen công việc không có tiền đồ, giờ thì sau đợt dịch này ngay cả công việc kiếm được không còn chưa biết, nào dám nói gì.

Có vài người tham gia group chat cũng là vì để kéo quan hệ, nhờ vả, hỏi xin việc làm giúp.

Hơn 30 tuổi, vẫn phải đau đầu lo kiếm chén cơm suốt ngày. Nguyên tắc "ba không" mà họ cam chịu, thực sự khiến người ta đau lòng:

"Không có tiền, đồng nghĩa với việc không thể từ chức, không thể sinh bệnh, không thể mang thai!"

Có tiền mới có nhiều quyền quyết định!

Tôi có quen một cô gái làm y tá. Cô ấy đã làm được vài năm, mỗi đêm đều phải trực bệnh viện, nhưng thu nhập vẫn không cao.

Cô ấy từng nói với tôi, muốn xin chuyển ngành nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, bây giờ thời gian rảnh cô ấy đều dành để học thêm kế toán. Ngày nào cũng sống trong mệt mỏi và lo lắng.

Nghe qua rất giống vấn đề kinh điển mà nhiều người thường thắc mắc:

"Tốt nghiệp đã 5 năm, làm một công việc bình thường, nhận một mức lương chết, phải làm sao để thay đổi?"

Đọc qua ngàn bài viết, trăm lời khuyên, chục câu tư vấn, đều sẽ có đáp án là: Đọc nhiều sách, học hỏi thêm, làm tăng giá trị cho bản thân.

Tất cả điều này đều đúng, nhưng nhiều người lại lầm tưởng nó là mục tiêu.

Không phải!

Đọc sách, học hỏi, tăng giá trị bản thân, chỉ là phương tiện để chúng ta có thể đạt đến mục tiêu của mình.

Mục tiêu là gì?

Là tiền, là muốn kiếm được càng nhiều tiền để có nhiều quyền lựa chọn hơn cho cuộc sống.

Khi bạn hoàn thiện phương tiện rồi, hãy nỗ lực hết mình, dùng nó đầu tư cho cuộc sống để đạt được mục tiêu. Chứ không phải đọc vài quyển sách, học nửa vời, đã đòi hỏi nắm được nhiều tiền trong tầm tay.

Tiền tiết kiệm: Hiện tại không đáng nhắc tới, nhưng tương lai giá trị tuyệt vời

Lan, sinh năm 92, còn độc thân, giữ một chức vụ bình thường trong một công ty bình thường, là một cô gái không có gì nổi bật trong mắt người khác.

Từ sau tốt nghiệp đến nay, dù đã bạt mạng kiếm tiền, nhưng tài khoản tiết kiệm của cô ấy vẫn không dư đồng nào.

Độc giả này viết trong thư rằng:

"Ngoài việc mờ mịt về tương lai, tôi cũng bắt đầu thấy lo lắng, nhưng dùng cách nào cũng không thể thoát khỏi thực tại. Cuộc đời tôi như đang đi vào ngõ cụt, tôi thấy công việc thật nhàm chán, đời mình thật tầm thường. Tôi càng ngày càng không thích công việc hiện tại, nhưng lại không dám từ chức."

Cô gái này là người luôn tích cực làm việc, chỉ có một thói quen xấu duy nhất: cuồng mua sắm.

Bức thư này tôi nhận được từ năm trước, lúc đó, tôi đã đề nghị cô ấy học cách bỏ thói quen xấu này, đừng tiêu tiền quá tay, nên tiết kiệm tiền để dùng nó lên kế hoạch cho cuộc sống.

Hiện tại, Lan nói với tôi, cô ấy đã xin nghỉ việc, dùng khoản tiền tiết kiệm được mướn một căn phòng nhỏ để làm studio – công việc mà cô ấy yêu thích.

Căn phòng không đẹp, cũng không nằm ở mặt tiền, nên giá thuê khá rẻ, cô ấy chỉ tốn một khoản chi phí ban đầu mua vật dụng, việc trang trí thì cô ấy tự tay làm hết.

Được làm công việc yêu thích, không cần chịu áp lực công việc cũ, có sẵn số vốn trong tay... Tất cả mọi thứ khiến cô ấy có niềm tin hơn vào cuộc sống, mà những điều đó đều nhờ vào việc tự chủ đầu tư tài chính của cô ấy.

Hãy tự kiểm soát thu nhập hằng tháng, tự đặt ra một mức chi tiêu thích hợp, tự giác tiết kiệm, tự chủ đầu tư tài chính, tự khám phá một phương diện mới của bản thân. Bạn sẽ không còn thấy mờ mịt về tương lai nữa.

Dám đối mặt thử thách, mới có thành công vang dội!


READ MORE
Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020
no image

(VNF) - TTCK Mỹ thời gian qua chứng kiến làn sóng tăng điểm mạnh mẽ bất chấp những dự báo rất xấu về sức khỏe nền kinh tế. Tại TTCK Việt Nam, tình hình cũng diễn biến tương tự. Trong nhiều ý kiến đưa ra để lý giải cho sự khác thường này, VietnamFinance trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một bài viết của tác giả Edward Iftody đăng trên nền tảng blog Medium có tựa đề "The Great Bull Trap of 2020", tạm dịch là " 'Đại bull-trap' năm 2020".

'Đại bull-trap' năm 2020

'Đại bull-trap' năm 2020 (Ảnh minh họa)

Edward Iftody cho rằng làn sóng khác thường này là một "bẫy tăng giá khổng lồ" (hay "đại bull-trap"), có phần tương tự năm 1929. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
* * *
"Con số thất nghiệp kỷ lục được công bố và thị trường đi lên. Tỷ lệ tử vong gia tăng và lan truyền trong cộng đồng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, thị trường vẫn đi lên. Những tuyên bố đáng báo động rằng bệnh nhân có thể bị tái nhiễm sau khi chữa khỏi, thị trường vẫn đi lên.
Nếu bạn còn băn khoăn, điều đó là tốt. Các nhà đầu tư, chuyên gia và các nhà phân tích của CNBC giờ đây hoàn toàn bị bối rối trước hành động của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây.
Hôm nay, tôi sẽ đưa ra 5 lý do tại sao tôi tin rằng chúng ta đang ở đâu đó giữa một cú bull-trap khổng lồ (hay cuộc nổi dậy của thị trường gấu), rất giống với những gì đã xảy ra vào cuối năm 1929 và tại sao sắp tới, chúng ta có thể chứng kiến cơ hội mua vào hiếm hoi trong cuộc đời.

Tại sao thị trường tăng?

Một số chuyên gia vẫn nghĩ rằng tất cả các tin tức xấu đã được phản ánh vào giá và chúng ta đang trong giai đoạn đầu tiên của sự phục hồi hình chữ “V”. Kết cục này đang ngày càng khó xảy ra khi ngày càng có nhiều tin tức kinh tế được công bố hơn.
Những lý do tôi nghĩ rằng khiến thị trường nhanh chóng tăng điểm:
Thứ nhất, các khoản lương hưu và quỹ phòng hộ sẽ phân bổ lại lợi nhuận từ thu nhập cố định vào các cổ phiếu bị bán quá mức trong bối cảnh lãi suất được cắt giảm ở mức chưa từng có.
Tiếp đến là sự lạc quan của thị trường khi một số lượng tiền khổng lồ được bơm vào các nền kinh tế trên thế giới thông qua các gói hỗ trợ.
Cùng với đó, hiện nay, tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến sự kết hợp giữa việc người bán khống cắt lỗ và hiệu ứng FOMO (Fear of missing out – sợ bỏ lỡ cơ hội).
Những cuộc “nổi dậy” trong thị trường gấu rất khó hiểu và hiệu ứng FOMO thường thu hút các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, mỗi ngày trôi qua, ngày càng nhiều nhà phân tích và chuyên gia đi đến sự đồng thuận rằng chúng ta đang trong quá trình phục hồi lâu dài.
Tuy nhiên, hiện giờ tôi lại cho rằng chúng ta nên chuẩn bị cho một thị trường giảm điểm sâu, kéo dài nhiều tháng, có thể trong phần còn lại của năm 2020 và có thể còn hơn thế nữa.
Đúng là không có thị trường gấu nào giống hết nhau, nhưng nhìn lại các mô hình lịch sử cũng giúp chúng ta đưa ra một số ý tưởng trong tương lai.
Hãy nhìn vào mô hình năm 1929. Có một sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa 100 ngày đầu tiên của thị trường gấu năm 1929 và năm 2020. Trong cả hai trường hợp, đã có một sự lao dốc đột ngột, sau đó là sự phục hồi đáng kể trong thời gian tương đối dài.
Một khác biệt giữa các sự kiện là vào năm 2020, có vẻ như công nghệ giao dịch và truyền thông hiện đại đang khiến các sự kiện diễn ra nhanh hơn gần gấp đôi so với năm 1929. Chỉ trong 30 ngày, chúng ta đã hoàn tất cú lao dốc đầu tiên và bắt đầu hồi phục. Trong khi đó, năm 1929 mất khoảng 50 ngày.
Cú bull-trap năm 1929 kéo dài trong khoảng 100 ngày rồi đảo chiều. Nếu chiếu theo mô hình này, chúng ta có thể chỉ còn vài tuần hoặc thậm chí vài ngày nữa là hoàn thành cú bull-trap và tiếp tục rơi vào thị trường gấu dài hơn, tàn bạo hơn và cũng là lúc tạo ra cơ hội mua tuyệt vời.
Đường màu đỏ là đại khủng hoảng năm 1929. Đường màu xanh là đại suy thoái năm 2007
Diễn biến Dow Jones cập nhật đến ngày 17/4/2020

Đánh giá nhanh về vụ sụp đổ năm 1929

Tất nhiên, lịch sử vang vọng hơn là lặp lại. Các tác nhân gây ra sự sụp đổ trên thị trường là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu để viết bài này, tôi đã bị ấn tượng bởi sự tương đồng đáng báo động giữa năm 1929 và năm 2020 khiến tôi tin rằng đang có một cái bẫy tăng giá.
Thế chiến
Trong Thế chiến thứ nhất, trái phiếu tự do đã được giới thiệu ra công chúng và thậm chí được người nổi tiếng như Charlie Chaplin tán thành, để giúp tài trợ cho chiến tranh. Nhiều người mua trái phiếu chiến tranh vì nghĩa vụ với đất nước.
Trái phiếu này được Kho bạc Hoa Kỳ đảm bảo thanh toán lãi cứ 6 tháng một lần.
Mặc dù không phổ biến rộng rãi với công chúng đầu tư nhưng cuối cùng, trái phiếu tự do cũng đã được giới thiệu tới những người bình thường ý tượng về đầu tư các khoản tiết kiệm và nhận về tiền lãi.
“Những năm 20 gầm thét”
Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, đã có sự mở rộng kinh tế và thiết lập sự giàu có, được gọi là “những năm 20 gầm thét”. Theo thời gian, công chúng được giới thiệu về đầu tư chứng khoán và mọi người bắt đầu có sở thích kiếm tiền dễ dàng thông qua các cổ phiếu được giao dịch công khai. Đến cuối những năm 1920, có sự đồng thuận lớn rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng mãi mãi.
Công chúng vẫn còn tương đối lạ lẫm với đầu tư, nhưng nhiều nhà đầu tư nghiệp dư đã rót tiền vào thị trường trong lúc thị trường tăng, một số đã tạo ra thành quả trước khi thị trường giá lên kết thúc sau 9 năm hoạt động mạnh mẽ.
Ngày thứ Năm đen tối
Đầu năm 1929, đã có những dấu hiệu tiêu cực trong nền kinh tế khi sản lượng tiêu thụ thép và ô tô giảm dần, trong khi nợ tiêu dùng tiếp tục tăng do tiêu chuẩn tín dụng thấp. Tuy nhiên, thị trường đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo và tiếp tục tăng cho đến tháng 9/1929.
Chỉ mới có một tháng đầu tiên mà nhiều người tham gia thị trường đã cho rằng đây là một đợt “điều chỉnh lành mạnh”. Mặc dù có sự phục hồi ngắn, nhỏ, biến động trên thị trường ngày một tăng. Ngày 24/10/1929, ngày thứ Năm đen tối – thị trường đã giảm 11%.
Các nhân viên ngân hàng nổi tiếng ở Phố Wall đã gặp nhau để cố gắng tìm ra cách lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và tạm dừng việc bán tháo cổ phiếu. Họ quyết định gom một lượng lớn tiền từ ngân hàng để mua cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chip. Thị trường tạm thời phục hồi.
Ngày 28/10/1929, là ngày thứ Hai đen tối – thị trường giảm gần 13%. Một lượng lớn tiền mặt đã được đưa vào thị trường bởi các chủ ngân hàng nổi tiếng – bao gồm cả Rockefeller – tuy nhiên, hành động bán cuối cùng cũng không thể dừng lại được và thị trường chứng khoán tiếp tục sụp đổ cho đến giữa tháng 11.
Mặc dù sự lao dốc ban đầu gây sốc nhưng những gì tiếp theo hóa ra còn tồi tệ hơn. Thị trường đã phục hồi khoảng 50% trong một đợt tăng giá trong vòng 5 tháng trước khi trượt xuống mức thấp nhất, từ tháng 4/1930 đến ngày 8/7/1932. Tổng mức giảm của thị trường là 90% từ đỉnh.

5 lý do vì sao chúng ta có thể sớm nhìn thấy cơ hội mua vào hiếm hoi trong cuộc đời

Cuộc “nổi dậy” trên thị trường hiện tại và các điều kiện kinh tế cơ bản có chung một số điểm tương đồng đáng chú ý với cuộc “nổi dậy” diễn ra vào cuối năm 1929, đầu năm 1930.
1. Nợ
Thị trường đã tăng giá đều đặn để từ cuộc đại suy thoái 2007 – 2009. Các nhà đầu tư đã kiếm được rất nhiều tiền, ngay cả nhà đầu tư mới cũng tự tin đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn bao giờ hết.
Mặc dù suy thoái kinh tế đã được dự đoán rộng rãi vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, động thái cắt giảm thuế của Tổng thống Trump đột nhiên khiến đầu tư trở thành một trò chơi không thua lỗ. Giá cổ phiếu tăng tốc cho đến mua thu năm 2019, đến giữa tháng 2/2020, sự trượt dốc bắt đầu xảy ra do lo ngại về đại dịch.
Thật không may, giống như “những năm 20 gầm thét”, nợ hộ gia đình hiện giờ rất cao, cao hơn cả cuộc suy thoái năm 2007. Nợ quốc gia cũng cao chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai và vẫn đang tăng nhanh. Nhiều hộ gia đình thậm chí không thể trang trải ngay cả khi được hỗ trợ 400 USD.
Mọi thứ đã diễn ra theo một cách kỳ lạ. Tại sao chúng ta lại phải thế chấp thêm và trả nợ với lãi suất thấp khi mà bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn nhiều trên thị trường chứng khoán?
Với tất cả mọi người đang thực hiện “giãn cách xã hội”, các khoản nợ của các hộ gia đình có thể sẽ sớm vỡ nếu họ không thể quay trở lại làm việc trong tương lai gần. Không có nguồn thu nhập đáng tin cậy, nhiều hộ gia đình sẽ phải bán các tài sản có đòn bẩy quá cao, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ và bất động sản – bất kể mọi điều kiện thị trường.
Tình hình nợ quốc gia của Mỹ
Không chỉ các hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp cũng đang gánh quá nhiều nợ. Ngay cả khi thị trường tăng trưởng hoành tráng, nhiều nhà kinh tế như Nouriel Roubini đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tín dụng sắp xảy ra. Hiện giờ, đối mặt với một cú sốc kinh tế đột ngột, rõ ràng nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ nếu không có sự hỗ trợ tài chính đáng kể hơn.
2. Các gói hỗ trợ tài chính hoành tráng
Giống như các nhân viên ngân hàng đã làm trong vụ sụp đổ thị trường năm 1929, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cung cấp gói hỗ trợ tài chính chưa từng có trong nỗ lực trấn an và hỗ trợ thị trường.
Mặc dù việc can thiệp tài chính phần nào giúp loại bỏ rủi ro đóng băng tín dụng nhưng trớ trêu thay, nó cũng làm tăng thêm sự không chắc chắn bằng cách làm "mờ" đi việc phát hiện rủi ro. Ví dụ, Boeing có được cứu trợ không? Câu trả lời ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Theo cách tương tự, một sự can thiệp tài chính cũng làm lu mờ đi các quyết định kinh doanh quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ví dụ, các khoản trợ cấp tiền lương cho doanh nghiệp nhỏ không diễn ra suôn sẻ. Đã có những video trên YouTube được tạo ra bởi các chủ doanh nghiệp nhỏ nêu chi tiết về cuộc đấu tranh của họ nhằm tiếp cận được gói hỗ trợ tài chính – trái với sự đảm bảo của chính phủ.
Có vẻ như các ngân hàng không sẵn lòng hoặc không thể gia hạn các khoản vay do chính phủ bảo trợ cho các doanh nghiệp nhỏ. Một số suy đoán cho rằng đó là vì không có đủ lợi ích tài chính cho các ngân hàng để họ nhận về công việc mang tính hành chính này.
Hiện chúng ta đang phải đối mặt với sự không chắc chắn liên quan đến sự sẵn có của các khoản vay để tài trợ tiền lương, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với tình trạng khó xử trong việc giữ lương cho nhân viên và hy vọng các khoản vay sẽ được gia hạn hoặc sa thải nhân viên, hủy bỏ hợp đồng thuê thương mại và cố gắng tích trữ bất kỳ khoản tiền mặt nào mà họ còn có thể để cứu lấy doanh nghiệp mà họ đã mất nhiều năm để xây dựng.
3. Lượng thất nghiệp cao lịch sử
Chỉ trong vài tuần, hàng triệu người trên toàn thế giới đã hoặc sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Một số nhà kinh tế tin rằng con số thất nghiệp cuối cùng có thể cao hơn cả cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
Thất nghiệp hàng loạt một cách đột ngột tạo ra hiệu ứng domino. Các chủ nhà đang phải đối mặt với một số lượng đáng kể người thuê từ chối trả tiền nhà. Theo tờ New York Times, khoảng 31% người thuê nhà không thể trả tiền nhà.
Chủ bất động sản thương mại trên toàn thế giới có thể gặp nhiều rắc rối hơn. Nhiều người không sẵn sàng trả tiền thuê trong thời gian chính phủ yêu cầu đóng cửa.
Ngay cả khi sự đình trệ này kết thúc sớm, không có nhà khoa học đáng tin cậy nào khẳng định rằng chúng ta có thể loại bỏ được việc “giãn cách xã hội” mà không để xảy ra nguy cơ tái bùng phát. Có vẻ như rõ ràng, các chủ nhà ở cũng như bất động sản thương mại sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính đáng kể trong tương lai gần.
Đến giờ, mọi thứ có vẻ chắc chắn, một số sẽ rơi vào phá sản.
4. Sự suy giảm tiêu dùng dài hạn
Giống như năm 1930, một số lượng lớn người thất nghiệp trong thời gian dài cuối cùng sẽ dẫn đến việc giảm đáng kể hoạt động kinh tế trong thời gian dài do sự cung cầu đều bị phá hủy đáng kể.
Các doanh nghiệp không thiết yếu trên toàn thế giới đang phải đối mặt với việc chấm dứt kinh doanh hoàn toàn theo lệnh từ chính phủ và khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Nhà hàng, khách sạn và nhiều doanh nghiệp ngành dịch vụ khác phải đối mặt với mối đe dọa kinh doanh nghiêm trọng và hoàn toàn bất ngờ.
Ngay cả khi việc đóng cửa được nới lỏng, mọi người vẫn có nguy cơ bị cách ly trên tàu du lịch. Mọi người có nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài vì một kỳ nghỉ. Các nhà hàng buộc phải chỉ cung cấp dịch vụ hoặc chỉ cho phép một số lượng khách ít hơn đáng kể trước đây vào dùng bữa trong nhà hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận.
Khi điều này kéo dài hàng tháng trời, kể cả khi được hỗ trợ thì một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp này cuối cùng cũng sẽ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Điều này có thể khiến một số lượng lớn chủ bất động sản phải đối mặt với nguy cơ tài sản dừng sinh lãi và có lẽ sẽ buộc hàng triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, khiến cho hoạt động tiêu dùng diễn biến xấu đi.
5. Triển vọng sớm có vaccine ngày càng xa vời
Donald Trump muốn mọi người trở lại làm việc vào lễ Phục Sinh. Shinzo Abe tin rằng có thể cứu Thế vận hội mùa hè. Có vẻ như ban đầu không có nhà lãnh đạo nào lắng nghe các nhà khoa học.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiếp tục lặp đi lặp lại cảnh báo: giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly. Dù vậy, nếu không có vaccine, sẽ không có giải pháp lâu dài để khắc phục những tác động kinh tế do đại dịch gây ra.
Mặc dù các nhà lãnh đạo thế giới dường như hiểu được mức độ nghiêm trọng của loại virus này, nhưng tôi không nghĩ rằng tất cả trong số họ đồng ý với thực tế là rất lâu mới có thể tìm ra vaccine. Tiến sĩ Fauci đã nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không có vaccine trong vòng một năm hoặc 18 tháng. Gần đây, tôi đã nghe một số bác sĩ và các nhà lãnh đạo như Bill Gates nói rằng chúng ta có thể phải chờ 18-24 tháng hoặc lâu hơn để vaccine có mặt trên toàn cầu.
Một tài liệu gần đây bị rò rỉ trên tờ New York Times cho thấy chúng ta sẽ phải duy trì việc đóng cửa một phần trong nhiều tháng nếu không muốn chứng kiến sự gia tăng đột biến về số người chết. Đóng cửa một phần suốt 12 tháng sẽ là điều khủng khiếp với nền kinh tế thế giới. 24 tháng sẽ phá hủy hoàn toàn.

Lịch sử sụp đổ và phục hồi của thị trường chứng khoán

Những thị trường chứng khoán lớn giảm mạnh thường mất nhiều năm để phục hồi. Vì sao lần này sẽ khác?
Diễn biến TTCK trong đại suy thoái năm 2007
TTCK Mỹ (giai đoạn 1925 - 1955) trải qua đại khủng hoảng năm 1929 với cú bull-trap là phần khoanh màu đỏ
Ngày thứ Hai đen tối năm 1987 và sự phục hồi sau đó

Vài lời sau cùng

Khó có thể bỏ qua những điều kiện tiên quyết gây ra sự sụp đổ vào năm 1929 và tạo ra cú bull-trap khổng lồ. Những điều tương tự cũng xuất hiện vào năm 2020.
- Quá nhiều đòn bẩy.
- Quá nhiều nhà đầu tư hào hứng.
- Quá nhiều niềm tin vào các nhà hoạch định chính sách.
Một số người có thể lập luận rằng các công cụ tài chính mà chúng ta dùng để chống lại suy thoái đã được thiết lập sau một chặng đường dài kể từ vụ sụp đổ năm 1929 và tin rằng cuối cùng, sự can thiệp tài chính sẽ cứu chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả khi công cụ tài chính của chúng ta hiện nay vượt trội hơn năm 1929 thì dường như vào năm 2020, chúng ta lại bị một cơn bão hoàn hảo tấn công. Ngoài tất cả những vấn đề tương tự mà chúng ta đã lặp đi lặp lại từ năm 1929, chúng ta còn có:
- Thất nghiệp kỷ lục do ngừng hoạt động kinh tế đột ngột.
- Mức nợ kỷ lục trở nên hoàn toàn không bền vững khi nền kinh tế đột ngột dừng lại.
- Một loại virus hiện không thể chữa được khiến cho việc tái khởi động nền kinh tế trở nên rất khó khăn.
FED và Quốc hội Mỹ đã làm việc chăm chỉ để củng cố thị trường tín dụng và Jay Powell nói rằng FED vẫn còn nhiều "đạn dược" để chống lại sự suy thoái này. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những nỗ lực cuối cùng có thể trở thành vô ích nếu như chúng ta không thể sớm tìm thấy vaccine.
Nếu tôi như đang nói chuyện với một người bạn, tôi có lời khuyên thận trọng với hiệu ứng FOMO ở thời điểm này – không đuổi theo sự “nổi dậy”. Còn có rất nhiều rủi ro. Tại sao không đứng bên lề bây giờ? Nếu hóa ra chúng ta đang ở giữa cuộc “đại bull-trap” của năm 2020 thì sự kiên nhẫn sẽ được đền đáp bằng một trong những cơ hội mua vào hiếm có nhất trong đời. Nếu tôi sai và chúng ta bắt đầu bằng một thị trường tăng giá mới, gần như chắc chắn sẽ có điểm mua vào tốt trong tương lai gần.
Tiết lộ: Tôi đang giữ khoảng 95% tiền mặt khi tôi xuất bản bài viết này. Vui lòng tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.".

READ MORE
no image


Trên phố Wall, Jean-Marie Eveillard được đánh giá là người có những lời khuyên ảnh hưởng nhất đối với những nhà đầu tư "tư nhân nhỏ" bởi dịch vụ tư vấn tài chính của ông đã giúp đã hàng chục nghìn nhà đầu tư cá nhân xây dựng phương pháp và chọn lọc doanh nghiệp tốt trong đầu tư.

Jean-Marie Eveillard (sinh năm 1940) là một doanh nhân, nhà đầu tư nổi tiếng tại người Pháp. Ông được sinh ra ở Poitiers, một ngôi làng nhỏ nước Pháp vào năm 1940 trong một gia đình công nhân nghèo thời đó. Ông lớn lên, trưởng thành, học phổ thông và đại học chuyên ngành kinh tế tại chính đất nước Pháp xinh đẹp.

Năm 1970, ông cùng gia đình chuyển đến Hoa Kỳ, Eveillard đã đảm nhận vị trí việc lại đầu tiên tại quỹ đầu tư quốc tế SoGen (SoGen International Fund) với tư cách là nhà phân tích, người quản lý danh mục đầu tư. Trong suốt thời gian làm việc tại quỹ SoGen, ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn danh giá. Bắt đầu vào năm 2009, ông đồng thời nhận thêm vai trò cố vấn cao cấp cho quỹ đầu tư First Eagle.

Trong suốt 50 năm đồng hành cùng thị trường chứng khoán, vào năm 2001 ông được mệnh danh là " Nhà quản lí quỹ đầu tư thành công" và chỉ 8 năm sau đó, ông nhận thêm giải thưởng "Nhà quản lý quỹ thập kỷ của thị trường chứng khoán Mỹ ". Năm 2003, Eveillard đã nhận thêm một giải thưởng danh giá nữa là "Nhà quản lí quỹ có thành tựu bền vững".

Ngoài vai trò là cố vấn cấp cao, Eveillard tiếp tục là thành viên của Hội đồng quản trị của Quỹ First Eagle và Phó chủ tịch cấp cao của First Eagle Investment Management, LLC. 5 năm sau đó, Eveillard tham gia vào công tác giảng dạy, nhận vai trò giáo sư giảng dạy thực hành chuyên nghiệp trong khoa kinh tế đầu tư của trường đại học kinh doanh Columbia.

Trong giai đoạn điều hành quỹ đầu tư và tư vấn khách hàng, ông đều có thành công rực rỡ với tỷ suất sinh lời trên 32%/năm. Trên phố Wall, ông được đánh giá là người có những lời khuyên ảnh hưởng nhất đối với những nhà đầu tư "tư nhân nhỏ" bởi dịch vụ tư vấn tài chính của ông đã giúp đã hàng chục nghìn nhà đầu tư cá nhân xây dựng phương pháp và chọn lọc doanh nghiệp tốt trong đầu tư.

Ông tin tưởng rằng con đường dẫn tới thành công đích thực trên thị trường chứng khoán đó là cống hiến toàn bộ thời gian và tâm trí cho công việc này bởi đây là một môi trường đầy những thách thức to lớn.

[Quy tắc đầu tư vàng] NĐT đạt tỷ suất sinh lời trung bình 32%/năm nhờ trung thành với chiến lược tìm những công ty trước khi nó thành công - Ảnh 1.
Nếu như dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu về chứng khoán, nhà đầu tư sẽ tìm ra được những quy luật của chu kỳ thị trường và cổ phiếu. Ông cho rằng thị trường chứng khoán không quyết định sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nhưng lại phản ánh bộ mặt của nền kinh tế.

Khả năng hiểu và đưa ra quyết định phù hợp với xu hướng thị trường là một kỹ năng bắt buộc. Ông tin rằng giá cổ phiếu phản ánh sự thật về nền kinh tế và rằng tâm lý quá lạc quan, được thấy rõ khi giá cổ phiếu tăng cao, thậm chí nguy hiểm hơn so với tâm lý bi quan bởi vì khi quá lạc quan bạn sẽ không thận trọng nữa.

Những lời khuyên cụ thể trong đầu tư mà ông chia sẻ như sau:

Biết tận dụng các xu thế thị trường

Một đặc điểm khác của các nhà đầu tư thành công theo ông là họ luôn biết lấy các xu thế thị trường để làm lợi cho mình. Một nhà đầu tư bình thường sẽ hoảng loạn khi thị trường biến động, nhưng một nhà đầu tư chuyên nghiệp lại rất nóng lòng chờ đón điều đó. Đơn giản vì họ có thể kiếm tiền từ việc này. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư giao dịch thành công thường có nguyên tắc rút khỏi thị trường khi họ giao dịch không phù hợp với xu hướng thị trường thay vì cố gắng tiếp tục giao dịch trên thị trường khi nguy hiểm.

Kết hợp giữa đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị để tìm ra cổ phiếu của các công ty nhỏ, tăng trưởng trước khi nó thành công và trở thành công ty lớn (còn gọi là hidden gem - viên ngọc ẩn dấu).

Công cụ chính mà ông phát minh ra và phổ biến để tìm kiếm loại cổ phiếu này là tỷ lệ PEG (so sánh P/E của một công ty với tốc độ tăng trưởng dự kiến hoặc ước tính của thu nhập mỗi cổ phiếu).

Ông nhận ra rằng, tỷ lệ P/E cao không đồng nghĩa với việc cổ phiếu đó đắt nếu tăng trưởng thu nhập của nó cũng cao và ngược lại. Ví dụ, nếu cổ phiếu của một công ty có mức P/E tương đối cao là 30 nhưng lợi nhuận của nó được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 30%, thì nó sẽ có PEG là 1, và đây là một tỷ lệ tốt để đầu tư. Ngày nay, tỷ lệ PEG đã được các nhà phân tích đầu tư sử dụng rất rộng rãi.

Nhà đầu tư nên thiết lập giới hạn lên mức giá sẽ trả cho một cổ phiếu, tính theo lợi nhuận trung bình trong khoảng 7 năm.

Gợi ý của ông nhà đầu tư hãy giới hạn mức giá trả cho một cổ phiếu là bằng áng chừng tầm 25 lần số lợi nhuận trung bình trong 7 năm, và không quá 20 lần cổ tức của giai đoạn 12 tháng gần nhất. Nếu nhà đầu tư cá nhân chú ý điều này sẽ giúp tránh cho việc mua nhầm các cổ phiếu đang bị định giá quá cao so với thực tế.

Hãy chọn công ty có thành tích liên tục về việc chi trả cổ tức đều đặn

Cổ tức chính là cam kết của công ty đối với các cổ đông. Chính vì vậy nhà đầu tư cá nhân hãy chọn các công ty có lịch sử chi trả cổ tức đều đặn từ 10-20 năm liên tục trong lịch sử quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

Nhìn thật kĩ báo cáo tài chính trong 5 năm liên tiếp để ra quyết định lựa chọn

Theo ông, một cổ phiếu được chọn khi báo cáo tài chính 5 năm liên tiếp tới thời điểm khuyến nghị trên báo cáo đều phải có lãi, không năm nào có lỗ. Nếu trong vòng 5 năm trước công ty có lợi nhuận sụt giảm tại năm nào đó thì nó phải đạt được mức cổ tức cao nhất trong năm gần nhất. Điều này chứng tỏ công ty đang thật sự có động lực để tăng trưởng.
READ MORE
no image

Có một câu chuyện hài hước về lợi ích của việc đọc sách như sau. Trong Tam Quốc, đến đoạn kết nghĩa vườn đào, Quan Vũ cất lời:
“Quan mỗ ta tuy chỉ là một kẻ học võ, nhưng cũng hiểu đôi chút về hai chữ Trung Nghĩa. Giống như chim chọn cành đắc được cây tốt, kẻ hạ thần tìm kiếm chủ gặp được minh quân, coi như đã thỏa nguyện trong cuộc đời của Quan mỗ. Từ nay về sau, mệnh của Quan mỗ là mệnh của Lưu huynh, thân thể của Quan mỗ là thân thể của Lưu huynh, mọi sự tùy huynh định đoạt, quyết chẳng dám hai lòng!”
Trương Phi đứng bên cạnh nói: “Ta cũng vậy!”
Quan Vũ tiếp lời: “Ta thề cùng huynh chung hoạn nạn, bầu bạn tới cuối đời, sinh tử có nhau!”
Trương Phi lại nói: “Ta cũng vậy!”
Một tản mạn hài hước về chuyện đọc sách
Quan Vũ nói tiếp: “Nếu làm trái lời này, Trời và người cùng phanh thây!”
Lần thứ ba Trương Phi vẫn nói: “Ta cũng vậy!”
Quan Vũ đọc sách nên có thể xuất khẩu thành văn, Trương Phi không đọc sách nên chỉ có thể nói: “Ta cũng vậy!”
Từ xưa đến nay, những người có thành tựu trên con đường học vấn và sự nghiệp, hầu như không một ai là người không thích đọc sách.
Tô Đông Pha bị đày tới Hải Nam, không mang sách vở theo người, nhưng thường nhẩm sách, chép sách trong căn lều cỏ cũ nát.
Vương Dương Minh bị đày tới Long Trường, vốn là mảnh đất ô yên chướng khí, con người phải giành giật sự sống, nhưng ông vẫn không quên nghiên cứu “Kinh Dịch”.
Tăng Quốc Phiên nửa đời binh đao, trên đường hành quân, dẫu bận rộn, cũng tranh thủ thời gian đọc sách.
Đọc sách là con đường ngắn nhất giúp một người nâng cao cảnh giới của bản thân.
Mở một cuốn sách hay, chúng ta có thể thu lượm được những tri thức chưa từng biết, hiểu được những kiến giải khác nhau, thậm chí có thể lắng nghe cảm ngộ nhân sinh của các bậc trí giả.
Sách giúp con người mở mang tầm mắt, vun đắp động lực tinh thần, khiến tâm hồn trở nên khoáng đạt, tầm nhìn cao xa, nội tâm phong phú.
Đọc sách là đang tiếp cận với bầu trời rộng lớn hơn, kết giao với những tâm hồn vĩ đại hơn, khiến cảnh giới không ngừng thăng hoa.
Đọc sách là sự đầu tư ít nhất, cũng là bậu cửa thấp nhất dẫn tới sự cao quý. Bất cứ khi nào cũng chớ ngừng đọc sách. Hãy khiến việc đọc sách trở thành một thói quen, một niềm vui thích, thậm chí là một lối sống.
Lần giở trang sách, nơi nơi đều là tịnh thổ, khép lại trang sách, trong lòng khắp nẻo đều là núi sâu.
Thiên Cầm
READ MORE